Muốn được hài lòng, sung sướng, nhiều người làm đủ
cách để chiếm hữu được tất cả những gì họ ưa
thích hay thèm muốn. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như các tu
sĩ Phật Giáo khác cho quan niệm này là sai lầm. Sau khi
đạt được ham muốn này thì tâm ta lại khởi lên ham
muốn khác, lại phải chạy theo nó, và hầu như không bao
giờ ta thấy đủ. Cho tới khi chúng ta gặp phải những ham
muốn mà mình không thể thỏa mãn...
Phương cách tốt hơn để sống hạnh phúc, theo các nhà sư
Phật Giáo, đó là biết hài lòng với những gì mình có.
Và một nguồn hạnh phúc khác từ nội tâm chúng ta chính
là lòng tự tin vào giá trị của nội tâm con người mình.
Đạt Lai Lạt Ma lấy kinh nghiệm của ngài làm thí dụ: "Trường hợp tôi, nếu tôi không có tình nhân loại sâu
xa, không có khả năng kết bạn mới, thì khi tôi mất
nước, phải sống lưu vong, chắc hẳn sẽ rất khó khăn.
Khi còn ở xứ Tây Tạng, vì địa vị chính trị, người dân
có nhiều kính nể đối với văn phòng Đạt Lai Lạt Ma, và
họ thương kính tôi. Nhưng nếu chỉ liên hệ bề ngoài như
thế, thì khi tôi mất nước, mọi sự sẽ khó khăn vô
cùng. Nhưng trong liên hệ giữa người với người, phải
kể tới một nguồn suối của giá trị và phẩm chất
khác. Bạn có liên hệ với mọi người vì bạn là một
nhân vị trong cộng đồng xã hội. Chúng ta chia sẻ mối
dây tương quan đó. Và sự liên hệ đó đủ để làm phát
khởi ý thức về giá trị và phẩm cách. Liên hệ đó có
thể trở thành một suối nguồn an ủi trong biến động
mà bạn mất đi đủ mọi thứ."
"Chẳng may trong lịch sử, bạn thấy nhiều đại đế hoặc
các ông hoàng trong quá khứ, khi mất ngôi vì biến cố
chính trị, họ phải lưu vong, và sau đó, cuộc đời họ
không được tốt đẹp nữa. Tôi cho rằng khi không có
những tình cảm thân thương và liên hệ với mọi người
thì đời sống rất khó khăn."
"Thông thường chúng ta thấy có hai loại người. Một là
những người rất thành công và giàu có, chung quanh đầy rẫy bà con, thân thuộc. Nếu căn bản giá trị và phẩm
hạnh của người đó chỉ thuần vật chất, thì khi nào còn
của cải, người đó mới được an ổn. Khi của cải mất
đi, người đó sẽ đau khổ vì không còn chỗ nương tựa
nào khác.
Trái lại, nếu một người có tiền bạc dồi dào, nhưng đồng thời có lòng tốt, biết thương xót và
từ bi - tức là có một căn bản giá trị khác.
Khi có ý
thức về phẩm cách, người đó có một cái neo khiến cho
họ không phiền não dù của cải không còn... Theo lập luận
này, bạn thấy được giá trị thật sự của lòng tốt và
tình thương, trong việc phát triển ý thức tự tin vào
giá trị nội tâm mình..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét