Cuộc sống của con người là sống với người khác, sống với người thân cận. Những người khác đó có thể họ ngay bên ta, có thể họ không gần ta. Những người khác đó có thể họ yêu thương ta hay họ đang ghét ta. Trong cuộc sống thường ngày, vô tình hay cố ý, có người đã đối xử với ta không tốt, trong lời nói cũng như trong việc họ làm.
Thường mà nói là con người ai cũng có những hoài niệm, có khi những
hoài niềm đó làm cho ta vui, đôi khi những hoài niệm đó làm ta buồn, làm
ta giận, làm ta hận và thù ghét. Chắc chắn những hoài niệm này sẽ có
liên quan đến người khác. Những người khác đó có thể là ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, anh chị em, bạn bè hay tình làng nghĩa lối xóm với nhau. Vậy
điều quan trọng là ta tìm ra cách nào để quên đi những hoài niệm đáng
buồn đó?
Tha thứ là điều khó lắm nhưng cũng chính là điều cao cả mà các tôn
giáo đều dạy ta phải cống hiến cho người khác. Cho nhau tình yêu, cho
nhau tiền của, cho nhau thời giờ có khi những điều đó còn dễ làm hơn là
cho nhau một sự tha thứ.
Nhiều người ngày nay chắc chắn không thể hiểu được tha thứ là gì. Tha
thứ là sự cho đi của tình người. Bởi chính tha thứ làm cho ta biết yêu
tất cả những người đã mang lại cho chúng ta những hoài niệm của đau khổ,
yêu những ai đã mang lại cho ta một sự giận ghét. Thật là cao cả khi ta
biết quên mình bỏ qua tự ái ích kỷ cá nhân để sống hòa hợp với anh em.
Viết đến đây tôi nghĩ lại một câu chuyện mà tôi đã chứng kiến, có lẽ
câu chuyện này đã làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều về sự tha thứ cho
người anh em: Có hai gia đình nọ cùng là xóm láng với nhau, chơi với
nhau rất thân tình. Một hôm không biết vì chuyện xích mích gì mà hai gia
đình đó không đến với nhau, không hỏi han nhau như mọi ngày nữa. Lần
kia một trong hai gia đình mang cây nhà mình ra trồng tại một dải đất
không thuộc của mình, mà cũng không thuộc về nhà bên cạnh. Dải đất đó có
lẽ là dải đất chung thì phải. Ấy vậy mà khi trồng cây ra đó thì gia
đình kia chửi máng quá trời và ông xóm láng bên cạnh cũng không kém.
Xích mích càng ngày càng trầm trọng. Một cụ già trong một gia đình mới
nói với con cháu mình rằng: "Thôi chúng bay đừng có cãi nhau làm gì,
chắc chắn xích mích và cãi nhau như thế thì không bao giờ có điểm chung
đâu, điều quan trong là một trong hai bên có giám nhận sai về mình hay
không. Hay có giám chịu thiệt và nhận ra mình có lỗi và có giám tha thứ
cho nhau hay không thôi."
Vâng! đúng là như vây chỉ khi con người giám nhận mình sai trong
những cuộc giao tiếp cãi cọ, biết chịu thiệt thòi về mình thì chắc chắn
sự đổ vỡ trong gia đình không có, mà ngược lại gia đình và tình làng
nghĩa xóm niềm vui ngập tràn. Biết bao gia đình tan vỡ mất hạnh phúc chỉ
vì tính tự ái cá nhân, biết bao cuộc gây gổ bất hòa chỉ vì không biết
chịu đựng, và biết bao tình bạn cao quí đã phải chia tay chỉ vì những
xích mích nhỏ nhen, đưa đến hiểu lầm nhau !
Tại sao ta không thể ngồi lại với nhau, giãi bầy tâm tư ước nguyện với nhau rồi cùng nhau giải quyết và cảm thông cho nhau.
Cuôc sống ngày nay thật bon chen, nhưng ngược lại các cụ tổ tiên Việt
Nam chúng ta có câu "Lấy Ân Trả Oán" thật đúng! không có cách trả thù
nào cao quí cho bằng yêu thương và tha thứ.
Thời đại chúng ta thiết nghĩ đang có những cuộc cách mạng bạo động.
Một xã hội văn mình làm sao có thể lấy những cuộc bao động mà giáo dục
con người trở thành "người" được. Chỉ có cuộc cách mạng duy nhất mới cứu
vãn được con người và nhân lại ngày nay: Đó là cách mạng của tình yêu
thương, chỉ có cách mạng tình thương ấy mới tiêu diệt được những hoài
niềm của sự oán hờn ghen ghét và hận thù.
Mỗi chúng ta có thể sống bằng một niềm vui, một tình thương trao ban
để qua đó mọi người nhận ra Thượng Đế là Thiên Chúa của tình yêu thương.
Người không bao giờ đầu hàng với những yếu hèn và khuyết điểm của con
người. Và chỉ có Thượng Đế là tha thứ không ngừng mới có thể đòi buộc
con người không ngừng thứ tha. Tha thứ chính là sự cao trọng của tình
người, vì chỉ có thứ tha con người mới giống Thượng Đế và gần Ngài./.
Trần Văn Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét