Nguyễn Hiến Lê là một học giả, một nhà văn lớn của Việt Nam. Ông là tác giả của hơn 100 công trình văn học, văn hóa, văn chương Việt Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc. Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hóa sử Việt Nam hiện đại.
Bộ sách Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê do Nguyễn Q. Thắng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu.
Bộ sách Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê gồm có 4 cuốn: Triết học, Sử học, Ngữ học, Văn học
Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê - Tập I: Triết Học
Tuyển tập này sẽ giới thiệu với các bạn hệ thống triết học cổ điển Trung Hoa cũng như những tấm gương lớn về chân dung các triết gia Đông Tây. Qua đó, tác giả giúp người đọc hiểu thêm ít nhiều về triết học Trung Quốc cổ đại.Tuyển tập sẽ giới thiệu với các bạn những tác phẩm tiêu biểu của Triết học Trung Quốc: Đại cương Triết học Trung Quốc, Khổng Tử, Lão Tử, Kinh dịch - Đạo của người quân tử.
Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê - Tập II: Sử Học
Tuyển tập này giới thiệu với các bạn một số tác phẩm về lịch sử, về văn minh thế giới mà tác giả đã bỏ nhiều tâm huyết để thực hiện. Phần lịch sử thế giới là một lược sử về diễn tiến của lịch sử nhân loại từ khởi thủy đến hiện đại xuyên suốt không gian và thời gian; sử Trung Quốc là một “Tập đại thành” của tác giả về toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại. Đây là một tác phẩm lớn và tương đối đầy đủ nhất của Nguyễn Hiến Lê về “Trung Hoa học”.
Những tác phẩm về lịch sử được giới thiệu trong sách là cái nhìn xuyên suốt về lịch sử, văn minh sử thế giới và lịch sử cận đại Việt Nam.
Tập III : Ngôn ngữ học
Trong tuyển tập này, các bạn sẽ được giới thiệu các quyển: “Để hiểu văn phạm” là quyển văn phạm Việt Nam phổ thông sớm nhất thoát ly khỏi ảnh hưởng văn phạm Pháp; “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam”, tác giả trình bày một quan điểm độc đáo về từ tính và từ vụ. Quan điểm này phù hợp với tinh thần tiếng Việt; “Chúng tôi tập viết tiếng Việt” là một số bài viết về cách sử dụng và hành văn của tiếng Việt hiện đại. Ngoài ra, tuyển tập còn trích đăng một số bài báo của tác giả về Ngôn ngữ học Việt Nam. Hy vọng sách sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo để nghiên cứu về ngôn ngữ học.
Tập III : Ngôn ngữ học gồm các quyển:
- Để hiểu văn phạm
- Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
- Chúng tôi tập viết tiếng Việt
- Luyện Văn (I, II, III)
Và một số bài báo về Ngôn ngữ học Việt Nam
- Đọc Ngôn ngữ học Việt Nam của Nguyễn Bạt Tụy (1959)
- Ngữ pháp là gì? (1962)
- Cách dùng tiếng “Đâu” trong truyện Kiều (1966)
- Nửa thế kỷ chánh tả Việt ngữ (1968)
- Bộ Việt Nam từ điển của ông Lê Văn Đức (1970)
- Góp ý về việc thống nhất tiếng Việt (1976)
Riêng hai cuốn "Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam" và "Chúng tôi tập viết tiếng Việt", tác giả soạn chung, nhưng chúng tôi vẫn đưa vào tuyển tập III này.
Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê - Tập IV: Văn Học
Cái đẹp bao trùm cả cái Chân và cái Thiện; mà mục đích của đời người là tìm tòi thực hiện rồi hưởng cái Đẹp. Chúng ta càng văn minh bao nhiêu thì càng bỏ nhiều thì giờ để theo đuổi mục đích đó bấy nhiêu. Ngay từ hồi tiền sử, cả ức vạn năm về trước, tổ tiên ta mỗi khi được rảnh rang, khỏi phải lo cái ăn cái mặt, đã tỉ mỉ đục trên đá hình vạn vật ở chung quanh, nét đục rất tinh xảo, rồi họ lại biết tạo ra những xa xỉ phẩm, chê trái cây trong rừng là không ngon...
Nghệ thuật có mục đích ghi và thực hiện được cái đẹp trong vũ trụ; mà trong các nghệ thuật, văn chương và âm nhạc phổ cập hơn hết, cảm người ta sâu hơn hết, riêng văn chương lại có công dụng giảng giải, truyền bá các nghệ thuật khác, nên từ khi nhân loại có chữ viết thì bất kỳ ở thời nào và xứ nào, nó cũng được coi trọng hơn mọi môn khác và đựơc dạy nhiều nhất trong các trường học.
Ngày xưa, ở phương Tây cũng như ở phương Đông chúng ta, nói đến học tức là học văn, vì triết lý hay sử ký cũng điều là văn. Ngày nay, khoa học tuy đã chiếm một địa vị lớn trong chương trình giáo khoa, song vẫn không áp đảo nổi văn chương. Muốn luyện thuật viết, phải lĩnh hội được cái Đẹp trong văn và một khi lĩnh hội được rồi thì trí óc ta mở mang hơn, tình cảm ta tế nhị hơn, tâm hồn ta cao cả hơn; tóm lại con người của ta phong phú hơn. Chẳng những vậy, thuật viết còn làm tăng khả năng giúp đồng bào của ta lên. Xét về phẩm thì chúng ta tự hào đã có những trước tác phẩm đáng liệt vào hạng bất hủ của nhân loại, nhưng xét về lượng, nhất là về phương diện phong phú, ta phải nhận văn học của mình còn kém văn học Hoa, Pháp, Anh: Chẳng hạn loại anh hùng ca, loại kịch mới phôi thai hồi gần đây, mà văn xuôi Việt, mặc dầu đã tiến rất mau, mới chỉ là đương bước vào giai đoạn trưởng thành vì như trong cuốn Luyện văn II đã nói, nó mới được thông dụng không đầy một thế kỷ nay. Sách được trích dẫn nhiều văn thơ ngoại quốc, âu cũng là một cách học hỏi thêm để bồi bổ cho văn học Việt Nam.
Xin mời các bạn download Ebook (PDF) :
Download File PDF
Download File PDF - Link dự bị
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
- Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam
- Chúng tôi tập viết tiếng Việt
- Luyện Văn (I, II, III)
Và một số bài báo về Ngôn ngữ học Việt Nam
- Đọc Ngôn ngữ học Việt Nam của Nguyễn Bạt Tụy (1959)
- Ngữ pháp là gì? (1962)
- Cách dùng tiếng “Đâu” trong truyện Kiều (1966)
- Nửa thế kỷ chánh tả Việt ngữ (1968)
- Bộ Việt Nam từ điển của ông Lê Văn Đức (1970)
- Góp ý về việc thống nhất tiếng Việt (1976)
Riêng hai cuốn "Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam" và "Chúng tôi tập viết tiếng Việt", tác giả soạn chung, nhưng chúng tôi vẫn đưa vào tuyển tập III này.
Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê - Tập IV: Văn Học
Cái đẹp bao trùm cả cái Chân và cái Thiện; mà mục đích của đời người là tìm tòi thực hiện rồi hưởng cái Đẹp. Chúng ta càng văn minh bao nhiêu thì càng bỏ nhiều thì giờ để theo đuổi mục đích đó bấy nhiêu. Ngay từ hồi tiền sử, cả ức vạn năm về trước, tổ tiên ta mỗi khi được rảnh rang, khỏi phải lo cái ăn cái mặt, đã tỉ mỉ đục trên đá hình vạn vật ở chung quanh, nét đục rất tinh xảo, rồi họ lại biết tạo ra những xa xỉ phẩm, chê trái cây trong rừng là không ngon...
Nghệ thuật có mục đích ghi và thực hiện được cái đẹp trong vũ trụ; mà trong các nghệ thuật, văn chương và âm nhạc phổ cập hơn hết, cảm người ta sâu hơn hết, riêng văn chương lại có công dụng giảng giải, truyền bá các nghệ thuật khác, nên từ khi nhân loại có chữ viết thì bất kỳ ở thời nào và xứ nào, nó cũng được coi trọng hơn mọi môn khác và đựơc dạy nhiều nhất trong các trường học.
Ngày xưa, ở phương Tây cũng như ở phương Đông chúng ta, nói đến học tức là học văn, vì triết lý hay sử ký cũng điều là văn. Ngày nay, khoa học tuy đã chiếm một địa vị lớn trong chương trình giáo khoa, song vẫn không áp đảo nổi văn chương. Muốn luyện thuật viết, phải lĩnh hội được cái Đẹp trong văn và một khi lĩnh hội được rồi thì trí óc ta mở mang hơn, tình cảm ta tế nhị hơn, tâm hồn ta cao cả hơn; tóm lại con người của ta phong phú hơn. Chẳng những vậy, thuật viết còn làm tăng khả năng giúp đồng bào của ta lên. Xét về phẩm thì chúng ta tự hào đã có những trước tác phẩm đáng liệt vào hạng bất hủ của nhân loại, nhưng xét về lượng, nhất là về phương diện phong phú, ta phải nhận văn học của mình còn kém văn học Hoa, Pháp, Anh: Chẳng hạn loại anh hùng ca, loại kịch mới phôi thai hồi gần đây, mà văn xuôi Việt, mặc dầu đã tiến rất mau, mới chỉ là đương bước vào giai đoạn trưởng thành vì như trong cuốn Luyện văn II đã nói, nó mới được thông dụng không đầy một thế kỷ nay. Sách được trích dẫn nhiều văn thơ ngoại quốc, âu cũng là một cách học hỏi thêm để bồi bổ cho văn học Việt Nam.
Xin mời các bạn download Ebook (PDF) :
Download File PDF
Download File PDF - Link dự bị
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét