Tôi
sinh ra và lớn lên trong cảnh cơ cực của một gia đình nông dân nghèo. Cuộc sống
của những năm đầu sau 1975 thật là cùng khổ đối với gia đình tôi. Ba má tôi phải
làm cả ngày lẫn đêm mà vẫn không đủ ăn.
Bữa cơm chỉ độn đầy khoai hoặc bắp, chỉ ăn lấy no chứ không biết ngon. Dẫu cuộc sống cơ cực là thế nhưng chúng tôi vẫn còn cái may mắn là được ba má cho đi học lấy cái chữ.
Rồi mười mấy năm sau, cuộc sống gia đình tôi cũng dần khá lên sau bao năm cần cù lao động. Tôi cũng vừa trở thành một cô nữ sinh của một trường trung học ở thị trấn. Những tưởng cuộc đời tôi sẽ bước sang một trang mới. Nhưng một tai nạn giao thông khi tôi đang trên đường mang nông sản ra chợ bán đã cướp đi của tôi tất cả, cả những đam mê hoài bão của tuổi mới lớn. Thế là ước mơ cháy bỏng được trở thành bác sĩ của cô nữ sinh trung học mới mười bảy tuổi đầu đành phải khép lại. Cuộc đời tôi lại phải sang trang một lần nữa. Tôi trở thành một người khuyết tật, liệt nửa người do chấn thương cột sống. Và tôi phải bước vào một cuộc sống mới với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui.
Dẫu biết rằng trong cuộc sống này có những điều xảy ra không như người ta mong muốn nên đòi hỏi con người ta phải học cách biết chấp nhận, nhất là những sự thật đau buồn. Nhưng một thời gian dài tôi vẫn chưa chấp nhận được sự thật ấy, nó quá khủng khiếp với một cô bé mười bảy tuổi như tôi. Làm sao tôi có thể chịu được khi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn đi lại được nữa, cuộc đời sẽ gắn chặt với hai bánh xe lăn.
Tôi ôm trong người một nỗi đau xé lòng, vác trên vai một gánh nặng trĩu mà chẳng ai có thể gánh thay giùm tôi. Mãi đến một ngày, tôi chợt nhớ ai đó đã nói rằng: “Lối đi ngay ở chân mình”. Và tôi nghĩ có lẽ lối đi ngay ở chân mình thật. Nhưng con đường tôi đi thì chằng chịt toàn dây và gai. Tôi phải tự phát dọn thì mới có lối đi, bằng không đó sẽ là ngõ cụt.
Tôi viết thư gõ cửa nhiều nơi và nhận được sự đáp lại của một anh bạn đồng cảnh ngộ, tất cả đều ngoài mong đợi của tôi. Anh đã chịu san sẻ ước mơ cùng tôi. Anh cũng là một tấm gương vươn lến đến lạ kỳ và tôi cũng học được nhiều từ sự vươn lên của anh. Anh đã cùng bạn bè góp tặng tôi một dàn máy vi tính - món quà quá lớn mà có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ tới. Có chiếc cần câu rồi tôi phải tự câu lấy cá mà ăn, đó là điều mà anh và những người bạn mong đợi ở tôi.
Tôi quyết tâm không phụ tấm chân tình của anh và mọi người. Hai năm sau, tôi có thể tạm gọi mình là một người thiết kế (designer) với sự cộng tác của một người thiện nguyện. Việc học đã mang lại cho tôi niềm vui sống mặc dù tôi vẫn chưa tìm được việc làm vì chẳng có ai thèm thuê một cô nhân viên phải nằm mà làm việc như tôi cả. Nơi tôi ở là một vùng nông thôn, xa khu dân cư. Ở đó có người còn bảo máy tính là chiếc ti vi thì làm gì có ai cần đến cái nghề của tôi. Tôi đã kiếm ra tiền từ việc viết bài cộng tác cho các báo. Và tôi thật sự hạnh phúc mỗi khi có bài được đăng báo.
Chính tôi mỗi khi có dịp ra đường vẫn nhận được những ánh mắt nhìn thiếu thiện cảm và những lời thương hại như : “Tội nghiệp, đẹp gái vậy mà…” hay những lời xì xào đại loại như: “Chắc gia đình ăn ở thất nhân lắm nên…”. Tôi dặn lòng sẽ không bận lòng với những câu nói kiểu như vậy, nhưng cũng cần thay đổi suy nghĩ lạc hậu trong họ. Mọi người thường nhìn thấy tôi luôn vui cười, nhưng như thế không hẳn là tôi không đau khổ. Nhưng cái chính là tôi đã biết tìm vui với những hạnh phúc mà mình có. Tôi cảm thấy rằng thật tuyệt vời nếu ai tìm ra được hạnh phúc từ trong chính những khổ đau mà mình đang phải gánh chịu. “Hãy sống và ước vọng, để thấy đời mênh mông”, câu hát trong bài ca Khát vọng đó cũng là mục tiêu của tôi bây giờ.
Trích từ "Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống" - Quỳnh Diệu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Bữa cơm chỉ độn đầy khoai hoặc bắp, chỉ ăn lấy no chứ không biết ngon. Dẫu cuộc sống cơ cực là thế nhưng chúng tôi vẫn còn cái may mắn là được ba má cho đi học lấy cái chữ.
Rồi mười mấy năm sau, cuộc sống gia đình tôi cũng dần khá lên sau bao năm cần cù lao động. Tôi cũng vừa trở thành một cô nữ sinh của một trường trung học ở thị trấn. Những tưởng cuộc đời tôi sẽ bước sang một trang mới. Nhưng một tai nạn giao thông khi tôi đang trên đường mang nông sản ra chợ bán đã cướp đi của tôi tất cả, cả những đam mê hoài bão của tuổi mới lớn. Thế là ước mơ cháy bỏng được trở thành bác sĩ của cô nữ sinh trung học mới mười bảy tuổi đầu đành phải khép lại. Cuộc đời tôi lại phải sang trang một lần nữa. Tôi trở thành một người khuyết tật, liệt nửa người do chấn thương cột sống. Và tôi phải bước vào một cuộc sống mới với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui.
Dẫu biết rằng trong cuộc sống này có những điều xảy ra không như người ta mong muốn nên đòi hỏi con người ta phải học cách biết chấp nhận, nhất là những sự thật đau buồn. Nhưng một thời gian dài tôi vẫn chưa chấp nhận được sự thật ấy, nó quá khủng khiếp với một cô bé mười bảy tuổi như tôi. Làm sao tôi có thể chịu được khi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn đi lại được nữa, cuộc đời sẽ gắn chặt với hai bánh xe lăn.
Tôi ôm trong người một nỗi đau xé lòng, vác trên vai một gánh nặng trĩu mà chẳng ai có thể gánh thay giùm tôi. Mãi đến một ngày, tôi chợt nhớ ai đó đã nói rằng: “Lối đi ngay ở chân mình”. Và tôi nghĩ có lẽ lối đi ngay ở chân mình thật. Nhưng con đường tôi đi thì chằng chịt toàn dây và gai. Tôi phải tự phát dọn thì mới có lối đi, bằng không đó sẽ là ngõ cụt.
Tôi viết thư gõ cửa nhiều nơi và nhận được sự đáp lại của một anh bạn đồng cảnh ngộ, tất cả đều ngoài mong đợi của tôi. Anh đã chịu san sẻ ước mơ cùng tôi. Anh cũng là một tấm gương vươn lến đến lạ kỳ và tôi cũng học được nhiều từ sự vươn lên của anh. Anh đã cùng bạn bè góp tặng tôi một dàn máy vi tính - món quà quá lớn mà có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ tới. Có chiếc cần câu rồi tôi phải tự câu lấy cá mà ăn, đó là điều mà anh và những người bạn mong đợi ở tôi.
Tôi quyết tâm không phụ tấm chân tình của anh và mọi người. Hai năm sau, tôi có thể tạm gọi mình là một người thiết kế (designer) với sự cộng tác của một người thiện nguyện. Việc học đã mang lại cho tôi niềm vui sống mặc dù tôi vẫn chưa tìm được việc làm vì chẳng có ai thèm thuê một cô nhân viên phải nằm mà làm việc như tôi cả. Nơi tôi ở là một vùng nông thôn, xa khu dân cư. Ở đó có người còn bảo máy tính là chiếc ti vi thì làm gì có ai cần đến cái nghề của tôi. Tôi đã kiếm ra tiền từ việc viết bài cộng tác cho các báo. Và tôi thật sự hạnh phúc mỗi khi có bài được đăng báo.
Chính tôi mỗi khi có dịp ra đường vẫn nhận được những ánh mắt nhìn thiếu thiện cảm và những lời thương hại như : “Tội nghiệp, đẹp gái vậy mà…” hay những lời xì xào đại loại như: “Chắc gia đình ăn ở thất nhân lắm nên…”. Tôi dặn lòng sẽ không bận lòng với những câu nói kiểu như vậy, nhưng cũng cần thay đổi suy nghĩ lạc hậu trong họ. Mọi người thường nhìn thấy tôi luôn vui cười, nhưng như thế không hẳn là tôi không đau khổ. Nhưng cái chính là tôi đã biết tìm vui với những hạnh phúc mà mình có. Tôi cảm thấy rằng thật tuyệt vời nếu ai tìm ra được hạnh phúc từ trong chính những khổ đau mà mình đang phải gánh chịu. “Hãy sống và ước vọng, để thấy đời mênh mông”, câu hát trong bài ca Khát vọng đó cũng là mục tiêu của tôi bây giờ.
Trích từ "Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống" - Quỳnh Diệu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét