Thời xưa ông cha chúng ta sợ bọn "dân chi phụ mẫu", sợ bọn cướp đêm và cướp ngày, sợ ông kẹ, sợ ma quỉ, thầy pháp, sợ hạn hán, sợ bão lụt, sợ mất mùa, sợ đói, không sợ già mà lại sợ chết, ...
<!-- more -->
Ngày nay vài nỗi sợ đó đã giảm, chẳng hạn, sợ ông kẹ, sợ ma quỉ, thầy pháp; một số khác vẫn còn nhưng đã biến thể; và trong khi đó, cả chục nỗi sợ khác xuất hiện : sợ vi trùng, sợ đau tim, sợ huyết áp cao, sợ căng-xe (cancer), sợ bị xe hơi cán, sợ đồng tiền sụt giá, sợ vật giá leo thang, sợ già, sợ đông con, sợ bom nguyên tử, sợ thế chiến thứ ba, ....
Nguyên do ở đâu ? Tại nội tâm ư ? Chúng ta thiếu một nhân sinh quan lành mạnh ư ? Có nhiều thị dục quá ư ? Nền giáo dục không đào tạo cho ta một tinh thần thanh thản, vô úy mà chỉ nhồi nhét cho ta thật nhiều kiến thức vô bổ ư ? Nhưng nội tâm có chịu ảnh hưởng của ngoại vật không ? ...
Nguyên nhân chằng chịt nhau, không tìm được đầu mối. Tuy nhiên, có một nguyên nhân rất quan trọng là do thời đại của chúng ta đang xáo trộn cực điểm, chúng ta không còn thấy được an toàn nữa...
Thời nay không làm gì có sự an toàn về tiền bạc, của cải nữa : những gia sản đồ sộ cũng có thể sụp đổ trong sớm tối.
Đó mới chỉ là một khía cạnh của sự bất an. Ngay cả sinh mạng của chúng ta, của người thân chúng ta, có lẽ của cả nhân loại nữa, cũng chẳng được an toàn. Rồi những ý thức hệ, những giá trị mà trước ta tưởng là vĩnh cữu, cũng nối tiếp nhau sụp đổ. Không ai biết tương lai ra sao, không ai tin tưởng vào cái gì hết, như vậy thì làm sao mà có cảm giác an toàn được ?
Sự mất an toàn làm cho con người lo sợ. Và hậu quả là đáng lẽ con người thời nay được hưởng hạnh phúc hơn bao giờ hết nhờ các tiến bộ của khoa học thì lại hóa ra khổ hơn cổ nhân, vì sợ. Sợ đủ thử. Ai cũng sợ. Người giàu còn sợ nhiều hơn kẻ nghèo; người trí thức sợ nhiều hơn kẻ thất học vì suy nghĩ nhiều hơn.
Bệnh sợ lại dễ lây và lây nhanh hơn bệnh dịch hạch. Và sức tàn phá của nó còn hơn tất cả các thứ bệnh dich gom lại bởi vì bệnh sợ làm cho tất cả các bệnh tiềm tàng trong mỗi người phát ra, còn những bênh đã phát rồi thì nặng lên.
Lesler Coleman là một y sĩ đã chứng kiến rất nhiều căn bệnh sợ phát sinh ở một số thân chủ, mà nếu không trị ngay thì bệnh mỗi ngày mỗi tăng, có thể biến đổi hẳn tính tình họ, hủy hoại công việc làm ăn, sự nghiệp của họ, hạnh phúc của họ và gia đình họ. Tác giả kể lại non trăm trường hợp như vậy và bất kỳ độc giả nào cũng tìm thấy trong tác phẩm của ông một vài trường hợp giống với trường hợp của mình hoặc của người thân trong nhà.
Phải có chứng kiến hoặc đọc nhiều tài liệu đích xác về những trường hợp như vậy, chúng ta mới hiểu được nguyên do của tật sợ, những tai hại của nó và cách chửa trị. Và đưa ra nhiều tài liệu dẫn chứng, chính là phần cống hiến đáng quí của Lester Coleman.
Theo tác giả, cách chửa trị căn bệnh sợ không có gì khó. Trước hết phải nhận định thực tại, nhìn thẳng vào nỗi sợ của mình, xem nó tai hại ra sao, cố gắng phân tích nó, tìm nguyên nhân của nó rồi nhờ một chuyên gia tâm lý, một y sĩ, nhờ trị cho sự mất thăng bằng về tinh thần và thể chất của bạn, như vậy chắc chắn sẽ diệt được tật sợ hãi.
Mục Lục :
40 vấn đề thiết yếu mà cuốn sách này có thể giải quyết được cho bạn
Lời mở đầu
Cuốn này sẽ giúp bạn được những gì ?
Tựa của tác giả
I. Sợ hãi là tật chung của mọi người
II. Sợ cha
III. Nguyên nhân gây ra sợ hãi
IV. Vì sợ hãi mà sinh đau ốm
V. Những mầm gieo rắc sợ hãi
VI. Trách nhiệm của y sĩ - Coi chừng đừng vô tình gây sợ cho bệnh nhân
VII. Thế giới bệnh nhân
VIII. Tính cách dễ lây của tật sợ
IX. Tật sợ ở tuổi thơ
X. Tật sợ ở tuổi thiếu niên
XI. Sợ đau đớn
XII. Sợ già
XIII. Những tai hại vô kể của tật sợ hãi
XIV. Hy vọng ở sự tiến bộ
XV. Trút nỗi sợ đi
XVI. Thời đại âu lo họa nguyên tử
Xin mời các bạn download Ebook (Pdf) :
Xin lưu ý - password ==> sadec1
Download File PDF - P1
Download File PDF - P2
Xin lưu ý - password ==> sadec1
Download File PDF - P1
Download File PDF - P2
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét