Tình huống nguy hiểm từ thiên
nhiên hay từ chính con người gây ra có thể đến với bất cứ ai, bất cứ lúc nào.
Đối mặt với tình huống hiểm nguy, trẻ thường mang tâm trạng lo âu, sợ hãi,
hoảng hốt.
Bình tĩnh là yếu tố hết sức quan trọng trong những tình huống bất ngờ. Song để bình tĩnh được thì đương nhiên phải có sự chuẩn bị trước về tâm lý. Đó là những điều các bậc cha mẹ có thể chuẩn bị trước cho con của mình.
Trẻ thường sợ gì? Chúng thường sợ cảnh chết chóc, chém giết, sợ mất liên lạc với cha mẹ, sợ những con thú dữ, những con vật lạ... Điều trước tiên cần cho trẻ biết là muốn đối phó với những tình huống nguy hiểm cần phải có một sức khỏe tốt và do vậy cần có sự rèn luyện thể lực một cách thường xuyên, đều đặn.
Cần giải thích cho trẻ biết rằng tai họa là một cái gì đó xảy ra, có thể đưa đến những hậu quả xấu như : Con người bị thương, nhà cửa bị đổ nát, mất điện, mất nước... mọi người phải sẵn sàng đối mặt với những tai họa đó, kể cả trẻ con để có thể thu xếp cuộc sống trở lại bình thường một cách nhanh nhất.
Để giúp trẻ đối phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, bạn cần trang bị cho con những gì ?
- Giúp trẻ nắm được những thông tin chính về gia đình : Họ tên của con, của những người trong gia đình; địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, của gia đình; nơi mà những người trong gia đình có thể gặp nhau. Cần có một cuốn sổ ghi lại những thông tin này và yêu cầu trẻ luôn giữ bên mình. Có thể khuyến khích trẻ nhớ những thông tin này bằng cách thường xuyên nhắc cho trẻ và yêu cầu chúng nhắc lại được một cách chính xác.
- Hướng dẫn trẻ cách gọi các loại điện thoại : Thông thường trẻ chỉ nghe điện thoại mà không mấy khi gọi cho người thân. Để cho trẻ khỏi lúng túng khi sử dụng điện thoại, bạn cần hướng dẫn con cách sử dụng điện thoại các loại : di động, cố định, số khẩn cấp, số điện thoại cấp cứu... Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt trẻ vào tình huống bị cách ly khỏi gia đình, xem chúng liên lạc với người thân như thế nào.
- Cho trẻ biết về vai trò của những người xung quanh : Trong những tình huống nguy hiểm, rất nhiều người, kể cả những người không quen biết đều có thể giúp chúng. Cần giải thích với trẻ rằng bình thường chúng có thể không trò chuyện với những người xung quanh ở nơi công cộng, nhưng khi có tai họa xảy ra chúng vẫn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ những người không quen biết đó và đa số họ sẽ sẵn sàng. Qua việc này cũng dạy cho trẻ biết cách giúp đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn, đặc biệt là người già và những bạn nhỏ.
- Cần dạy trẻ cách thoát ra khỏi vùng có nguy hiểm và biện pháp đề phòng nguy hiểm ngay trong nhà : Chẳng hạn khi có hỏa hoạn phải chạy nhanh ra khỏi đám cháy; khi có động đất thì phải chạy ra khỏi tòa nhà cao tầng. Để phòng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn hảy dạy trẻ không được nghịch điện, ga, nhắc nhở chúng một số loại vật dụng trong nhà mà trẻ không nên tiếp xúc khi ở nhà không có người lớn...
Lê Hương
Bình tĩnh là yếu tố hết sức quan trọng trong những tình huống bất ngờ. Song để bình tĩnh được thì đương nhiên phải có sự chuẩn bị trước về tâm lý. Đó là những điều các bậc cha mẹ có thể chuẩn bị trước cho con của mình.
Trẻ thường sợ gì? Chúng thường sợ cảnh chết chóc, chém giết, sợ mất liên lạc với cha mẹ, sợ những con thú dữ, những con vật lạ... Điều trước tiên cần cho trẻ biết là muốn đối phó với những tình huống nguy hiểm cần phải có một sức khỏe tốt và do vậy cần có sự rèn luyện thể lực một cách thường xuyên, đều đặn.
Cần giải thích cho trẻ biết rằng tai họa là một cái gì đó xảy ra, có thể đưa đến những hậu quả xấu như : Con người bị thương, nhà cửa bị đổ nát, mất điện, mất nước... mọi người phải sẵn sàng đối mặt với những tai họa đó, kể cả trẻ con để có thể thu xếp cuộc sống trở lại bình thường một cách nhanh nhất.
Để giúp trẻ đối phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, bạn cần trang bị cho con những gì ?
- Giúp trẻ nắm được những thông tin chính về gia đình : Họ tên của con, của những người trong gia đình; địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, của gia đình; nơi mà những người trong gia đình có thể gặp nhau. Cần có một cuốn sổ ghi lại những thông tin này và yêu cầu trẻ luôn giữ bên mình. Có thể khuyến khích trẻ nhớ những thông tin này bằng cách thường xuyên nhắc cho trẻ và yêu cầu chúng nhắc lại được một cách chính xác.
- Hướng dẫn trẻ cách gọi các loại điện thoại : Thông thường trẻ chỉ nghe điện thoại mà không mấy khi gọi cho người thân. Để cho trẻ khỏi lúng túng khi sử dụng điện thoại, bạn cần hướng dẫn con cách sử dụng điện thoại các loại : di động, cố định, số khẩn cấp, số điện thoại cấp cứu... Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt trẻ vào tình huống bị cách ly khỏi gia đình, xem chúng liên lạc với người thân như thế nào.
- Cho trẻ biết về vai trò của những người xung quanh : Trong những tình huống nguy hiểm, rất nhiều người, kể cả những người không quen biết đều có thể giúp chúng. Cần giải thích với trẻ rằng bình thường chúng có thể không trò chuyện với những người xung quanh ở nơi công cộng, nhưng khi có tai họa xảy ra chúng vẫn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ những người không quen biết đó và đa số họ sẽ sẵn sàng. Qua việc này cũng dạy cho trẻ biết cách giúp đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn, đặc biệt là người già và những bạn nhỏ.
- Cần dạy trẻ cách thoát ra khỏi vùng có nguy hiểm và biện pháp đề phòng nguy hiểm ngay trong nhà : Chẳng hạn khi có hỏa hoạn phải chạy nhanh ra khỏi đám cháy; khi có động đất thì phải chạy ra khỏi tòa nhà cao tầng. Để phòng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn hảy dạy trẻ không được nghịch điện, ga, nhắc nhở chúng một số loại vật dụng trong nhà mà trẻ không nên tiếp xúc khi ở nhà không có người lớn...
Lê Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét