Những người dễ tha thứ ít khi gặp
trạng thái buồn phiền, tức giận, stress và thường lạc quan hơn”, tiến
sĩ Frederic Luskin, tác giả quyển sách Lợi ích của tha thứ (Harper
Collins, 2002) nói, “Vì thế nó có thể giúp ngăn chặn quá trình lão hóa
của các cơ quan trong cơ thể, của hệ miễn dịch và khiến chúng ta cảm
thấy tràn đầy sức sống”.
Vậy bạn sẽ bắt đầu chữa lành vết thương thế nào đây? Hãy thử tiến hành những bước sau:
* Giữ bình tĩnh. Để xoa dịu cơn giận dữ,
hãy thử một kỹ thuật giảm stress hết sức đơn giản: Hít thở thật sâu vài
lần và nghĩ về một thứ gì đó khiến bạn vui thích - quang cảnh thiên
nhiên tuyệt đẹp, người bạn yêu quý...
* Đừng mong đợi lời xin lỗi. “Người kia
đã nhiều lần làm bạn tổn thương mà không hề có ý định xin lỗi. Có thể
họ muốn chọc tức bạn hoặc đơn giản là không nhìn nhận vấn đề giống như
bạn. Vì thế nếu bạn chờ người ấy xin lỗi, bạn sẽ phải chịu đựng nỗi đau
buồn lâu hơn mà thôi”, Luskin nói. Luôn nhớ rằng sự tha thứ không nhất
thiết nghĩa là thỏa hiệp với kẻ làm bạn buồn hoặc bỏ qua hành động sai
trái của họ.
* Chủ động tránh xa kẻ làm bạn bực tức.
Khơi lại vết thương lòng chỉ khiến người kia thêm thắng thế. Theo
Luskin, thay vì mất thời gian khó chịu hay bực tức, bạn hãy tìm kiếm
tình yêu thương, sự tốt bụng và vẻ đẹp xung quanh mình.
* Cố gắng nhìn nhận vấn đề theo quan
điểm của người kia. Nếu thông cảm với anh ấy / cô ấy, bạn có thể nhận
ra rằng họ đang hành xử một cách vô tâm, hoặc đang e sợ điều gì, hoặc
thậm chí có thể vì yêu thương bạn. Bạn cũng có thể viết một lá thư cho
chính mình giải thích vấn đề theo quan điểm của người kia.
* Nhận ra những lợi ích của việc tha
thứ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dễ tha thứ thường dồi dào
sinh lực hơn, ăn uống ngon miệng hơn, có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
* Đừng quên tha thứ cho bản thân. “Đối
với một vài người, việc tha thứ cho bản thân chính là thử thách lớn
nhất”, Luskin nói. “Nếu không tha thứ cho bản thân, bạn sẽ mất đi sự tự
tin vốn có của mình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét