Đâu là những kinh nghiệm về đau khổ hay sung sướng
đã hình thành đời bạn?
Chẳng hạn, nếu bạn coi ma túy đem lại niềm vui hay sự đau khổ, thì nó đều ảnh
hưởng tới định mệnh của bạn.
Những quan niệm về thuốc lá, rượu, các mối quan hệ và ngay cả quan niệm về sự cống hiến và tin tưởng cũng đem lại những hiệu quả như thế cho định mệnh của bạn.
Những quan niệm về thuốc lá, rượu, các mối quan hệ và ngay cả quan niệm về sự cống hiến và tin tưởng cũng đem lại những hiệu quả như thế cho định mệnh của bạn.
Nếu bạn là bác sĩ, hẳn bạn thấy rõ là quyết định học làm bác sĩ trước đây của
bạn đã được thúc đẩy bởi niềm tin của bạn rằng nó sẽ đem lại niềm vui cho bạn.
Hầu hết các bác sĩ tôi có dịp nói chuyện đều thú nhận họ cảm thấy hạnh phúc to
lớn khi giúp đở người khác: làm giảm đau, chữa bệnh và cứu sống. Nhiều khi niềm
vinh dự được trọng nể trong xã hội cũng là một động cơ.
Bạn hãy nghĩ đến những quan niệm hạn chế về đau khổ và hạnh phúc của John
Belushi, Freddie Prinze, Jimi Hendrix, Elvis Presley, Janis Joplin và Jim
Morrison. Họ coi ma túy như một lối thoát, một giải pháp nhanh, một con đường
giải phóng họ khỏi đau khổ và đem hạnh phúc đến với họ, rốt cuộc thái độ này đã
hủy diệt họ. Họ phải trả cái giá cuối cùng vì đã không điều khiển đúng trí khôn
và cảm xúc của họ.
Bạn thử nghĩ đến gương mẫu họ đã nêu ra cho hàng triệu người hâm mộ họ.
Tôi chưa bao giờ thử rượu hay thuốc phiện. Không phải vì tôi khôn, mà vì tôi
thật may mắn. Một lý do khiến tôi không bao giờ uống rượu, đó là vì hồi nhỏ,
trong gia đình tôi có hai người mỗi khi say rượu đều gây ra toàn những chuyện
tệ hại, khiến cho tôi gắn liền việc uống rượu với sự đau khổ tột bực. Đặc biệt
tôi còn nhớ như in trong óc hình ảnh người mẹ của một bạn thân nhất của tôi. Bà
béo phì, nặng gần 150 kg và bà uống rượu liên tục. Mỗi khi uống rượu, bà thường
thích ôm lấy tôi trong lòng bà. Cho tới tận hôm nay, tôi luôn luôn buồn nôn mỗi
khi ngửi thấy mùi rượu trong hơi thở của người ta.
Về uống bia thì lại có một chuyện khác. Hồi tôi khoảng 11, 12 tuổi, tôi không
hề coi đó là một thứ rượu. Thực ra, cha tôi cũng uống bia và không hề gây ra
chuyện tệ hại nào cả. Ngược lại, uống vài ly bia vào thường làm cha tôi vui vẻ
hơn đôi chút. Hơn nữa, tôi coi uống bia tạo ra niềm vui, vì tôi muốn trở nên
giống cha tôi. Thực ra uống bia có làm tôi nên giống cha tôi không? Không đâu.
Nhưng chúng ta thường có những liên tưởng sai lạc trong hệ thần kinh như khi
chúng ta quan niệm thế nào là sướng, khổ trong cuộc đời.
Một hôm tôi xin mẹ tôi cho uống "thử ít bia". Mẹ giải thích là uống
bia không tốt cho tôi. Nhưng những lời giài thích của mẹ chỉ là vô ích khi ý
tôi đã quyết và nhất là khi tôi nhận thấy rõ là cha tôi đâu có làm gì như mẹ
tôi nói. Lời nói lung lay, gương bày lôi cuốn. Thế là tôi nhất định tin rằng
các nhận định của tôi thì chính xác hơn những lời giải thích của mẹ và ngày hôm
đó tôi tin chắc rằng uống bia đối với tôi là dấu hiệu của sự trưởng thành. Còn
mẹ tôi thì nghĩ rằng nếu không cho tôi uống bia tại nhà, chắc chắn tôi sẽ đi
uống thử ở một nơi nào khác. Rốt cuộc mẹ tôi bảo,"OK, con muốn uống bia
giống như cha con à? Thế thì con phải uống hoàn toàn theo kiểu cha con uống".
Tôi hỏi, "Thế là sao hả mẹ?" Bà trả lời, "Con phải uống hết sáu
lon". Tôi nói, "Không thành vấn đề".
Mẹ tôi nói, "Con phải ngồi uống ngay tại đây". Khi tôi nhâm nhi ngụm
bia đầu tiên, tôi thấy mùi vị dở quá, không như tôi đã tưởng trước đó. Thế
nhưng tự ái của tôi không cho phép tôi thừa nhận điều này. Và tôi uống thêm mấy
hớp nữa. Khi uống hết một lon, tôi nói với mẹ, "Con đủ rồi, Mẹ". Mẹ
nói, "Không, còn lon nữa đây" và bà mở ngay ra. Sau khi uống đến lon
thứ ba hay thứ tư gì đó, tôi thấy dạ dày lồng lộn cả lên. Và bạn cũng có thể
biết điều gì xảy ra sau đó. Tôi nôn thóc nôn tháo mọi sự ra người và đầy bàn
ăn. Thật là khủng khiếp và lại còn phải lau chùi sạch cả bàn ăn nữa. Từ đó cứ
nghĩ đến mùi bia là tôi buồn nôn và có những cảm giác ghê tởm. Thế là tôi không
còn liên tưởng bằng trí óc giữa uống bia và ý nghĩa của nó nữa, mà tôi đã bắt
đầu liên tưởng bằng cảm xúc nơi hệ thần kinh của tôi, đó là sự liên tưởng thần
kinh hệ. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ nếm dù chỉ một ngụm bia.
Tôi cũng không bao giờ sử dụng ma túy vì tôi cũng có một kinh nghiệm tương tự:
Khi tôi đang học lớp tám hay chín, một đội của sở cảnh sát đến trường tôi và
chiếu cho chúng tôi xem những phim về hậu quả của ma túy. Tôi thấy những cảnh
bắn giết, chết chóc, đau đớn và tự vẫn. Là một thiếu niên, tôi liên kết ma túy
với những sự xấu xa và chết chóc, vì thế bản thân tôi không bao giờ thử. Tôi
thực may mắn là được cảnh sát đã giúp hình thành mối liên tưởng thần kinh hệ về
sự đau đớn ngay cả khi chỉ cần nghĩ tới ma túy. Vì thế tôi đã không bao giờ
nghĩ đến chuyện thử dùng ma túy.
Chúng ta học được điều gì qua những thí dụ trên đây?
Đơn giản là điều này : Nếu chúng ta liên kết sự đau đớn to lớn với bất kỳ mẫu
ứng xử hay cảm xúc này, chúng ta sẽ tránh chiều theo nó bằng bất cứ giá nào.
Chúng ta có thể dùng sự hiểu biết này để trang bị cho mình nguồn sức mạnh của
đau khổ và sung sướng để thay đổi hầu như mọi cái trong đời mình, từ thái độ
lừng khừng cho tới việc sử dụng ma túy.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn ngăn ngừa con cái sa vào ma túy, chúng ta phải dạy
chúng trước khi chúng thử nghiệm và trước khi có ai dạy chúng liên kết ma túy
với niềm vui sướng.
"Nếu bạn bị đau khổ vì một điều gì ở bên ngoài,
bạn khổ không phải bởi chính điều đó, mà bởi cách bạn đánh giá nó; nhưng bạn
luôn luôn có khả năng thay đổi cách đánh giá của bạn bất cứ lúc nào". -
Marcus Aurelius
Trích từ "Đánh thức con người phi thường trong bạn" - Anthony
Robbins
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét