Trong cuộc sống, chúng ta thường tự hỏi: Tại sao mình lại đưa ra quyết định này? Liệu những quyết định đó có thay đổi trong tương lai không? Hay chúng ta đang sống trong một thế giới đã được định sẵn? Tương lai của chúng ta sẽ ra sao?...
Tất cả các phán xét, các quyết định, suy nghĩ của con người trong hầu hết mọi lĩnh vực đều do lối tư duy điều khiển, từ vấn đề của thế giới đến mối quan hệ cá nhân.
<!-- more -->
<!-- more -->
Lối Tư Duy Của Tương Lai chính là mảnh đất mà nước mưa (thông tin) rơi xuống và cây cối (kết quả) đâm chồi, nảy lộc. Tuy nhiên, lối tư duy của chúng ta khác nhau và đưa tới những kết luận khác nhau. Nó phụ thuộc vào việc chúng ta tiếp nhận thông tin đó như thế nào.
Lối Tư Duy Của Tương Lai giúp chúng ta khám phá thế giới của những dự đoán bí mật. Naisbitt chỉ ra chiếc chìa khóa để mở cánh cửa đến với vương quốc - nơi thấu hiểu những sự thật được ẩn dấu - nơi ông thấu hiểu được thế giới hôm nay và thấy được cơ hội của ngày mai.
Dựa trên bộ công cụ đầy hiệu quả - 11 lối tư duy - Naisbitt đã sàng lọc, đánh giá, phân tích các thông tin, sự kiện, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng, ghép nối các mảnh của bức tranh tương lai thành một bức tranh hoàn chỉnh. Soi chiếu 11 lối tư duy vào “quả cầu pha lê”, Naisbitt tiên đoán 5 sức mạnh chính sẽ chi phối cuộc sống của chúng ta trong những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ XXI.
Được minh hoạ bằng những câu chuyện về Galileo, Einstein cho đến những thần tượng và cả những kẻ “nổi loạn” trong thế giới kinh doanh, khoa học và thể thao ngày nay, Lối tư duy của tương lai giúp chúng ta nhìn vượt ra ngoài cả những điều vẫn được “rao giảng” trên phương tiện truyền thông, những khẩu hiệu chính trị và các quan điểm cá nhân để lựa chọn và phán đoán chính xác điều gì sẽ đến từ bức tranh của tương lai.
Chỉ trong khuôn khổ 300 trang sách, Naisbitt, với tư duy cực kỳ sắc bén, đã đưa vào một lượng thông tin đủ sức khái quát các thời đại. Quan điểm của ông là thế giới không nằm trong những điều chúng ta biết, mà nằm trong cách chúng ta tư duy thế nào về cái chúng ta biết được. Ông viết: “… lối tư duy chính là mảnh đất mà nước mưa (thông tin) rơi xuống và cây cối đâm chồi; khi lối tư duy chúng ta khác nhau sẽ đưa tới những kết luận khác nhau. Đó là việc chúng ta tiếp nhận thông tin như thế nào. Và đây chính là chìa khóa”. Vậy, nếu bạn có cánh nhìn thấy hiện tại rõ ràng, bạn sẽ thấy điều gì ngày mai sẽ đến.
Trong phần nửa đầu của cuốn sách, tác giả dành để trình bày 11 cách mà ông tư duy về thế giới. Đó là:
1. Nhiều điều thay đổi nhưng đa phần đều giữ nguyên: Với nguyên tắc này, tác giả cho rằng phần lớn thay đổi không nằm ở cái gì như mọi người thường nghĩ mà ở việc chúng ta làm như thế nào. Hãy cẩn thận với những thay đổii bị phóng đại. Đừng lạc lối giữa những thứ không cần thiết. Thay vào đó, hãy tập trung vào những cái có hay sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới cuộc sống.
2. Tương lai được gói trong hiện tại: Nếu quá tập trung vào tương lai có thể vấp ngã trong hiện tại. Chỉ có nghiên cứu khách quan và không thiên lệch về hiện tại mới hé lộ bức tranh tương lai. Xu hướng đến từ những dịch chuyển quan trọng trong xã hội. Những gì chúng ta đang làm sẽ quyết định tương lai.
3. Tập trung vào kết quả: Dù bạn nghe người ta nói gì hãy kiểm tra kết quả vì chỉ có ở đó mới nói lên những diễn biến thật. Những sự thổi phồng mà không có bằng chứng xác thực về kết quả sẽ làm xác định sai các ưu tiên xã hội.
4. Hiểu được sức mạnh của việc tạo ra lối đi riêng: Cách nghĩ “phải đúng” giam hãm trí tuệ của bạn. Cái gì đúng, không phải ai đúng, cần là một chuẩn mực trong cuộc sống. Một khi không cần “phải đúng”, con người có thể phát huy trí tưởng tượng.
5. Nhìn tương lai như một bức tranh xếp hình: Khi nhìn tương lai, chúng ta phải dự kiến mình đi đâu. Càng hiểu rõ các mối liên kết, bức tranh càng chính xác. Hãy tìm kiếm kết quả từ các mảnh ghép.
6. Đừng đi trước đám đông quá xa: Kỹ năng lãnh đạo căn bản còn bao hàm cả việc bạn phải ở trong tầm nhìn của những người bạn muốn dẫn dắt. Người gửi phải ở trong phạm vi của người nhận. Với những người muốn nhìn vào tương lai, phần lớn sai lầm của họ là do đi trước đám đông quá xa.
7. Thay đổi phải gắn liền với lợi ích thực tế: Con người thường tiếp nhận thay đổi khi họ nhận thức được lợi ích của nó. Nếu mọi người không chấp nhận thay đổi, đừng đổ lỗi cho họ. Hãy chứng minh rõ ràng với họ lợi ích của thay đổi.
8. Những điều chúng ta hy vọng xảy ra luôn diễn ra chậm hơn: Mọi thay đổi đều mang tính tiến hóa, không mang tính cách mạng.
9. Cách khai thác cơ hội chứ không phải cách giải quyết khó khăn quyết định thành công của bạn: Khi hướng về tương lai, hãy đặt cược vào những người khai thác cơ hội chứ không phải là những người giải quyết vấn đề. Cánh cửa cơ hội thường được mở ra và đóng sập lại giống như cửa sổ trong cơn bão. Bạn phải sẵn sàng tóm lấy chúng. Sự thay đổi chỉ hỗ trợ những người luôn chuẩn bị sẵn sàng. Ai không kịp nhảy lên tàu đều bị nhỡ chuyến đi.
10. Đừng cộng vào nếu chưa trừ: Đừng tung nhiều bóng nếu bạn không thể hứng được tất cả. Hãy tập trung vào những điều thật sự đáp ứng được nhu cầu và sự quan tâm.
11. Yếu tố không thể bỏ qua – tính sinh thái của công nghệ: Tiến bộ công nghệ đang chạy bỏ xa trước những tiến bộ văn hóa và khoảng cách giữa chúng đang ngày càng rộng ra. Những hiểu biết về công nghệ và trí tưởng tượng nghệ thuật vẫn là điều cần thiết. Trong mỗi một lớp học cần một cái máy tính và một nhà thơ. Công nghệ đem lại khả năng tuyệt vời nhưng chỉ khi nó thăng bằng với các nhu cầu, kỹ năng và bản chất của con người.
Với 11 cách tư duy này, Naisbitt đã sàng lọc từ một lượng thông tin khổng lồ qua nhiều thời đại để xác định mối liên hệ giữa các sự kiện và dựng lên bức tranh khái quát và hệ thống về thế giới của con người. Thế giới tương lai với Naisbitt sẽ là thế giới mà văn hóa nhìn đang tiến đến thế thượng phong và nghệ thuật thị giác sẽ lên ngôi. Interrnet và công nghệ số làm thay đổi lối sống của con người và cách mà họ giao tiếp. Công nghệ nano sẽ là một trong những điều vĩ đại nhất của thế kỷ 21. Các quốc gia dân tộc sẽ được nhìn nhận như những khu vực kinh tế. Xu thế tư nhân hóa sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ. Một trong những điều khó tưởng tượng mà ông dự báo là sự chết đi của hệ thống ngân hàng trung ương và đồng tiền quốc gia - biểu tượng cuối cùng của sự độc quyền và tập trung hóa, sự phát triển vũ bão của các công ty nhỏ và sự chết đi của các công ty lớn. Kỷ nguyên sắp tới sẽ chứng kiến vai trò nổi lên của Trung Quốc, sự suy tàn của châu Âu. Nước Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia đơn phương, năng động và đầy sức sống do chính sách nhập cư giúp duy trì một dân số trẻ và giàu chất xám. Chỉ không xa nữa, một người Mỹ trung bình có thu nhập gấp đôi một người ở Đức, hay Pháp. EU đã không phát huy được những sức mạnh của một liên minh mà ở đó sẽ không khó gì để dự báo, gánh nặng ngân sách sẽ đè lên các quốc gia do phúc lợi xã hội cho một phần lớn dân số đã già.
Nói về tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhưng Naisbitt cũng cảnh báo rằng các nhà khoa học không thể có chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn – thế giới tinh thần của con người. Câu hỏi lớn nhất của thế kỷ 21 được đặt ra bởi tinh thần của quá khứ, nhưng vẫn khẩn thiết: Đâu là ý nghĩa của việc làm của con người? Sự phát triển hiện đại đang cho thấy chúng ta thường quan tâm đến vật chất mà quên đi việc nuôi dưỡng tâm hồn.
11 cách tư duy mà Naisbitt áp dụng có thể giúp mỗi người hay công ty / tổ chức có khả năng tự nhận ra những thay đổi và có chiến lược thích ứng. Nó cũng giúp bạn tỉnh táo trước rừng thông tin tràn ngập từ thông tin đại chúng và những lời hứa hẹn thường xuyên của các nhà chính trị để có một tầm nhìn và chiến lược phù hợp cũng như xác định những điều bản thân mỗi cá nhân muốn thật sự theo đuổi để làm được trong cuộc sống không dài của mình…
Thông điệp quan trọng nhất của Naisbitt có lẽ là lời khẳng định rằng toàn thế giới không bao giờ cùng đang biến đổi như một tổng thể, cũng không phải là mọi thứ đang thay đổi. Vì vậy, khi tốc độ, khả năng và sự thích ứng với thay đổi dường như ngày càng trở thành những yếu tố chi phối đời sống, thì sự tập trung, hiệu quả, tư duy logic và tầm nhìn cũng càng trở nên cần thiết giúp chúng ta không bị cuốn vào cuộc chạy đua theo những xu hướng nhất thời vốn không có điểm dừng. Muốn nhận ra đâu là những đại lộ dẫn thẳng về phía trước và đâu là những ánh đèn hao hao giống tín hiệu về tương lai lập lòe ngẫu nhiên bên đường, chúng ta có thể tự thám hiểm dòng tư duy của chính mình, vượt qua rừng thông tin, qua những dấu hiệu thay đổi bề mặt, vốn chỉ là biểu hiện của những hằng số lớn trong cuộc đời: cuộc sống gia đình, công việc, môi trường sống (xã hội, kinh tế, chính trị, sinh thái…), bằng những lối tư duy khách quan và độc lập. Đó là con đường tất yếu để nắm bắt hiện tại và nắm bắt hiện tại chính là cách chắc chắn nhất để thấu hiểu tương lai.
Thông điệp quan trọng nhất của Naisbitt có lẽ là lời khẳng định rằng toàn thế giới không bao giờ cùng đang biến đổi như một tổng thể, cũng không phải là mọi thứ đang thay đổi. Vì vậy, khi tốc độ, khả năng và sự thích ứng với thay đổi dường như ngày càng trở thành những yếu tố chi phối đời sống, thì sự tập trung, hiệu quả, tư duy logic và tầm nhìn cũng càng trở nên cần thiết giúp chúng ta không bị cuốn vào cuộc chạy đua theo những xu hướng nhất thời vốn không có điểm dừng. Muốn nhận ra đâu là những đại lộ dẫn thẳng về phía trước và đâu là những ánh đèn hao hao giống tín hiệu về tương lai lập lòe ngẫu nhiên bên đường, chúng ta có thể tự thám hiểm dòng tư duy của chính mình, vượt qua rừng thông tin, qua những dấu hiệu thay đổi bề mặt, vốn chỉ là biểu hiện của những hằng số lớn trong cuộc đời: cuộc sống gia đình, công việc, môi trường sống (xã hội, kinh tế, chính trị, sinh thái…), bằng những lối tư duy khách quan và độc lập. Đó là con đường tất yếu để nắm bắt hiện tại và nắm bắt hiện tại chính là cách chắc chắn nhất để thấu hiểu tương lai.
John Naisbitt là diễn giả xuất sắc, giáo sư giảng dạy tại nhiều trường đại học, được trao 15 bằng tiến sỹ danh dự thuộc các lĩnh vực khác nhau. Ông đồng thời là tác giả của một số cuốn sách bán chạy nhất thế giới như: Re-inventing the corporation (Tái tạo Công ty), Megatrends Asia (Những đại xu hướng) đã được tờ New York Time xếp đầu danh sách best-seller trong hơn hai năm và phát hành hơn 9 triệu bản tại 57 quốc gia.
Mục Lục :
Hiện tại và 11 “điều răn” cho tương lai
Phần mở đầu : Con voi trong bụng con trăn
Lời giới thiệu
Phần I : Lối tư duy
Lối tư duy #1
Lối tư duy #2
Lối tư duy #3
Lối tư duy #4
Lối tư duy #5
Lối tư duy #6
Lối tư duy #7
Lối tư duy #8
Lối tư duy #9
Lối tư duy #10
Lối tư duy #11
Phần II : Bức tranh tương lai
Chương 1 : Văn hóa
Chương 2 : Kinh tế học
Chương 3 : Trung Quốc
Chương 4 : Châu Âu
Chương 5 : Kỷ nguyên phát triển của chúng ta
Phần II : Bức tranh tương lai
Chương 1 : Văn hóa
Chương 2 : Kinh tế học
Chương 3 : Trung Quốc
Chương 4 : Châu Âu
Chương 5 : Kỷ nguyên phát triển của chúng ta
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét