Tâm Lý Trẻ Thơ (từ sơ sinh đến 15,17 tuổi) - Phạm Minh Lăng - Ebook

Vấn đề nuôi dạy trẻ thơ đang là những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Nói đến trẻ thơ từ trước đến nay nhiều người thường chỉ quan tâm đến lứa tuổi nhi đồng và thiếu nhi. Gần đây giới nghiên cứu đặc  biệt quan tâm đến đời sống tâm lý của các em ở tuổi mẫu giáo.


Tác phẩm này cũng còn quan tâm đến vai trò dự phòng, đến việc tạo dựng cho các em một nhân cách toàn diện, một cuộc sống “lành mạnh cả về tâm hồn và thể chất” mà các nhà tâm lý học hiện nay trên thế giới gọi là sức khoẻ về tâm lý.

Lý thuyết tâm lý mà công trình này muốn chuyển tải đến bạn đọc là “lý thuyết về sự chín muồi” (la théorie de la maturation). Gọi là lý thuyết về sự chín muồi ở đây là nói đến sự chín muồi về những tố chất tâm sinh lý, về sự chín muồi của những ứng xử vốn có mang tính bẩm sinh nơi con trẻ. Đó là cơ sở tự nhiên để xã hội cũng như gia đình, mà trực tiếp là các bậc làm cha làm mẹ, quyết định cách nuôi con cho thích hợp mới mục đích cũng như nguyên tắc đã lựa chọn.

“Dạy con từ tuổi còn thơ”. Câu ngạn ngữ này cho chúng ta biết rằng ông cha ta từ bao đời đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lớp trẻ thơ là tương lai của đất nước. Nếu giáo dục chu đáo và hợp lý, chúng ta những người làm cha làm mẹ và xã hội, sẽ có những công dân tốt để bảo vệ và xây dựng đất nước như chúng ta mong muốn. Chúng ta hiểu được rằng những gì các em có được trong tuổi thơ bao gồm cả cái tốt và cái chưa tốt sẽ là hành trang để các em bước vào đời và phần lớn những cái đó có ảnh hưởng không nhỏ trong suốt cả cuộc đời của các em. Những bậc cha mẹ và xã hội đừng bao giờ nghĩ rằng khi lớn lên các em sẽ quên hết hoặc gần như quên hết như số đông thường cho là như vậy. Quan niệm này vô hình chung đã cho phép người lớn nói chung muốn đối xử  với các em thế nào cũng được, miễn là hợp với mong muốn của mình, miễn là được việc với hàng trăm lý do khác nhau kể cả hợp lý và không hợp lý.

Câu ngạn ngữ “Dạy con từ tuổi còn thơ” còn bao hàm một ý tưởng nữa là tuổi nhỏ như cái cây non sẽ dễ uốn, dễ dạy. Nếu để cho cây già, cành cứng sẽ khó uốn và dễ gãy. Nếu xét về cái vẻ bề ngoài thì cách lý giải như vậy có vẻ như có lý. Nhưng bên trong lại ẩn chứa không biết bao nhiêu là điều chưa ổn, bao nhiêu nỗi hiểm nguy đang rình rập đâu đó.

Cứ cho rằng với trẻ thơ thì dễ uốn, dễ dạy thì lại xuất hiện một nguy cơ khác đáng lo ngại hơn là người ta có thể dễ uốn chúng thành những đứa trẻ tốt, nhưng cũng có thể dễ uốn chúng thành những đứa trẻ chưa tốt hoặc không tốt. Hai khả năng nói trên là ngang bằng nếu không dám nói là khả năng xấu nhiều khi lại có vẻ trội hơn.

Kinh nghiệm trong cuộc sống đời thường đã làm cho chúng ta phải thốt lên rằng làm người tốt sao mà khó thế còn làm người xấu sao mà dễ thế. Học được điều tốt sao mà vất vả còn nhiễm những thói hư tật xấu có vẻ đơn  giản hơn nhiều. Tất nhiên điều đó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Không biết đó có phải là một quy luật của đời sống xã hội hay không nhưng nó đang là một thách đố với những người làm cha làm mẹ cũng như đối với mọi xã hội trong thời đại hiện nay.

Vì thế dù cho xã hội, các bậc làm cha làm mẹ, các nhà khoa học đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết để tìm ra những lời giải có độ tin cậy cao thì nhân loại vẫn phải thừa nhận rằng: Trong thời đại hiện nay, vấn đề giáo dục trẻ thơ vẫn đặt ra cho xã hội và những người làm cha làm mẹ một khối lượng khổng lồ những bài toán cần được giải. Điều khẳng định nói trên không hề làm cho bất cứ một người nào ngạc nhiên dù còn vô số những quan niệm rất khác nhau trong đó có những nhà chuyên môn, thậm chí còn đối nghịch nhau gay gắt về vấn đề giáo dục trẻ thơ, thế hệ tương lai, người kế tục sự nghiệp của ông cha, người của nền văn minh tin học, của nền văn minh trí tuệ.

Thực tế đã chứng minh rằng một nền giáo dục xơ cứng là không phù hợp với tâm sinh lý trẻ thơ vì nó không mở ra một phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng thích hợp với sự phát triển của các em. Nó làm cho các em cảm thấy thiếu một sự an toàn cần thiết và đây là tình cảm tự nhiên nơi các em nhỏ. Đây cũng là trường hợp đã từng xảy ra với không ít các gia đình trong thời đại hiện nay.Chính các em cũng không thấy mặn mà gì với một chế độ giáo dục như vậy.

Các nhà tâm lý học đã có lời khuyên thẳng thắn rằng: Muốn cho trẻ em phát triển bình thường không mang bệnh thần kinh các loại xin hãy tránh gây ra sự dồn nén về mặt tinh thần nơi các em.

Như thế không có nghĩa là không có một kỷ luật nào trong việc giáo dục các em mà vấn đề là kỷ luật đó phải như thế nào chứ không phải là thứ kỷ luật chỉ có áp đặt một cách tuỳ tiện dẫn đến những dồn ép có hại.....

Nhà xuất bản cũng như tác giả mong rằng tác phẩm này là những lời khuyên, những gợi ý, một cách đặc vấn đề đối với xã hội, các nhà giáo dục cũng như đối với các bậc làm cha mẹ để cùng nhau suy nghĩ về một lĩnh vực vừa quan trọng lại vừa gai góc như Tâm lý trẻ thơ.



Mục Lục :

I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC

1. Mấy quan niệm khác nhau về vấn đề nuôi dạy trẻ thơ
2. Mục đích nuôi dạy trẻ thơ
3. Nguyên tắc trong việc nuôi dạy trẻ thơ

II. SỰ CHÍN MUỒI VỀ MẶT TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ THƠ

1. Những tố chất tự nhiên bẩm sinh
2. Vai trò của trí thông minh, của trí tuệ
3. Sự phát triển tự nhiên của những tố chất tự nhiên
4.Vai trò của sự lặp đi lặp lại và sự gia nhập

III. NHỮNG THỜI KỲ ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

1. Sự phụ thuộc
2. Nguyên tắc về sự thích thú
3. Tính thích thú được chú ý
4. Tính tò mò, sự khám phá và sự bắt chước
5. Tính khó bảo
6. Vấn đề tự do và kỷ luật, sự tự kiểm soát

IV. CƠ CẤU HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA CÁC EM

1. Sự dễ hấp thụ và sự ám thị 
2. Sự đồng nhất 
3. Cái siêu tôi 
4. Vai trò của luân lý xã hội 
5. Tuổi cá thể
6. Con người tiền sử 
7. Vai trò của đồ chơi và trò chơi 

V. TUỔI THIẾU NIÊN

1. Tính cách chung
2. Tuổi dậy thì 
3. Thời kỳ đồng tính luyến ái 
4. Các bước của thời kỳ tình dục đích thực
5. Thời kỳ hình thành ý thức hệ

VI- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý

Xin mời các bạn download Ebook (dạng prc) tại đây :  

http://www.mediafire.com/download/s7r8825c8ayqau0

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét