Cuộc
sống hiện đại con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực từ chuyện học
hành, làm việc, tài chính... Nếu không chú ý, chính bạn có thể vô tình
gây thêm sức ép với người thân của bạn. Hãy bắt mạch và giúp người nhà
giảm được áp lực để ngôi nhà của bạn thực sự là một tổ ấm.
1. Quan tâm nhiều hơn
Khi người bạn đời của bạn, con bạn chán ăn, thở dài hay nghĩ xa xăm thậm chí là đốt thuốc lá liên tục hay kêu mệt đi nằm sớm, mất ngủ... là những triệu chứng bất thường mà bạn nên quan tâm. Thông thường đó là kết quả của một thời gian dài chịu quá nhiều áp lực.
Con cái phải học hành quá nhiều mà kết quả học tập không cao, công việc ở cơ quan quá nhiều, quan hệ nơi làm việc quá phức tạp... đó có thể là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng. Trong mọi trường hợp, người thân của bạn vẫn cần được quan tâm nhiều hơn.
2. Chú ý quan sát để tìm nguyên nhân
Khi bạn thực sự quan tâm, bạn có thể kín đáo quan sát và tìm ra nguyên nhân. Một sự quan tâm chung chung không giải quyết được triệt để vấn đề. Phải tìm được nguyên nhân bạn mới có thể giúp đỡ chia sẻ với người thân của mình.
Nếu bạn không tự tìm hiểu trước mà đường đột hỏi thẳng, có thể làm cho người thân của bạn khó chịu và lảng sang chuyện khác. Với những người càng kín đáo sâu sắc, bạn càng cần phải tế nhị nhẹ nhàng. Mọi chuyện chỉ có thể giải quyết tốt khi bạn chịu khó quan sát và tự tìm hiểu mọi chuyện để nắm được đôi chút khó khăn của người thân của bạn.
3. Tạo điều kiện để người thân tâm sự
Sau khi đã hiểu được ít nhiều về khó khăn của người thân của bạn, hãy tạo điều kiện để tự họ nói ra mọi chuyện. Tâm sự với người khác cũng là một trong những cách để giải tỏa được sức ép.
Bạn cần phải chọn một thời gian và không gian thích hợp. Những khó khăn không phải lúc nào cũng có thể nói ra lúc tất cả mọi người trong gia đình cùng có mặt. Một buổi chiều của ngày nghỉ, một buổi tối không quá mệt mỏi là thời điểm thích hợp để bạn "vào đề".
Với một số trường hợp, bạn có thể hỏi trực tiếp để người thân của bạn có thể dễ dàng kể về khó khăn của họ. Tuy nhiên cho dù bạn sắp đặt điều gì cũng phải dựa trên một sự cảm thông, quan tâm thực sự.
4. Chia sẻ
Bằng sự thành thực, hãy chia sẻ với họ. Không nhất thiết là bạn phải làm ngay tức khắc điều gì đó cho họ. Chăm chú lắng nghe, đưa ra một vài nhận xét, tìm kiếm giúp họ những thông tin liên quan... cũng là những cách thể hiện sự quan tâm chia sẻ khó khăn với người khác.
Thông thường việc của người nào thì chính người ấy mới có thể đối mặt và giải quyết, không ai làm hộ được cho họ, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể trở thành một "quân sư" đóng góp ý kiến cho họ và quan trọng hơn cả là cổ vũ động viên họ.
5. Giúp họ "để việc đó đến ngày mai"
Với nhiều việc quá lo nghĩ về nó chưa chắc đã phải là tốt. Con bạn đứng trước một kỳ thi, chồng hay vợ bạn đứng trước một nhiệm vụ mới khó khăn... Hãy nhắc nhở họ chuẩn bị chu đáo những gì cần thiết nhất rồi sau đó... tạm gác chuyện đó lại đến ngày mai. Chỉ như vậy người thân của bạn mới có đủ sức khỏe và thoải mái đôi chút về tinh thần để đối mặt và giải quyết mọi khó khăn.
6. Nghĩ hộ một chút
Trong khi người thân của bạn nghỉ ngơi, bạn hãy... nghĩ hộ cho họ. Ở một góc độ nào đó, bạn vẫn là người ngoài cuộc và đương nhiên bạn có thể sẽ tỉnh táo, sáng suốt hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ và đưa ra một số phương án giải quyết.
Đôi lúc bạn sẽ giúp họ tìm ra những giải pháp tối ưu và rất đơn giản mà bấy lâu nay chỉ vì quá lo nghĩ họ lại không nhận ra. Nếu không bạn cũng đã tỏ ra quan tâm thực sự đến khó khăn của họ và họ sẽ cảm thấy được động viên rất nhiều.
(Sưu tầm)
Khi người bạn đời của bạn, con bạn chán ăn, thở dài hay nghĩ xa xăm thậm chí là đốt thuốc lá liên tục hay kêu mệt đi nằm sớm, mất ngủ... là những triệu chứng bất thường mà bạn nên quan tâm. Thông thường đó là kết quả của một thời gian dài chịu quá nhiều áp lực.
Con cái phải học hành quá nhiều mà kết quả học tập không cao, công việc ở cơ quan quá nhiều, quan hệ nơi làm việc quá phức tạp... đó có thể là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng. Trong mọi trường hợp, người thân của bạn vẫn cần được quan tâm nhiều hơn.
2. Chú ý quan sát để tìm nguyên nhân
Khi bạn thực sự quan tâm, bạn có thể kín đáo quan sát và tìm ra nguyên nhân. Một sự quan tâm chung chung không giải quyết được triệt để vấn đề. Phải tìm được nguyên nhân bạn mới có thể giúp đỡ chia sẻ với người thân của mình.
Nếu bạn không tự tìm hiểu trước mà đường đột hỏi thẳng, có thể làm cho người thân của bạn khó chịu và lảng sang chuyện khác. Với những người càng kín đáo sâu sắc, bạn càng cần phải tế nhị nhẹ nhàng. Mọi chuyện chỉ có thể giải quyết tốt khi bạn chịu khó quan sát và tự tìm hiểu mọi chuyện để nắm được đôi chút khó khăn của người thân của bạn.
3. Tạo điều kiện để người thân tâm sự
Sau khi đã hiểu được ít nhiều về khó khăn của người thân của bạn, hãy tạo điều kiện để tự họ nói ra mọi chuyện. Tâm sự với người khác cũng là một trong những cách để giải tỏa được sức ép.
Bạn cần phải chọn một thời gian và không gian thích hợp. Những khó khăn không phải lúc nào cũng có thể nói ra lúc tất cả mọi người trong gia đình cùng có mặt. Một buổi chiều của ngày nghỉ, một buổi tối không quá mệt mỏi là thời điểm thích hợp để bạn "vào đề".
Với một số trường hợp, bạn có thể hỏi trực tiếp để người thân của bạn có thể dễ dàng kể về khó khăn của họ. Tuy nhiên cho dù bạn sắp đặt điều gì cũng phải dựa trên một sự cảm thông, quan tâm thực sự.
4. Chia sẻ
Bằng sự thành thực, hãy chia sẻ với họ. Không nhất thiết là bạn phải làm ngay tức khắc điều gì đó cho họ. Chăm chú lắng nghe, đưa ra một vài nhận xét, tìm kiếm giúp họ những thông tin liên quan... cũng là những cách thể hiện sự quan tâm chia sẻ khó khăn với người khác.
Thông thường việc của người nào thì chính người ấy mới có thể đối mặt và giải quyết, không ai làm hộ được cho họ, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể trở thành một "quân sư" đóng góp ý kiến cho họ và quan trọng hơn cả là cổ vũ động viên họ.
5. Giúp họ "để việc đó đến ngày mai"
Với nhiều việc quá lo nghĩ về nó chưa chắc đã phải là tốt. Con bạn đứng trước một kỳ thi, chồng hay vợ bạn đứng trước một nhiệm vụ mới khó khăn... Hãy nhắc nhở họ chuẩn bị chu đáo những gì cần thiết nhất rồi sau đó... tạm gác chuyện đó lại đến ngày mai. Chỉ như vậy người thân của bạn mới có đủ sức khỏe và thoải mái đôi chút về tinh thần để đối mặt và giải quyết mọi khó khăn.
6. Nghĩ hộ một chút
Trong khi người thân của bạn nghỉ ngơi, bạn hãy... nghĩ hộ cho họ. Ở một góc độ nào đó, bạn vẫn là người ngoài cuộc và đương nhiên bạn có thể sẽ tỉnh táo, sáng suốt hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của họ và đưa ra một số phương án giải quyết.
Đôi lúc bạn sẽ giúp họ tìm ra những giải pháp tối ưu và rất đơn giản mà bấy lâu nay chỉ vì quá lo nghĩ họ lại không nhận ra. Nếu không bạn cũng đã tỏ ra quan tâm thực sự đến khó khăn của họ và họ sẽ cảm thấy được động viên rất nhiều.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét