3 cách ứng xử khôn ngoan trước những lời chỉ trích

Sự thật là trên đời không có người hoàn hảo, đó là lý do vì sao luôn có một số người tìm ra những sai sót, lỗi lầm để chỉ trích điều mà bạn làm. Nói một cách công bằng, chẳng ai thích nghe những lời chỉ trích cả.


Nhưng thật không may mắn rằng bạn sẽ chả bao giờ có thể tránh khỏi những lời chỉ trích. Tuy nhiên, nếu phản ứng tốt trước những lời chỉ trích, bạn sẽ nhận được rất nhiều thứ mà bạn không ngờ đến, bao gồm những bài học vô cùng quý giá. Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong quá trình trưởng thành, chính là học cách "sống chung" với những lời chỉ trích.

Hãy nói: "Cảm ơn"

Khi nghe một ai đó nói điều không tốt về bản thân, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là chế ngự những cảm xúc tiêu cực và tự nhủ rằng: mỗi người đều có quyền đưa ra ý kiến cá nhân của riêng họ.

Nếu một người nào đó đưa ra lời nhận xét không tốt về bạn, điều đó có nghĩa là họ muốn bạn trở nên tốt hơn thì họ mới nói.

Bởi việc đưa ra những lời nhận xét không tốt chẳng phải là điều dễ dàng nhưng vì họ yêu quý chúng ta, luôn muốn chúng ta trở nên tốt hơn mà thôi.

Thay vì cảm thấy tức tối, bạn nên quý trọng những người bạn/người thân như vậy hơn những người lúc nào cũng xem như không có chuyện gì xảy ra trước những hành động dù xấu dù tốt của chúng ta.

Hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của người khác và hình dung xem những lời phê bình đó sẽ giúp được gì cho bạn hay không?

Khi một ai đó đang cố chỉ ra cho bạn những điều chưa đúng, họ mong đợi một phản ứng tích cực chứ không phải im lặng hoặc bỉu môi mặc kệ.

Vậy nên, phản ứng đầu tiên trước những lời chỉ trích là nên im lặng, lắng nghe hết sự việc; sau đó mới nói lời "cảm ơn" hoặc bày tỏ thái độ.

Kết quả hình ảnh cho chỉ tríchTrong lúc nghe bạn có thể phân tích lời nhận xét đó đúng hay sai; rồi bình tĩnh thảo luận lại vấn đề với đối phương. Nếu những gì họ nói là đúng, bạn nên thành khẩn nhận lỗi.

Nếu sai hoặc có hiểu nhầm gì đó, bạn nên giải thích rõ ràng. Việc bày tỏ thái độ tích cực làm cho họ cảm thấy mình được tôn trọng hơn.

 "Nhưng..."

Tuy nhiên, không phải tất cả những lời chỉ trích đều đúng hoặc mang tính xây dựng. Vì vậy, điều quan trọng bạn phải có tiếng nói riêng.

Điều này có nghĩa là nên tập trung vào những thông tin khách quan, không cố gắng chứng tỏ cái tôi của bản thân hay tìm lý do biện minh cho chính mình.

Bởi bản chất của con người luôn tin vào những điều mình muốn tin và thỉnh thoảng lại có thành kiến không đâu. Trong những trường hợp như thế, hãy dằn cơn tức giận xuống để có thể tỉnh táo đưa ra ý kiến của bản thân, không chỉ trích ngược lại một cách tiêu cực.

Bằng cách này, những người đang nói chuyện với chúng ta sẽ hiểu những gì mà chúng ta đang cố gắng nỗ lực.

Vấn đề ở đây là mọi người đều đã được chuẩn bị tinh thần để chấp nhận mọi thứ nếu tình hình đó được giải thích một cách tôn trọng.

Cách ứng xử này có thể giúp những người khác quan sát được tình hình theo một hướng mới và đưa ra ý kiến cá nhân. Khi sử dụng ít từ "nhưng" sẽ giúp bạn tránh việc phụ thuộc vào cụm từ "sao cũng được".

Chấp nhận thực tế là người khác có quyền chỉ trích nhưng bạn không có nghĩa vụ phải đồng ý tất cả những gì họ nói.

"Hãy..."

Khi nghe những lời chỉ trích và bày tỏ lập luận riêng của mình, điều quan trọng là hãy cố gắng nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất có thể và đưa ra một hướng giải quyết hay điều cần làm tiếp theo.

Điều này chứng tỏ rằng bạn không phải là người chỉ biết quan tâm tới cảm xúc của bản thân mà luôn trân trọng sự quan tâm của mọi người xung quanh, đưa ra những ý tưởng cụ thể và mang tính xây dựng.

Có như thế, mọi người mới "dám" chỉ cho bạn những cái sai khi bạn làm sai sau đó.

Hãy nhớ rằng: lúc đối mặt với những lời phê bình tích cực, bạn không nên cảm thấy khó chịu và phản ứng tiêu cực mà nên chắt lọc ra những điều có thể học hỏi; quan trọng hơn là không nên lặp lại sai lầm đó một lần nữa.

Ngoài ra, nếu đón nhận lời phê bình với một thái độ đúng mực; mối quan hệ giữa bạn và đối phương trở nên khăng khít hơn.

Nếu muốn tiến về phía trước, hãy thường xuyên kết giao với người đưa ra những lời chỉ trích có tính xây dựng và tôn trọng sự thật nhé!

Được quyền mắc sai lầm

Rõ ràng, lắng nghe ai đó chỉ trích là điều không hề dễ dàng một chút nào và thậm chí còn khó khăn để đảm bảo rằng điều đó sẽ mang lại những kết quả tích cực cho bản thân, chứ chưa nói đến việc nhiều khi nó cực kỳ vô bổ.

Thậm chí, một số người còn có cái tôi "to đùng" dễ xúc động và thường cho rằng, những lời chỉ trích có thể phá vỡ mối quan hệ và bất cứ lời nhận xét tiêu cực nào cũng là một sự xúc phạm nghiêm trọng.

Ngược lại, những người càng chín chắn lại càng muốn lắng nghe những ý kiến khác nhau về bản thân và những gì họ làm. Bởi họ nhận ra rằng ai cũng có thể sai lầm và họ sẽ không tốn nhiều công sức vào việc giấu dốt. Hơn nữa, nếu họ mắc sai lầm đi nữa thì sẽ có người nào đó đến và chỉ cho họ thấy điều đó để sửa chữa. Càng ít sợ sai lầm, bạn sẽ càng ít căng thẳng và sẽ có nhiều cơ hội để đạt được thành công hơn.

Nếu vui vẻ đón nhận việc bị chỉ trích, chúng ta sẽ mở rộng được phạm vi các thông tin hữu ích và sẵn sàng đón nhận những điều có thể xảy ra trong cuộc sống. Cuối cùng điều này có nghĩa là chúng ta có thể tiến về phía trước và phát triển bản thân.

Sai lầm không sợ, sợ nhất là chẳng ai chỉ ra là bạn đang sai lầm!

(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét