Cho dù công việc
của bạn có bận rộn đến đâu cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định cho gia
đình của bạn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn đối với mọi người trong gia đình
bằng những lời nói, cử chỉ cụ thể.
Thể hiện tình yêu với mọi người trong gia đình chẳng hạn, lời dặn dò con trước lúc đến trường “ Bố/mẹ yêu con, chúc con một ngày đến trường vui vẻ”, hay lời động viên vợ trước một món ăn ngon…Thói quen này nhắc nhủ các thành viên trong gia đình rằng họ luôn được yêu thương, quan tâm, mong đợi và họ là một trong những thành viên quan trọng của gia đình.
Thổ lộ khi có vấn đề: “Một cây làm chẳng nên non” có những vấn đề mà bản thân bạn cho dù nỗ lực đến mấy cũng không thể giải quyết được và nếu bạn giữ kín một điều phiền muộn gì đó trong lòng thì sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Sự thổ lộ giúp bạn được chia xẻ, giảm không khí căng thẳng và hai người thấy gần gũi nhau hơn. Cách "thổ lộ" trong những gia đình hạnh phúc mang một ý nghĩa tìm sự chia xẻ cảm thông hoàn toàn không nhằm mục đích dằn vặt nhau.
Chia xẻ những mục tiêu chung: Cho dù mỗi người đều bận rộn với công việc riêng của mình nhưng cả nhà cũng nên có những mục tiêu chung và thống nhất cùng nhau thực hiện. Cho dù là những việc nhỏ chẳng hạn cùng nhau đi picnic vào cuối tuần cũng cần có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình. Làm được như vậy mỗi người đều cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và do đó họ dễ dàng bày tỏ thái độ quan tâm và tôn trọng những thành viên khác.
Hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn: Khi một người nào đó trong gia đình gặp khó khăn, hãy cùng nhau ngồi lại bàn bạc để tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Điều tối kỵ trong lúc này là người này tìm cách đổ lỗi cho người kia bởi như vậy mọi việc chỉ càng thêm rối rắm và phức tạp hơn.
Cùng nhau thư giãn: Sau những lúc làm việc, học tập mệt mỏi cả nhà nên cùng nhau chia sẻ những thú vui, chẳng hạn cùng nhau đi uống cà phê, cùng nhau đọc cuốn chuyện cười.... Đó là cơ hội để mọi người gần nhau hơn, xoá đi những cảm giác nhàm chán trong cuộc sống ngày thường. Chính trong những lúc thư giãn ấy, người này có thể phát hiện ra điều mới mẻ sau những lúc làm việc, học tập mệt mỏi, cả nhà nên cùng nhau chia sẻ những thú vui.
Dành thời gian cho cuộc sống vợ chồng: Cho dù con cái còn nhỏ cần nhiều thời gian chăm sóc chúng nhưng không vì thế mà vợ chồng quên dành thời gian cho nhau. Hãy cùng nhau tận hưởng những cảm xúc thăng hoa và đừng quên những thói quen mà cả hai thường làm khi còn yêu nhau. Bố mẹ hạnh phúc là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của con cái.
Hướng dẫn trẻ cùng làm việc nhà: Cho dù bạn có thể làm việc đó trong giây lát trong khi con bạn lóng ngóng hàng giờ thì cũng đừng ôm hết việc vào mình. Hãy giao việc cho trẻ và kiên nhẫn chờ đợi. Như vậy bạn vừa tạo cho trẻ thói quen đỡ việc nhà, vừa làm cho chúng cảm thấy hạnh phúc khi góp sức nhỏ của mình cho cuộc sống gia đình.
Dành thời gian thăm hỏi người thân và bạn bè: Người thân và bạn bè là những quan hệ không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy sắp xếp thời gian thăm hỏi họ trong những dịp như: Sinh nhật, lễ, Tết.
Văn Tú
Thể hiện tình yêu với mọi người trong gia đình chẳng hạn, lời dặn dò con trước lúc đến trường “ Bố/mẹ yêu con, chúc con một ngày đến trường vui vẻ”, hay lời động viên vợ trước một món ăn ngon…Thói quen này nhắc nhủ các thành viên trong gia đình rằng họ luôn được yêu thương, quan tâm, mong đợi và họ là một trong những thành viên quan trọng của gia đình.
Thổ lộ khi có vấn đề: “Một cây làm chẳng nên non” có những vấn đề mà bản thân bạn cho dù nỗ lực đến mấy cũng không thể giải quyết được và nếu bạn giữ kín một điều phiền muộn gì đó trong lòng thì sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Sự thổ lộ giúp bạn được chia xẻ, giảm không khí căng thẳng và hai người thấy gần gũi nhau hơn. Cách "thổ lộ" trong những gia đình hạnh phúc mang một ý nghĩa tìm sự chia xẻ cảm thông hoàn toàn không nhằm mục đích dằn vặt nhau.
Chia xẻ những mục tiêu chung: Cho dù mỗi người đều bận rộn với công việc riêng của mình nhưng cả nhà cũng nên có những mục tiêu chung và thống nhất cùng nhau thực hiện. Cho dù là những việc nhỏ chẳng hạn cùng nhau đi picnic vào cuối tuần cũng cần có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình. Làm được như vậy mỗi người đều cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và do đó họ dễ dàng bày tỏ thái độ quan tâm và tôn trọng những thành viên khác.
Hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn: Khi một người nào đó trong gia đình gặp khó khăn, hãy cùng nhau ngồi lại bàn bạc để tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Điều tối kỵ trong lúc này là người này tìm cách đổ lỗi cho người kia bởi như vậy mọi việc chỉ càng thêm rối rắm và phức tạp hơn.
Cùng nhau thư giãn: Sau những lúc làm việc, học tập mệt mỏi cả nhà nên cùng nhau chia sẻ những thú vui, chẳng hạn cùng nhau đi uống cà phê, cùng nhau đọc cuốn chuyện cười.... Đó là cơ hội để mọi người gần nhau hơn, xoá đi những cảm giác nhàm chán trong cuộc sống ngày thường. Chính trong những lúc thư giãn ấy, người này có thể phát hiện ra điều mới mẻ sau những lúc làm việc, học tập mệt mỏi, cả nhà nên cùng nhau chia sẻ những thú vui.
Dành thời gian cho cuộc sống vợ chồng: Cho dù con cái còn nhỏ cần nhiều thời gian chăm sóc chúng nhưng không vì thế mà vợ chồng quên dành thời gian cho nhau. Hãy cùng nhau tận hưởng những cảm xúc thăng hoa và đừng quên những thói quen mà cả hai thường làm khi còn yêu nhau. Bố mẹ hạnh phúc là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của con cái.
Hướng dẫn trẻ cùng làm việc nhà: Cho dù bạn có thể làm việc đó trong giây lát trong khi con bạn lóng ngóng hàng giờ thì cũng đừng ôm hết việc vào mình. Hãy giao việc cho trẻ và kiên nhẫn chờ đợi. Như vậy bạn vừa tạo cho trẻ thói quen đỡ việc nhà, vừa làm cho chúng cảm thấy hạnh phúc khi góp sức nhỏ của mình cho cuộc sống gia đình.
Dành thời gian thăm hỏi người thân và bạn bè: Người thân và bạn bè là những quan hệ không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy sắp xếp thời gian thăm hỏi họ trong những dịp như: Sinh nhật, lễ, Tết.
Văn Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét