Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải
đối mặt với những điều làm mình phải phiền não. Làm thế nào để kiềm chế
cảm xúc và vượt qua những khó chịu đó là điều không hề đơn giản.
Những gợi ý dưới đây hy vọng sẽ cung cấp
cho bạn giải pháp để giải quyết vấn đề. Hãy nhớ và luôn mang bên mình
“chùm chìa khóa” này nhé, nó sẽ khá hữu ích đối với bạn.
1. Hít thở sâu
Một trong những cách tốt nhất và đơn giản nhất để bình tĩnh lại khi bạn đang bực tức đó là hít thở sâu. Theo bản năng, để nguôi giận bạn thường la hét hoặc nói ra điều gì đó, nhưng nhiều khi những điều nói ra khi tâm trạng không được cân bằng sẽ khiến bạn phải ân hận sau đó. Vì vậy, để tránh những điều không đáng có hãy im lặng và thở sâu.
1. Hít thở sâu
Một trong những cách tốt nhất và đơn giản nhất để bình tĩnh lại khi bạn đang bực tức đó là hít thở sâu. Theo bản năng, để nguôi giận bạn thường la hét hoặc nói ra điều gì đó, nhưng nhiều khi những điều nói ra khi tâm trạng không được cân bằng sẽ khiến bạn phải ân hận sau đó. Vì vậy, để tránh những điều không đáng có hãy im lặng và thở sâu.
2. Giảm bớt cái “Tôi”
Khi một ai đó, hay một điều gì đó trong văn phòng là làm cho bạn tức giận, thay vì “đôi co” để làm sáng rõ vấn đề, hãy bước ra bên ngoài đi bộ vài phút hoặc pha cho mình một ly trà.
Trường hợp vợ, chồng hoặc con làm cho bạn bực mình, hãy bước vào phòng tắm và mở vòi hoa sen. Việc tắm rửa không chỉ giúp cơ thể bạn sạch sẽ, sảng khoái mà đây còn là thời điểm để bạn nhìn nhận lại điều đã làm bạn phiền lòng có đáng không. Khi đã nhìn nhận đúng vấn đề, bạn cũng sẽ tìm ra giải pháp cho riêng mình.
3. Hãy viết ra
Nếu trong lòng bạn đang chất chứa quá
nhiều cảm xúc, hãy ngồi vào máy tính, hoặc lấy một cây bút và một cuốn
sổ để ghi lại những điều đó cho riêng mình. Có thể ngay lúc ấy, bạn chưa
thể có được câu trả lời, hay những phương án hoàn hảo nhất, nhưng nó sẽ
là dịp để bạn bình tâm hơn để soi xét lại mọi vấn đề.
4. Tìm một ai đó để chia sẻ
4. Tìm một ai đó để chia sẻ
Bạn thân hoặc thành viên nào đó trong gia
đình- người mà bạn có thể chia sẻ mọi chuyện chính là nguồn hỗ trợ đắc
lực trong các tình huống khó khăn. Họ sẽ là người thẳng thắn nói cho bạn
biết bạn đã làm đúng hay đã sai và làm thế nào để sửa chữa những sai
lầm đó.
5. Tự tạo niềm vui cho chính mình
5. Tự tạo niềm vui cho chính mình
Khi căng thẳng, hãy dành thời gian cho
những gì mà bạn yêu thích, điều này có thể sẽ mang đến cho bạn những
niềm vui nho nhỏ trong tâm hồn. Một chuyến đi ngắn cũng có thể giúp bạn
cân bằng lại cảm xúc để trở lại với trạng thái tốt hơn.
6. Tập thể dục
6. Tập thể dục
Bạn vẫn cảm thấy tức giận sau một cuộc
đối đầu, cách tốt nhất để thoát ra là hãy tham gia vào một hoạt động thể
chất như tập thể dục. Không chỉ có vậy, tập thể dục còn là cách giúp
bạn giảm cân và giữ gìn sức khỏe. Chỉ cần một vài phút đi bộ, chạy bộ
hoặc nâng tạ…, huyết áp, nhịp tim và hơi thở của bạn sẽ bình thường trở
lại. Nếu thời tiết đẹp, bạn hãy đến công viên, hay một hồ nước nào đó,
chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
7. Nghe nhạc
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không vui, hãy nghe nhạc để xoa dịu tâm trạng. Tuy nhiên, những lúc như vậy, bạn chỉ nên nghe những bản nhạc thật nhẹ nhàng, êm dịu, tránh các loại nhạc quá mạnh và có tiết tấu dồn dập.
8. Đừng phản ứng tiêu cực
Những chất kích thích như rươu, bia,
thuốc lá… không giúp bạn cải thiện tâm trạng mà còn làm cho vấn đề thêm
trầm trọng. Do đó, hãy tránh xa tất cả những điều này và sử dụng thật
linh hoạt những “chiếc chìa khóa” mà bạn vừa được cung cấp để giải quyết
vấn đề nhé.
(chiaseyeuthuong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét