Vào năm 1883, một kỹ sư tên là John Roebling nảy ra ý tưởng xây một cây cầu
ngoạn mục nối liền New York với Long Island. Tuy nhiên, những chuyên gia về xây
dựng cầu trên khắp thế giời nghĩ rằng đây là một điều bất khả thi và nói với
Roebling hãy quên ý nghĩ đó đi. Ý tưởng đó không thể trở thành hiện thực được.
Nó không thực tế. Nó chưa từng được thực hiện trước đó.
Roebling không
thể quên đi hình ảnh về cây cầu trong tâm trí ông. Ông lúc nào cũng nghĩ về nó
và sâu thẳm trong trái tim, ông biết ý tưởng ấy có thể thực hiện được. Ông cần
phải chia sẻ mong muốn này với một ai đó. Sau nhiều thảo luận và thuyết phục,
ông đã thành công trong việc làm cho con trai ông, Washington, một kỹ sư triển
vọng, tin rằng thực tế cây cầu có thể xây dựng được.
Lần đầu tiên làm việc cùng nhau, người cha và cậu con trai xây dựng đồ án về cách thức để hiện thực hóa những ý tưởng ban đầu cũng như làm sao để vượt qua những trở ngại. Tràn đầy phấn khích và niềm cảm hứng, cùng với sự hăng say trước một thách thức lớn, họ thuê đội xây dựng và bắt đầu xây cây cầu trong mơ của mình.
Dự án khởi đầu tốt đẹp, nhưng chỉ sau vài tháng tiến hành, một tai nạn thảm khốc trên công trường đã cướp đi sinh mạng của John Roebling. Wasshington bị chấn thương não và do đó không còn có thể đi lại, nói chuyện hay làm gì được nữa.
“Chúng ta đã bảo họ rồi mà.”
“Những kẻ điên và giấc mơ điên khùng của họ.”
“Thật là ngu xuẩn khi theo đuổi những ảo tưởng hoang đường.”
Mọi người đều có những bình luận tiêu cực và cảm thấy rằng dự án nên bị hủy bỏ vì hai cha con Roebling là những người duy nhất biết cách xây cây cầu. Mặc dù bị tàn phế, Washington không bao giờ nản chí, ông vẫn mang khát vọng cháy bỏng là hoàn thành cây cầu và trí óc của ông vẫn rất minh mẫn như trước đây.
Ông đã cố gắng truyền cảm hứng và lòng nhiệt huyết của mình cho một vài người bạn nhưng họ đều nản chí trước nhiệm vụ đặt ra. Nằm trên chiếc giường trong bệnh viện, với ánh mặt trời trào qua những khung cửa sổ, một làn gió nhẹ lùa vào, tách những tấm rèm trắng mỏng manh và trong một lúc, ông có thể nhìn thấy bầu trời và những ngọn cây ở bên ngoài.
Điều đó dường như là một thông điệp muốn nhắn nhủ ông đừng từ bỏ. Đột nhiên, một ý tưởng chợt đến với ông. Tất cả những gì ông có thể làm được là cử động một ngón tay và ông quyết định sẽ tận dụng điều đó. Bằng cách cử động ngón tay, dần dần ông có thể giao tiếp được với vợ bằng một thứ ký hiệu cử chỉ.
Ông dùng ngón tay gõ nhẹ vào cánh tay vợ mình, ra dấu rằng ông muốn bà gọi những người kỹ sư đó một lần nữa. Rồi ông lại dùng chính cách ấy, chạm vào tay vợ ra ký hiệu, để bảo cho những kỹ sư cần phải làm gì. Điều đó dường như thật ngốc nghếch nhưng dự án đã được tiến hành trở lại.
Trong suốt 13 năm, Washington đã “gõ” ra những lời hướng dẫn bằng cách gõ nhẹ vào cách tay vợ ông, cho đến tận khi cây cầu được hoàn thành.
Ngày nay, cây cầu Brooklyn vĩ đại đứng đó trong sự vinh quang, tưởng nhớ đến chiến thắng của một người đàn ông với ý chí bất khuất và sự quyết tâm không chịu đầu hàng nghịch cảnh. Nó cũng là sự tưởng nhớ đến những người kỹ sư và công việc của họ, lòng tin của họ vào một người đàn ông đã bị cả nửa thế giới lúc ấy cho là điên khùng. Cây cầu đứng đó còn là một đài kỷ niệm hữu hình về tình yêu và sự cống hỉến của người vợ suốt 13 năm ròng rã đã kiên nhẫn “giải mã” những thông điệp của người chồng và nói với những kỹ sư rằng họ cần phải làm gì.
Có lẽ, đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thái độ không bao giờ khuất phục đã giúp người ta vượt qua sự tàn phế thân thể và thực hiện được một mục tiêu tưởng như bất khả thi.
Lần đầu tiên làm việc cùng nhau, người cha và cậu con trai xây dựng đồ án về cách thức để hiện thực hóa những ý tưởng ban đầu cũng như làm sao để vượt qua những trở ngại. Tràn đầy phấn khích và niềm cảm hứng, cùng với sự hăng say trước một thách thức lớn, họ thuê đội xây dựng và bắt đầu xây cây cầu trong mơ của mình.
Dự án khởi đầu tốt đẹp, nhưng chỉ sau vài tháng tiến hành, một tai nạn thảm khốc trên công trường đã cướp đi sinh mạng của John Roebling. Wasshington bị chấn thương não và do đó không còn có thể đi lại, nói chuyện hay làm gì được nữa.
“Chúng ta đã bảo họ rồi mà.”
“Những kẻ điên và giấc mơ điên khùng của họ.”
“Thật là ngu xuẩn khi theo đuổi những ảo tưởng hoang đường.”
Mọi người đều có những bình luận tiêu cực và cảm thấy rằng dự án nên bị hủy bỏ vì hai cha con Roebling là những người duy nhất biết cách xây cây cầu. Mặc dù bị tàn phế, Washington không bao giờ nản chí, ông vẫn mang khát vọng cháy bỏng là hoàn thành cây cầu và trí óc của ông vẫn rất minh mẫn như trước đây.
Ông đã cố gắng truyền cảm hứng và lòng nhiệt huyết của mình cho một vài người bạn nhưng họ đều nản chí trước nhiệm vụ đặt ra. Nằm trên chiếc giường trong bệnh viện, với ánh mặt trời trào qua những khung cửa sổ, một làn gió nhẹ lùa vào, tách những tấm rèm trắng mỏng manh và trong một lúc, ông có thể nhìn thấy bầu trời và những ngọn cây ở bên ngoài.
Điều đó dường như là một thông điệp muốn nhắn nhủ ông đừng từ bỏ. Đột nhiên, một ý tưởng chợt đến với ông. Tất cả những gì ông có thể làm được là cử động một ngón tay và ông quyết định sẽ tận dụng điều đó. Bằng cách cử động ngón tay, dần dần ông có thể giao tiếp được với vợ bằng một thứ ký hiệu cử chỉ.
Ông dùng ngón tay gõ nhẹ vào cánh tay vợ mình, ra dấu rằng ông muốn bà gọi những người kỹ sư đó một lần nữa. Rồi ông lại dùng chính cách ấy, chạm vào tay vợ ra ký hiệu, để bảo cho những kỹ sư cần phải làm gì. Điều đó dường như thật ngốc nghếch nhưng dự án đã được tiến hành trở lại.
Trong suốt 13 năm, Washington đã “gõ” ra những lời hướng dẫn bằng cách gõ nhẹ vào cách tay vợ ông, cho đến tận khi cây cầu được hoàn thành.
Ngày nay, cây cầu Brooklyn vĩ đại đứng đó trong sự vinh quang, tưởng nhớ đến chiến thắng của một người đàn ông với ý chí bất khuất và sự quyết tâm không chịu đầu hàng nghịch cảnh. Nó cũng là sự tưởng nhớ đến những người kỹ sư và công việc của họ, lòng tin của họ vào một người đàn ông đã bị cả nửa thế giới lúc ấy cho là điên khùng. Cây cầu đứng đó còn là một đài kỷ niệm hữu hình về tình yêu và sự cống hỉến của người vợ suốt 13 năm ròng rã đã kiên nhẫn “giải mã” những thông điệp của người chồng và nói với những kỹ sư rằng họ cần phải làm gì.
Có lẽ, đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thái độ không bao giờ khuất phục đã giúp người ta vượt qua sự tàn phế thân thể và thực hiện được một mục tiêu tưởng như bất khả thi.
Nhiều khi chúng ta gặp phải những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng những trở ngại ấy dường như rất nhỏ bé nếu so sánh với những gì mà nhiều người khác cũng đang phải đối mặt. Cây cầu Brooklyn cho chúng ta thấy rằng những mơ ước tưởng như không thể thực hiện được có thể được hiện thực hóa với sự quyết tâm và kiên trì, bất chấp thử thách là gì đi chăng nữa.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét