Tôi Tập Viết Tiếng Việt - Nguyễn Hiến Lê - Ebook

Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), trước khi viết sách là một nhà giáo. Ông bỏ nghề công chức để dạy học vì ông muốn trực tiếp giúp đỡ những người trẻ, rồi ông bỏ nghề dạy học để cầm bút vì ông muốn giúp ích rộng rãi hơn cho những người trẻ đông đảo hơn. Ông là người yêu tiếng Việt, nên từ năm 1952 đến năm 1963, ông đã viết và lần lượt cho xuất bản nhiều cuốn sách giúp người đọc những kiến thức về tiếng nói nước mình: Để hiểu văn phạm, Luyện văn, Hương sắc trong vườn văn, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam… Tiếp đó năm 1964, ông lại viết cuốn mang tên khiêm tốn: “Tôi tập viết tiếng Việt”.

“Tôi nghĩ môn ngữ pháp có ích đó, nhưng lí thuyết quá, không thiết thực bằng chỉ cách cho thanh niên viết tiếng Việt ra sao cho sáng sủa, và trong mấy năm sau tôi lượm trên các sách báo Sài Gòn những câu tối tăm, viết không xuôi, tìm ra nguyên nhân tại đâu, rồi đề nghị cách sửa, và nếu có thể được thì rút ra một vài qui tắc. Cuốn đó viết xong, nhan đề là Tôi tập viết tiếng Việt  nhưng vì chưa xuất bản, nên tôi để lại một chương sau sẽ xét tới”. (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn học, 1993, trang 451).

"Khi soạn gần xong cuốn Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, tôi thấy công trình đó không có lợi ích thiết thực bằng một cuốn chỉ cách viết tiếng Việt sao cho sáng sủa, xuôi tai, không lai căng.

Có chủ trương đó rồi, ngay từ 1963, hễ đọc sách báo, tôi luôn để cây viết chì bên cạnh, thấy câu nào mắc một trong những lỗi kể trên, tôi đánh dấu liền, sau chép lại, sắp riêng vào một chỗ. Tôi chú trọng nhất vào sự cấu tạo câu văn, và khi đã gom được ba bốn trăm câu rồi, tôi lựa lại còn độ trăm câu, tìm xem lỗi tại đâu, sắp đặt thành từng loại, cố kiếm ra những luật chi phối tiếng Việt, mà luật quan trọng nhất theo tôi là luật liên tục, luật cân xứng…

Tôi lại nghĩ ý nào có thể diễn được theo lối của mình thì không nên mượn lối phô diễn của người, nhất là trong giai đoạn hiện tại. Viết văn càng phải có tính cách bình dân để dễ truyền bá những kiến thức mới trong đại chúng. Vay mượn của người là một việc cần thiết nhưng chúng ta phải luôn thận trọng, không nên tiếp thu một cách lố lăng, bừa bãi. Chủ trương đó giống với chủ trương mà gần đây ngoài Bắc gọi là giữ cho tiếng Việt được trong sáng.

Cuối năm 1964, tôi viết xong một tập dày trên một trăm trang.

Mới đầu tôi đặt nhan đề là: “Ít kinh nghiệm của tôi để viết cho sáng sủa và xuôi tai”. Sau thấy dài quá, đổi là: “Tôi tập viết tiếng Việt”. - Nguyễn Hiến Lê.

Mục Lục :

Chương 1 : Liên tục và cân xứng

Chương 2 : Xung đột trong liên tục - Tách ra và gom lại

Chương 3 : Đặt sai vị trí

Chương 4 : Một số cạm bẫy - Đồng âm dị nghĩa

Chương 5 : Thiếu - dư và ý tưởng lộn xộn

Chương 6 : Sự thuần khiết

Phụ lục

Xin mời các bạn download Ebook (prc) :
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.


P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook  post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết,  chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

                     Hướng dẫn cách tải links trên các host  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét