1. Xây dựng vừa với nhu cầu sử dụng
Không gian sử dụng là điều rất quan trọng với bất kì gia đình nào.
Tuy nhiên, một ngôi nhà quá lớn với nhiều diện tích không sử dụng đến sẽ
tạo ra sự lãng phí về cả không gian lẫn kinh phí của bạn trong việc xây
dựng, trang trí, lắp các thiết bị cần thiết... Vậy nên, khi có kế hoạch
xây nhà, bạn nên xem xét và tính toán cẩn thận đến nhu cầu sử dụng của
cả gia đình. Thay vì xây một ngôi nhà có nhiều phòng nhỏ, hãy chỉ xây số
phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Nếu đất rộng, bạn có
thể sử dụng diện tích còn lại có thể dành làm sân, vườn...
Trước khi bắt tay xây nhà, bạn hãy xem xét và tính toán nhu cầu sử dụng của cả gia đình
2. Xây dựng phù hợp với vị trí địa lý
Việc thiết kế nhà phù hợp với vị trí địa lý là rất quan trọng vì
ngôi nhà phải chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường xung quanh, bao gồm
cả khí hậu, nhiệt độ, tiếng ồn, hệ thống xử lý chất thải, thói quen
sinh hoạt của những gia đình xung quanh... Ví dụ nên lựa chọn vật liệu
có tác dụng chống ồn nếu nhà gần đường giao thông... Nếu không tuân thủ
những điều kiện trong khu vực, rất có thể việc sinh sống trong ngôi nhà
bạn có thể tạo ra sự ô nhiễm môi trường xung quanh hoặc gây khó chịu cho
hàng xóm.
3. Đừng quên bản kế hoạch tài chính chi tiết
Xây nhà là việc lớn của đời người. Chính vì vậy, trước khi bắt tay
vào việc xây nhà, bạn đừng quên lên cho mình một bản kế hoạch tính toán
chi phí sát sao và hợp lý, tránh tình trạng khi xây nhà túng thiếu, phải
vay mượn nợ nần khắp nơi và không còn tài chính cho việc khác.
Có rất nhiều chi phí nhưng theo các nhà tư vấn xây dựng, bạn sẽ phải có 2 loại chi phí lớn bao gồm:
- Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm xây dựng phần thô, phần hoàn
thiện, phần nhân công. Đây là những chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi
nhà về cơ bản. Những chi phí này bao gồm cả lát gạch trang trí, trần
thạch cao, kệ bếp gỗ và sơn nước. Cách tính phổ biến hiện nay, mọi người
thường căn cứ theo số mét vuông trên tổng diện tích xây dựng thực tế
của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo mức chi phí trên mét vuông theo từng
loại nhà tại gần thời điểm xây. Chú ý, chi phí xây nhà có thể phát sinh,
bạn nên dự trù thêm 10-30% số tiền. Với con số “lận lưng” này bạn sẽ
yên tâm hơn khi trao đổi yêu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi
đến nhà thầu thi công.
- Chi phí cho trang trí nội thất. Đây là phần sau khi ngôi nhà hoàn
tất bao gồm các vật dụng như bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế sofa… và
những đồ trang trí.
Khi xác định xây nhà nghĩa là bạn đã có trong tay một khoản chi phí
nhất định. Tuy nhiên, bạn cần hạch toán lại tất cả xem liệu có vượt quá
chi phí dự trù mà bạn tính toán. Sau khi đã thống kê số tiền đang có với
tiền còn thiếu hụt, bạn sẽ xoay xở bằng cách nào? Bạn có thể vay mượn
từ gia đình, những người thân và bạn bè. Hãy thử liên hệ các nguồn có
thể vay và khả năng chi trả. Nếu không thể vay, bạn mượn ngân hàng nhưng
cần tính toán cẩn thận tránh tình trạng vay nợ với lãi suất cao mà
không có khả năng chi trả.
4. Nhạy bén khi lựa chọn vật liệu
Gia chủ cần cẩn thận, đừng sa vào sự màu mè khi chọn lựa vật liệu,
đừng quá vội chú ý đến bộ đèn chùm, cái cửa gỗ đắt tiền, thảm lót sàn
nhà và chi quá nhiều tiền vào nhóm nội thất này. Phần khung xây thô quan
trọng hơn rất nhiều. Nó quyết định sự vững chắc của ngôi nhà và cũng
ảnh hưởng quan trọng đến sự “co giãn” ngân sách của bạn.
Với phần khung nhà, thay vì đợi đến lúc cần bê tông mới thuê xe, mua
vật liệu để trộn, bạn có thể mua sản phẩm bê tông tươi trộn sẵn chất
lượng cao với giá cả cụ thể từ ban đầu, tránh đau đầu khi phải kiểm soát
chất lượng và số lượng của từng xe cát, đá và cả đội ngũ trộn bê tông,
lại hao tốn thời gian và công sức giám sát. Là một chủ đầu tư, bạn cần
có cái nhìn tổng thể, tính lợi “đường dài” và quyết định sáng suốt, thay
vì sa vào tính toán những khoản lặt vặt để rồi “lợi bất cập hại”.
Bạn hãy tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu để tránh việc đội chi phí khi xây dựng tổ ấm.
5. Đừng vội tin vào bản vẽ thiết kế
Thường khi xây dựng hay sửa chữa lớn bạn phải thuê vẽ thiết kế, thấy
ưng ý bạn mới chọn mẫu. Nhưng để có được một ngôi nhà ưng ý thì bản vẽ
thiết kế chỉ là phần khởi đầu. Ngôi nhà đẹp phải đi kèm với nhiều yếu tố
như phối cảnh không gian chung, tính độc đáo của màu sắc, ánh sáng, nội
thất... Một ngôi nhà đẹp, không hẳn phải đồ sộ, nhiều tầng, nhiều công
trình phụ, mái có chóp các kiểu... mà quan trọng là tiện lợi cho gia
đình bạn và bắt mắt. Khi yêu cầu thiết kế, tốt nhất bạn phải thể hiện
càng chi tiết càng tốt ý tưởng về ngôi nhà, các phòng, sân vườn... của
mình. Ví dụ bạn thích phòng khách rộng hay hẹp, khu phụ có cần nằm ngay
trong trang trí phòng ngủ, cầu thang nhất thiết phải đi ở bên ngoài hoặc
phải có một khu vườn mini... Ý tưởng của bạn càng chi tiết thì kiến
trúc sư thiết kế ngôi nhà và trang trí nội thất càng gần với mục đích
của bạn.
6. Chú ý đến hướng mặt trời
Chọn hướng mặt trời phù hợp sẽ giúp cho tổ ấm của bạn thoáng đãng và mát mẻ hơn
Bạn có thể mở nhiều cửa sổ về hướng Nam và sử dụng làm mái hiên để
che chắn tia ánh nắng và sức nóng của mặt trời vào mùa hè. Tuy nhiên nếu
nhà đã quay mặt về hướng Nam thì không nên sử dụng tường kính bởi ngôi
nhà sẽ bị quá nóng. Bạn nên trồng cây gần nhà để có bóng râm tự nhiên,
đồng thời kết hợp tận dụng lợi thế của cửa sổ mái để tối đa hóa năng
lượng mặt trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét