Quan Trọng Không Phải Mình Có Gì Mà Mình Là Ai ? - Th.s. Nguyễn Thị Oanh - Ebook

Phụ trách chuyên mục “Tư vấn tâm lý học đường” trong báo Phụ nữ Chủ Nhật đối với tôi là một niềm vui to lớn. Bởi lẽ qua đó tôi được tiếp xúc, lắng nghe hàng trăm bạn trẻ, chia sẻ những ưu tư cũng như hoài bão của mình. Câu chuyện của các em phản ánh khá chính xác hiện trạng xã hội . Quyển sách này là tổng hợp 90 trên 100 câu hỏi mà tôi nhận được năm 2006 vừa qua. Đa số là học sinh cấp II, III, có vài học sinh cấp I, sinh viên đang học hay mới ra trường.

Tôi đã thử thống kê, tổng hợp theo nội dung các vấn đề được nêu lên. Và thật lý thú số lượng câu hỏi liên quan đến các chủ đề dường như cũng phản ánh thứ tự ưu tiên các mối bận tâm của tuổi trẻ trước cuộc sống.

<!-- more -->

Xin liệt kê dưới đây các vấn đề được nêu lên.

I . Gia đình (trên 26% hay 1/3 các câu hỏi )
Đây là ưu tư lớn nhất : sống trong một gia đình thiếu đầm ấm , cha mẹ ly thân, luôn cãi cọ nhau, thiếu tình thương của mẹ, gương tốt của cha, lệch lạc trong cách giáo dục (bất công, la mắng, đặt kỳ vọng quá cao) là nỗi ám ảnh lớn, làm hạn chế việc học tập của các em .

II . Cảm nghĩ về bản thân (trên 17%)
Cảm tưởng chung thật đáng buồn và đó là mặc cảm tự ti, sự chán ngán chính bản thân, là stress và sự lo âu ước những “căn bệnh” của thời đại : “đồng tính”, HIV…

III. Nhà trường (trên 16%)
Chương trình học là gánh nặng, gương thầy cô gây thất vọng. Rồi chuyện thường ngày ở trong lớp như phe nhóm, cảm giác bị cô lập, phân biệt giàu nghèo, chuyện cáp đôi, ăn cắp v.v…

IV. Chuyện học hành, hướng nghiệp (trên 13%)
“Sợ môn tự nhiên”, “làm sao học giỏi ngoại ngữ”, “nên chọn ngành nào”, “học trong hay ngoài nước”…

V. Tình yêu, tình bạn (trên 13%)
Vẫn muôn thuở là chuyện dễ thương và ngây ngô của tuổi học trò, bi kịch khi tình bạn tan vỡ.

VI. Thách thức những giá trị sống hiện hành (trên 17%)
Nếu vấn đề tình yêu không chiếm nhiều giấy như mọi khi thì việc các em đặt lại vấn đề đối với một số giá trị sống tiêu cực là dấu hiệu tốt . “Quan trọng không phải mình có gì mà mình là ai ?”, chẳng lẽ tốt, trung thực lại thiệt thòi, tại sao tuổi trẻ các nước lại tự tin hơn tuổi trẻ Việt Nam …

Những thắc mắc ưu tư, hoài bão của các em nên được xem như một “phản biện xã hội” mà người lớn chúng ta phải tham khảo.

Th.s. Nguyễn Thị Oanh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (1931-2009) là nhà công tác xã hội nổi tiếng của Việt Nam, là người phụ nữ đầu tiên lấy bằng thạc sĩ ngành Phát triển cộng đồng tại Philippines và đưa ngành học này về Việt Nam. Cô là người tích cực hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo.

"Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cô có kiến thức sâu sắc và có khả năng chuyển tải tri thức một cách nhẹ nhàng, gần gũi, dễ hiểu. Không chỉ là giảng viên uy tín tại các đại học trong nước, cô còn là một diễn giả đầy thu hút, một nhà báo sung sức với hàng trăm bài viết mổ xẻ, phân tích các vấn đề nhức nhối trong xã hội liên quan đến giáo dục, lối sống, tình yêu và định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ...

Cô là nhà giáo mẫu mực và rất tâm huyết, đã góp công đào tạo nhiều thế hệ giảng viên, nhân viên Công tác xã hội, Phát triển cộng đồng cho các trường Đại học. Nhiều học trò của cô đã trở thành những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực công tác xã hội, tâm lý, giáo dục hiện nay.

Cô cũng là cây bút có uy tín cộng tác thường xuyên với nhiều tờ báo. Cô là người rất quan tâm đến giới trẻ nhất là học sinh và sinh viên thông qua những bài viết, trang tư vấn của cô trên báo Tuổi Trẻ và Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là tác giả của nhiều đầu sách về giáo dục thanh thiếu niên và các vấn đề xã hội " - VnExpress.


"Cái tên Nguyễn Thị Oanh luôn xuất hiện trên mặt báo với những nỗi đau đáu về chuyện giáo dục, chuyện gia đình, về giá trị sống, những lệch lạc hành vi của giới trẻ. Mái đầu bạc và nụ cười thơ trẻ của cô luôn xuất hiện tại các buổi tọa đàm, các buổi thảo luận, các nhóm hoạt động xã hội... Và luôn luôn là những câu chuyện dí dỏm, những lời khuyên chân tình, những ngọn lửa cháy bỏng được truyền sang người đọc, người nghe, "để từng người, từng nhóm lớn lên, và cộng đồng phát triển..." - Tuổi Trẻ.

Mục Lục :

Phần I: Gia đình

Phần II: Nghĩ về bản thân

Phần III: Nhà trường

Phần IV: Chuyện học hành hướng nghiệp

Phần V: Tình yêu, tình bạn

Phần VI: Thách thức những giá trị sống hiện hành

Xin mời các bạn download Ebook (PDF) :


Download File PDF

Download File PDF - Link dự bị

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.


                                         Hướng dẫn cách tải links trên các host

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét