Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy
của muôn đời). Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá
nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm
người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các
giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở
Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư
tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được
gọi là Khổng giáo.
1. Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
2. Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
3. Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
4. Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
5. Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
6. Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
7. Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
8. Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
9. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
10. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét