"Sẽ không thể gọi
là thành công nếu hôm nay chúng ta làm tổn thương người khác, vì chắc chắn một
ngày nào đó đến lượt mình sẽ bị tổn thương!" - Jack
Canfield.
Bài văn của một nữ sinh lớp 10, Hà Minh Ngọc nói về bản chất của thành công. Theo cái nhìn của người học trò nhỏ kia thì thành công chính là biết vượt qua chính mình. Em viết đó là : "Khi bố và con trai bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ”. Hóa ra thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình.
Thành công còn có ý nghĩa là phải có nghị lực và phải khổ luyện. Đó là câu chuyện một cậu bé bị dị tật ở chân mà ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá, để rồi sau bao nỗ lực khổ luyện với bao nghị lực và quyết tâm đã chiến thắng hoàn cảnh, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ. Bài học tiếp theo của thành công là phải kiên nhẫn và nỗ lực hết sức để khẳng định mình.
Điều quan trọng, thành công phải chất chứa tình yêu thương. Em kể chuyện một bài văn của một cậu bé, thay vì tả người mẹ đã tả bà ngoại, người đã cưu mang mình từ nhỏ vì mất mẹ. Bài văn bị bắt lỗi lạc đề. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. "Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?". Cô bé học trò viết.
Thành công còn là sự hy sinh : Khi một cậu học trò nghèo đậu thủ khoa một kỳ thi đại học, được báo chí vinh danh thì có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Rồi là khi một người phụ nữ chấp nhận hy sinh những cơ hội của đời mình để có được một gia đình hạnh phúc, trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ : "Chăm sóc bố và hai con chu đáo đối với mẹ đã là một thành công lớn"! Cô học trò 15 tuổi kết luận : "Con người luôn khát khao thành công nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Không chỉ giàu có về vật chất mà còn phải giàu có cả tâm hồn".
Đỗ Hồng Ngọc
Bài văn của một nữ sinh lớp 10, Hà Minh Ngọc nói về bản chất của thành công. Theo cái nhìn của người học trò nhỏ kia thì thành công chính là biết vượt qua chính mình. Em viết đó là : "Khi bố và con trai bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ”. Hóa ra thành công là đem hạnh phúc đến cho người khác bằng cách vượt qua chính mình.
Thành công còn có ý nghĩa là phải có nghị lực và phải khổ luyện. Đó là câu chuyện một cậu bé bị dị tật ở chân mà ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá, để rồi sau bao nỗ lực khổ luyện với bao nghị lực và quyết tâm đã chiến thắng hoàn cảnh, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ. Bài học tiếp theo của thành công là phải kiên nhẫn và nỗ lực hết sức để khẳng định mình.
Điều quan trọng, thành công phải chất chứa tình yêu thương. Em kể chuyện một bài văn của một cậu bé, thay vì tả người mẹ đã tả bà ngoại, người đã cưu mang mình từ nhỏ vì mất mẹ. Bài văn bị bắt lỗi lạc đề. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. "Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?". Cô bé học trò viết.
Thành công còn là sự hy sinh : Khi một cậu học trò nghèo đậu thủ khoa một kỳ thi đại học, được báo chí vinh danh thì có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Rồi là khi một người phụ nữ chấp nhận hy sinh những cơ hội của đời mình để có được một gia đình hạnh phúc, trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ : "Chăm sóc bố và hai con chu đáo đối với mẹ đã là một thành công lớn"! Cô học trò 15 tuổi kết luận : "Con người luôn khát khao thành công nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Không chỉ giàu có về vật chất mà còn phải giàu có cả tâm hồn".
Đỗ Hồng Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét