“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được tâm ta
cho không xao động, thì ta luôn luôn đạt được tình trạng thái hòa. Khi
ta điều khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽ
tránh được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh
được bệnh khủng hoảng tâm thần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình
thường rất tai hại cho những người sống chung quanh.
Hạnh phúc quả thật khó cắt nghĩa. Hạnh
phúc khi ẩn khi hiện, khi có, khi không, tuỳ theo từng chỗ đứng và chỉ
chính mình mới biết được. Khi ta gặp một người nhà giàu, tiền bạc xum
xuê, xe cộ bóng láng ta nói “Người ấy sung sướng quá. có phước quá” thì
chưa chắc đã đúng. Khi ta thấy một người làm việc lam lũ vất vả để nuôi
một đàn con, ta hay nói “tội nghiệp”. Nhưng nếu có dịp nói chuyện với
người nghèo này chưa chắc ta đã nghe những lời than van như người nhà
giàu nọ. Và biết đâu người lam lũ kia chẳng hạnh phúc hơn người giàu có.
Theo nhiều cuộc khảo cứu cho thấy những người không có hạnh phúc là
những người luôn luôn chú trọng đến chính mình, hay lo nghĩ, thường bất
đồng và không chấp nhận ý kiến của người khác. Trái lại, người hạnh phúc
luôn hoà đồng với người chung quanh, biết uyển chuyển và có thể chấp
nhận những chuyện không vừa ý một cách dễ dàng. Và điều quan trọng, như
trong Thánh kinh, người hạnh phúc luôn có lòng thương yêu và tha thứ.
Khi ta được hưởng một điều gì vui, ta vẫn nói “Trời cho” nhưng theo
đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuốn Nghệ thuật của Hạnh Phúc (The Art of
Happiness) thì Hạnh phúc tự ta có thể tìm được bằng cách điều khien ý
nghĩ trong đầu mình. Nếu mình nghĩ mình có hạnh phúc tức là mình đã có
hạnh phúc.
Một trong những điều làm mất hạnh phúc là sự so sánh những gì mình có
với những gì mình muốn mà không thể có, hay mình có mà không thấy.
Người ta vẫn thường nói “cỏ nhà hàng xóm bao giờ cũng xanh hơn cỏ nhà
mình”.
Tục ngữ ta có câu “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Đó cũng là cái quan niệm sống hạnh phúc, “an nhiên tự tại” của người xưa đã để lại cho hậu thế.
Tục ngữ ta có câu “Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”. Đó cũng là cái quan niệm sống hạnh phúc, “an nhiên tự tại” của người xưa đã để lại cho hậu thế.
Ngoài những hạnh phúc vật chất còn có những hạnh phúc về tinh thần
như tình người với nhau. Tình yêu thương đồng loại, tình gia đình, tình
bè bạn… biết bao thứ tình mà chúng ta trân quý để tạo cho chính ta và
mọi người chung quanh hạnh phúc.
Đức Đạt Lat Lạt Ma, trong cuốn Nghệ thuật của hạnh phúc, cho chúng ta
một thông điệp về hạnh phúc “Chúng ta không cần thêm tiền, chúng ta
không cần thành công hơn nữa, chúng ta không cần có một thân hình hoàn
hảo, và ngay cả chúng ta không cần phải có một người bạn đường hoàn
hảo”, cho ta thấy của cải, ham muốn ở thế gian không là yếu tố duy nhất
làm nên hạnh phúc Trong quan niệm trên chứa đựng một triết lý đông
phương rất thâm sâu về Tham, Sân, Si của nhà Phật.
Triết lý đông tây nhiều khi không giống nhau nhưng quan niệm về hạnh
phúc thì hình như cùng gặp nhau ở một điểm. Đó là hạnh phúc là cái gì
quí nhất ở trên đời. Như trên, nhà xã hội học Aristotie viết rằng “hạnh
phúc là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn”.
Các nhà khảo cứu chuyên môn ngày nay cho rằng hạnh phúc gồm hai yếu
tố: thứ nhất là do bộ óc của từng người, có thể điều khiển hạnh phúc của
mình. Thứ hai là tập thói quen thích thú, lấy sự làm việc, tiêu khiển,
liên hệ với mọi người, cùng các hoạt động hữu ích là có ý nghĩa. Một bác
sĩ tâm lý khác, bà Joyce Brothers đang cộng tác với tờ Los Angeles
Times cũng nói: Khi một người hoạt động và thích thú với những gì chung
quanh mình, cơ thể, trí óc và tinh thần người ấy sẽ càng ngày càng trở
nên tốt hơn.
“Tâm bình thì thế giới bình”. Khi ta điều khiển được tâm ta cho không
xao động, thì ta luôn luôn đạt được tình trạng thái hòa. Khi ta điều
khiển được trí óc để có tư tưởng hạnh phúc trong đầu, xã hội sẽ tránh
được rất nhiều những thảm cảnh nhiễu loạn và chính ta cũng tránh được
bệnh khủng hoảng tâm thần. Hậu quả của loạn tâm nơi chính mình thường
rất tai hại cho những người sống chung quanh.
Khi chúng ta đói mà được bữa cơm thanh đạm ta vẫn thấy ngon hơn khi
được thưởng thức cao lương mỹ vị khi đã no. Chúng ta làm việc mệt nhọc
cả tuần, đợi đến ngày cuối tuần để nghỉ ngơi. Vậy mà cái ngày Chủ nhật
nhàn nhã lại không vui hơn ngày thứ Sáu vất vả, vì ta không biết thưởng
thức cái vui hiện tại và hay lo lắng cho những ngày tương lai. Người Hoa
Kỳ chơi chữ bằng một câu “Present is present”, hiện tại là quà tặng,
hay có thể nói, hãy hưởng những gì mình đang có bây giờ. Vậy thì, ngoại
trừ những điều kiện tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, hạnh phúc cũng
chỉ là những điều trong tâm ta mà thôi.
Xem thế, không có cái vui nào trên đời mà hoàn hảo cả trừ khi ta biết
bắt lấy và thưởng thức khi nó vào tay mình. Không có cái buồn nào là
bất hạnh nếu ta cho đó là chuyện bình thường trong cuộc sống, rồi nó sẽ
qua đi. Đời có thể không có bất hạnh nếu ta quan niệm như các cụ ngày
xưa “Sông có khúc, người có lúc”. Hạnh phúc quả là một cảm giác chủ quan
tự mình trong khách quan tương đối ở những hiện tượng thực tế chung
quanh.
Một nhà tư tưởng vô danh đã định nghĩa, Hạnh Phúc là tất cả những cái
thần diệu của cuộc sống: Sự sung sướng, niềm đau khổ, giọt nước mắt,
những nụ cười. Hãy rút kinh nghiệm để mang thêm cho mình lòng yêu thương
và trải rộng đến tha nhân trong quãng đời chúng ta đang sống.
Chấp nhận quan niệm trên, có lẽ ta đã tìm ra chân lý hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét