Stress nơi công sở có nhiều dạng nhưng đa phần là do các "virút" có
tên chung là "áp lực" gây nên. Áp lực trong công việc, áp lực về các mối
quan hệ, áp lực về thu nhập, áp lực của lòng tin...
<!-- more -->
Nhưng nguyên nhân chính vẫn là một loại áp lực có tên là "tôi phải..."
Kẻ gây stress là chính mình
Luôn luôn phải tự đặt ra mục tiêu, luôn luôn phải phấn đấu, luôn luôn phải bắt buộc mình hoàn thành công việc một cách tốt nhất, có khi là vượt qua cả khả năng thực. Áp lực vượt qua chính mình, vượt qua tư tưởng an phận là áp lực lớn nhất, nhưng cũng là áp lực lành mạnh nhất mà một nhân viên văn phòng phải gánh trên vai trong suốt cuộc đời công chức.
Cuộc sống công sở đôi khi chỉ là một bản kế hoạch dài vô tận của những điệp khúc "phải"... "phải"... Không làm được là stress. Không đạt được cái "phải" thế này, "phải" thế nọ là stress. Và không ai có thể chia sẻ công việc (hoặc cũng không muốn chia sẻ công việc với ai) nên stress ngày một nặng.
Căn bệnh này thường gây di chứng nặng nề với người phụ nữ hơn nam giới. Bởi ngoài những cái "tôi phải..." thông thường khác, phụ nữ còn chịu thêm áp lực tâm lý "phải" không thua kém gì đồng nghiệp nam. Hơn thế, phụ nữ lại còn chịu sự "quá tải" của những cái "phải" cả ở công sở lẫn gia đình.
Stress nơi công sở có nhiều dạng nhưng đa phần là do các "virút" có tên chung là "áp lực" gây nên.
Tuy nhiên, khi chúng ta bực bội, cơ thể sẽ tiết ra những hoóc môn làm tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, thu hẹp động mạch và tạo nhiều máu đông. Nếu bạn kiểm soát được stress, nó có thể là động lực thúc đẩy và tạo cảm hứng cho bạn làm việc.
Tất nhiên, khả năng vi rút áp lực của mỗi người khác nhau nên khả năng miễn dịch với stress của mỗi người cũng khác nhau. Những cơn cáu giận triền miên của stress sẽ gây hại thường xuyên cho cơ thể.
Nhẹ thì cũng gây căng thẳng thần kinh, đau đầu, mệt mỏi... Nặng hơn thì có những biểu hiện bệnh lý khác: Lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp...
Đặc biệt stress có liên quan mật thiết đến các chứng bệnh về tim mạch. Stress có thể tạo nên những thói quen sinh hoạt rất có hại: Ăn uống vô độ, nghiện chất kích thích và đặc biệt là rất khó ngủ.
Các triệu chứng đó có thể dẫn tới thừa cholesterol, đau tim hay ung thư. Những nhân viên thường xuyên bị stress dễ bị huyết áp cao.
Đặc biệt, khi người đó không được sếp hoặc đồng nghiệp trợ giúp. Các nhà khoa học lý giải rằng sức ép của công việc có thể làm huyết áp tăng bằng cách kích hoạt thường xuyên hệ thần kinh và tim mạch.
Lời khuyên giúp bạn giảm stress
Cách tốt nhất để chống stress là phải biết mình là ai và mình đang đi về đâu. Mỗi người đều sắm một vai nhất định tại cơ quan, và hãy cứ làm tốt vai của mình trong từng thời điểm.
Cuộc sống công sở vốn nhiều khúc quanh: Bình bầu, thăng chức, nhảy việc... Những kế hoạch ngắn hạn và linh động luôn luôn có thể thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả hơn những chiến dịch "tôi phải...".
Bên cạnh đó, bệnh viện Cleveland (Mỹ) đưa ra một số cách giúp kiểm soát căng thẳng tại nơi làm việc. Đó là:
1. Giải quyết công việc theo thứ tự ưu tiên;
2. Hãy để sếp của bạn biết nếu bạn đang bị quá tải trong công việc;
3. Đừng đem các rắc rối liên quan đến công việc về nhà;
4. Lên lịch nghỉ giải lao trong ngày làm việc, đặc biệt là khi bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng;
5. Giữ bàn làm việc gọn gàng, sạch sẽ;
6. Hòa thuận với đồng nghiệp;
7. Tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc;
8. Hãy tự thưởng cho bản thân khi công việc tiến triển tốt;
9. Nhận ra thời điểm phải tìm việc làm mới.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét