Gia Cát Lượng : Gia Cát Lượng tên tự là Khổng Minh sinh năm Quang Hòa thứ 4 đời Linh Đế (181) cha là Gia Cát Khuê mất sớm, ông theo ở với chú là Gia Cát Huyền. Sau đó Gia Cát Huyền cũng mất, Gia Cát Lượng về miền Long Trung tự cày ruộng kiếm ăn theo đuổi việc đèn sách.
Thuở mười tám, mười chín tuổi Khổng Minh cùng các bạn như Từ Thứ, Mạnh Trung Uy, Thạch Quảng Nguyên từ bỏ lối học hoa hòe hoa sói rất thịnh hành lúc bấy giờ mà đi vào con đường thực học. Bạn học thường hỏi Gia Cát Lượng lớn lên mong ước làm gì, ông chỉ mỉm cười vì chí nguyện của ông rất lớn là muốn khôi phục triều Hán.Thời Tam Quốc, Tào Tháo, Khổng Minh và Chu Du cùng xuất phát thư sinh chỉ vì thời loạn mà nhảy lên vũ đài chính trị. Cả ba cùng đạt tới địa vị cao, nhưng Khổng Minh vượt hẳn hai người kia về phong độ nho nhã thư sinh. Thái độ thư sinh nho nhã của ông được ngòi bút La Quán Trung tô điểm càng thêm tuyệt diệu như trong đoạn Lưu Bị "tam cố thảo lư" (ba lần đến tìm nơi nhà tranh).
Mục lục:
Gia Cát Lượng: từ bé đã lập chí lớn
Liễu Tông Nguyện: chính nhân quân tử
Đào Tiềm: học dưới
bóng liễu
Cát Hồng: bán củi
mua sách học
Tôn Tư Mạc: không
thích làm quan
Lý Hạ: khổ sở vì
văn chương
Đổng Trọng Thư: mê
học ba năm không nhìn ra cửa
Ban Cố: sử gia kiệt xuất
Ngô Đạo Tử: vẽ tranh răn kẻ ác
Lâm Tắc Từ: Thích nghe chuyện cổ
Trương Lương: hết lòng giúp đỡ người già
Tào Thực tuổi trẻ tài cao
Lưu hiệp: cô nhi hiếu học
Thi Nại Am: nghèo vẫn hiếu học
Ngô Thừa Ân: mê truyện thần thoại
Nhan Nguyên: suốt đời vẫn học
Trịnh Huyền: không thích làm quan
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét