Tâm lý là yếu tố góp phần không nhỏ trong thành
công của mỗi sĩ tử trong những kỳ thi cuối cấp. Vì vậy, việc ổn định tâm lý
trước kỳ thi là điều vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là sẽ quyết định sự
"thành - bại" của các sĩ tử.
Các chuyên gia đưa ra 6 bước nhằm giúp ổn định tâm lý sau đây:
1. Xây dựng thời khóa biểu một cách chi tiết và cụ thể
Bên cạnh thời khóa biểu học trên lớp thì các bạn cần phải xây dựng cho bản thân một lịch học cụ thể và chi tiết hơn. Buổi sáng học môn nào, thời lượng bao nhiêu, buổi chiều học như thế nào, đến buổi tối học vấn đề gì, nhưng các bạn cũng nên nhớ một điều rằng lồng ghép trong thời khóa biểu học phải có thời gian giải lao, nghỉ ngơi hợp lý.
2. Hãy dẹp bỏ tất cả những ý nghĩ vu vơ
Một người không suy nghĩ thì không tốn đi một khối năng lượng nhất định, nhưng đối với những người hay suy nghĩ thì bất cứ ý nghĩ nào cũng tốn kém năng lượng, do đó trong quá trình ôn thi và chuẩn bị cho kỳ thi, các sỹ tử hãy gác bỏ mọi suy nghĩ vu vơ, những lo lắng không cần thiết mà hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ vào việc củng cố bài vở và ôn luyện cho tốt. Vẽ cho mình một viễn cảnh thật đẹp sau kỳ thi thành công là một động lực thúc đẩy rất hiệu quả!
3. Phải giữ sức khỏe ổn định
Các sỹ tử cần nhớ rằng sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng trong việc thi cử, do đó phải giữ sức khỏe ổn định trong quá trình ôn và luyện thi, phải ăn uống điều độ, không được thức quá khuya. Bởi không có sức khỏe thì không thể suy nghĩ, giải quyết vấn đề một cách thấu đáo và thông suốt được và khi tinh thần mệt mỏi thường dẫn đến tình trạng làm sai những điều rất đơn giản.
4. Thật sự chủ động và nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi
Các sỹ tử phải chủ động, tự tin vào vốn kiến thức của bản thân đã mài dũa trong 3 năm học qua. Không nên học lệch, học tủ, không trông chờ ỷ lại vào người khác mà phải tạo tư thế chủ động, bình tĩnh và tự tin trong mọi tình huống. Cần phải tập trung ôn luyện cho thật tốt, không nên lo sợ, hoang mang và đặc biệt không nên tin vào những lời bói toán vì chính nó sẽ làm cho chúng ta chủ quan hay hoang mang hơn mà thôi.
5. Kiểm nghiệm lại kiến thức của bản thân
Trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh, bản thân mỗi sỹ tử phải kiểm nghiệm, đánh giá lại bản thân, kiểm nghiệm lại vốn kiến thức, sau 3 năm theo học, các bạn nhớ được những gì, phần nào hiểu được nội dung, phần nào còn khuyết để từ đó tập trung bổ sung, bồi đưỡng nhằm tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước lên sân khấu lớn của mùa thi.
6. Nên tự học trước khi thi
Đây là yếu tố quan trọng để các sỹ tử củng cố, nắm vững kiến thức, biến những tri thức mà mình đã được học ở trường thành kiến thức riêng cho bản thân. Bởi tự học giúp các sỹ tử bổ sung những lỗ hổng kiến thức, phát hiện những điều hay và giúp các sỹ tử ghi nhớ kiến thức một cách lâu bền và sâu sắc.
Nhưng để làm được điều này, các sỹ tử cần phải có thái độ học nghiêm túc, không bao giờ bằng lòng với vốn kiến thức mà mình đã có và phải chú tâm ôn luyện một cách toàn diện. Tự luyện lúc nào cũng tốt hơn chen chúc nhau hàng chục, hàng trăm người trong lò luyện, chắc chắn là như vậy! Thực tế cho thấy các thủ khoa đều tự học mà nên!
(Sưu tầm)
Các chuyên gia đưa ra 6 bước nhằm giúp ổn định tâm lý sau đây:
1. Xây dựng thời khóa biểu một cách chi tiết và cụ thể
Bên cạnh thời khóa biểu học trên lớp thì các bạn cần phải xây dựng cho bản thân một lịch học cụ thể và chi tiết hơn. Buổi sáng học môn nào, thời lượng bao nhiêu, buổi chiều học như thế nào, đến buổi tối học vấn đề gì, nhưng các bạn cũng nên nhớ một điều rằng lồng ghép trong thời khóa biểu học phải có thời gian giải lao, nghỉ ngơi hợp lý.
2. Hãy dẹp bỏ tất cả những ý nghĩ vu vơ
Một người không suy nghĩ thì không tốn đi một khối năng lượng nhất định, nhưng đối với những người hay suy nghĩ thì bất cứ ý nghĩ nào cũng tốn kém năng lượng, do đó trong quá trình ôn thi và chuẩn bị cho kỳ thi, các sỹ tử hãy gác bỏ mọi suy nghĩ vu vơ, những lo lắng không cần thiết mà hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ vào việc củng cố bài vở và ôn luyện cho tốt. Vẽ cho mình một viễn cảnh thật đẹp sau kỳ thi thành công là một động lực thúc đẩy rất hiệu quả!
3. Phải giữ sức khỏe ổn định
Các sỹ tử cần nhớ rằng sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng trong việc thi cử, do đó phải giữ sức khỏe ổn định trong quá trình ôn và luyện thi, phải ăn uống điều độ, không được thức quá khuya. Bởi không có sức khỏe thì không thể suy nghĩ, giải quyết vấn đề một cách thấu đáo và thông suốt được và khi tinh thần mệt mỏi thường dẫn đến tình trạng làm sai những điều rất đơn giản.
4. Thật sự chủ động và nghiêm túc trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi
Các sỹ tử phải chủ động, tự tin vào vốn kiến thức của bản thân đã mài dũa trong 3 năm học qua. Không nên học lệch, học tủ, không trông chờ ỷ lại vào người khác mà phải tạo tư thế chủ động, bình tĩnh và tự tin trong mọi tình huống. Cần phải tập trung ôn luyện cho thật tốt, không nên lo sợ, hoang mang và đặc biệt không nên tin vào những lời bói toán vì chính nó sẽ làm cho chúng ta chủ quan hay hoang mang hơn mà thôi.
5. Kiểm nghiệm lại kiến thức của bản thân
Trước khi bước vào kỳ thi tuyển sinh, bản thân mỗi sỹ tử phải kiểm nghiệm, đánh giá lại bản thân, kiểm nghiệm lại vốn kiến thức, sau 3 năm theo học, các bạn nhớ được những gì, phần nào hiểu được nội dung, phần nào còn khuyết để từ đó tập trung bổ sung, bồi đưỡng nhằm tạo nên nền tảng kiến thức vững chắc trước khi bước lên sân khấu lớn của mùa thi.
6. Nên tự học trước khi thi
Đây là yếu tố quan trọng để các sỹ tử củng cố, nắm vững kiến thức, biến những tri thức mà mình đã được học ở trường thành kiến thức riêng cho bản thân. Bởi tự học giúp các sỹ tử bổ sung những lỗ hổng kiến thức, phát hiện những điều hay và giúp các sỹ tử ghi nhớ kiến thức một cách lâu bền và sâu sắc.
Nhưng để làm được điều này, các sỹ tử cần phải có thái độ học nghiêm túc, không bao giờ bằng lòng với vốn kiến thức mà mình đã có và phải chú tâm ôn luyện một cách toàn diện. Tự luyện lúc nào cũng tốt hơn chen chúc nhau hàng chục, hàng trăm người trong lò luyện, chắc chắn là như vậy! Thực tế cho thấy các thủ khoa đều tự học mà nên!
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét