Khi cuộc sống trở nên vô nghĩa

Ngày nay, nhiều người trên thế giới tự tử đó là sự chán chường thất vọng: họ nhận thấy cuộc đời không còn có ý nghĩa gì nữa, và vì thế không đáng sống nữa. Con người bị lạc hướng. ...Cuộc đời phi lý! Nghĩ gì cũng phi lý! Làm gì cũng phi lý. Thậm chí chết đi cũng phi lý!

Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống của mình trở nên vô nghĩa chưa? Đó là lúc bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh chẳng còn chút ý nghĩa nào với bạn, muốn vứt bỏ và kết thúc tất cả. Bạn sẽ làm gì để vượt qua thời khắc này?

Cuộc sống đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui và đôi khi không ít nỗi buồn. Có những lúc bạn tưởng thành công nắm được trong tay nhưng cuối cùng lại thất bại cay đắng. Có những người khiến chúng ta yêu thương trân trọng nhưng cuối cùng lại rời bỏ ta. Dường như cả thế giới đang quay lưng với bạn, không còn điều gì níu giữ bạn với cuộc sống nữa…

Chán chường, mệt mỏi

Những chán chường, mệt mỏi, những đau đớn khổ sở khiến bạn không còn chút sức lực nào để gắng gượng với cuộc sống này. Bạn có biết rằng, khi cuộc sống trở nên vô nghĩa không phải vì nó không mang lại cho bạn niềm vui mà vì bạn không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống đó? Nhiều lúc chúng ta oán trách người khác rời xa chúng ta, cướp đi niềm vui sống của chúng ta mà không nhận ra mình sống quá phụ thuộc vào họ.

Đôi lúc sự phụ thuộc đó khiến họ cảm thấy mệt mỏi, họ muốn tìm cuộc sống cho riêng mình. Bởi vì bạn xem họ là nguồn vui sống, là ý nghĩa cuộc đời nên khi họ ra đi, bạn tưởng cuộc sống của mình mất đi ý nghĩa!

Không biết mình sẽ làm gì và đi về đâu

Những lúc cuộc sống rơi vào bế tắc, chúng ta thường đánh mất phương hướng của mình, không biết sẽ làm gì, đi về đâu những ngày sắp tới. Khi mất việc, mất người yêu, hay thất bại trong cuộc đời đó là lúc chúng ta dễ dàng mất đi phương hướng của mình!

Những lúc đó, đừng vội quay cuồng tìm một phương hướng mới, hãy nghỉ ngơi thư giản và nhìn lại những gì đã qua. Những con đường mà bạn đã đi, những việc đã làm và những lời nói khiến ai đó bị tổn thương. Sau khi bình tĩnh hãy tìm hiểu lý do của những việc đó, bạn sẽ thấy mọi việc không tệ như bạn nghĩ. Chỉ cần bĩnh tĩnh một chút, hay thư giãn một thời gian bạn sẽ lấy lại cân bằng cho cuộc sống của mình.

Khi cuộc sống của bạn trở nên bế tắc, đừng gắng gượng làm một việc gì đó, bởi dù cố gắng đến đâu bạn cũng chẳng thể nào hoàn thành nó được. Hãy để tâm trí của bạn vào những việc khác, những việc khiến bạn vui vẻ hơn, thoải mái hơn! Như thế, bạn sẽ nhanh lấy lại được tinh thần. Hãy thường xuyên nói chuyện với cha mẹ, chăm sóc bản thân và quan tâm đến những người xung quanh. Lấp đầy khoảng trống của bạn bằng những yêu thương chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm lại được ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Cuộc sống không bao giờ là vô nghĩa

Chỉ có bạn chưa tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống, bởi khi chúng ta sinh ra trên thế gian này đều có một ý nghĩa chung nhất, đó là làm cho những người xung quanh chúng ta được hạnh phúc. Vậy thì, không khi nào chúng ta đánh mất ý nghĩa thực sự đó – Chỉ là vì một lý do nào đó bạn chưa tìm thấy nó mà thôi!

Khi cuộc sống trở nên vô nghĩa tức là khi bạn đang đi trên 1 con đường không có ánh sáng, bạn cảm thấy cuộc đời này không còn gì để nuối tiếc nữa. Cô đơn, lạc lõng, buồn tủi, cả thế giới dường như quay lưng với bạn. Bạn không biết phải làm gì để đối diện với hiện thực, cứ thế, cuộc sống mỗi ngày một ảm đạm, băng giá.

Đừng vội vàng chấp nhận điều đó, vì cuộc sống còn rất nhiều ý nghĩa mà bạn chưa nhận ra. Hãy tìm cách thay đổi nó, tô vào bức tranh cuộc đời của bạn thêm nhiều sắc màu, quan tâm nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, tìm cho mình ít nhất một người bạn để có thể đồng hành trên con đường gian nan phía trước, nếu làm được như thế bạn đã chiến thắng được sự vô nghĩa rồi đấy!

Không ai trong chúng ta sống vô nghĩa trên đời, ai cũng được sinh ra từ sự yêu thương, vậy nên trách nhiệm của mỗi chúng ta trên cõi đời này đó chính là yêu thương những người bên cạnh! Mỗi khi bạn chạm vào sự bế tắc của cuộc đời, hãy yêu thương và quan tâm nhiều hơn đến những người quanh bạn! Khi ấy, bạn sẽ tìm lại ý nghĩa thực sự của cuộc sống!

Hoang tưởng, tâm bệnh khó chữa!

Trong cuộc sống, không ít người trong chúng ta mắc phải căn bệnh hoang tưởng, cứ ngỡ mình có những khả năng đặc biệt, cứ ngỡ mình tài giỏi và hơn hẳn những người xung quanh. Có người lại hoang tưởng tài năng của con cái, của những người mà họ yêu thương. Không phải lúc nào chúng ta cũng sớm nhận ra căn bệnh này để chữa trị, thậm chí, đôi lúc chính chúng ta làm cho căn bệnh này thêm trầm trọng!

Làm thế nào để biết mình có mắc phải căn bệnh hoang tưởng này không? Có nhiều khi chúng ta quá tin tưởng vào bản thân đến nỗi huyễn hoặc mình tin vào những điều không có thật. Một người mẹ quá hoang tưởng vào tài năng của con bất chấp những nhược điểm, hạn chế khiến con không biết được khả năng thực của mình, gây áp lực cho con cái vì những kỳ vọng mà cha mẹ họ đặt vào.

Hoang tưởng về mình

Nhiều người trong chúng ta ít khi dám nhìn thật vào bản thân, họ tự vẽ nên những huyễn cảnh khiến người xung quanh phải trầm trồ ngưỡng phục. Nhưng đó chỉ là giấc mơ của riêng họ, còn thực tế, họ lại không làm được điều mà mình khao khát.

Đừng tự huyễn hoặc bản thân vào những gì không có ở hiện thực, chấp nhận thực tế, chấp nhận những gì chưa có ở bản thân để cố gắng hơn nữa trong cuộc sống. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo và đừng tự phong cho mình sắc phong “ hoàn hảo” bạn nhé. Bởi chỉ cần bạn tin tưởng thái quá vào bản thân bạn sẽ dễ dàng mắc phải căn bệnh khó chữa này.

Hãy trung thực khi nhìn nhận về mình, về những gì chưa được trong cuộc sống, về tài năng và khả năng của bản thân đừng để đến một lúc nào đó mới ngỡ ngàng nhận ra mình đâu tài giỏi như thế. Rất nhiều người, vì không đánh giá đúng tiềm lực bản thân để rồi ôm những giấc mộng hão huyền không bao giờ thực hiện được. Vậy nên, trước khi bước vào cuộc sống đầy sóng gió, bạn hãy đánh giá trung thực về mình để có những bước đi vững vàng về sau.

Hoang tưởng về tài năng của con cái

Đây là tâm bệnh khó chữa nhất đối với những bậc làm cha làm mẹ. Bất kỳ người làm cha làm mẹ nào cũng kỳ vọng vào con cái, một khi đứa con của họ được đánh giá là có tài năng thì cha mẹ sẽ mặc định cho rằng đứa con ấy thông minh, tài giỏi hơn người. Quá tin tưởng vào tài năng của con đến một lúc nào đó cha mẹ sẽ hoang tưởng về tài năng đó: – con có thể làm tốt hơn thế nếu con cố gắng hơn. Và rồi sẽ nói những lời khiến con cái của mình bị tổn thương.

Ai cũng biết cha mẹ kỳ vọng vào con, tin tưởng vào con là một phần tạo nên động lực cho con cố gắng hơn trong cuộc sống. Nhưng nếu không hiểu rõ, nắm được thực tài của con thì cha mẹ sẽ còn hoang tưởng lâu dài và đặt kỳ vọng quá cao. Cần phải biết con mình có tài năng gì và có thể làm được những điều gì để một lúc nào đó nó không đạt được kết quả như kỳ vọng sẽ không quá thất vọng về con và đánh giá sai những người đưa ra kết quả đó. Đừng lúc nào cũng đặt con mình là nhất, bởi trong gia đình, trong một nhóm nhỏ con cái bạn có thể nổi trội, nhưng trong một cộng đồng, con cái bạn chưa hẳn đã là một tài năng.

Chữa “ tâm bệnh” này như thế nào?

Để chữa được căn bệnh này mỗi người cần phải biết năng lực của bản thân, có như thế chúng ta mới lường trước được những gì có thể làm, những gì không thể làm. Hãy đặt vào sự so sánh với tương quan của xã hội, đừng so sánh với người thấp hơn mình hay những người quá xuất sắc, nổi trội. Ví dụ, bạn học môn văn được 8 phẩy nhưng điểm số này không thể nói rằng bạn giỏi hơn một người điểm số thấp hơn ở ngôi trường khác, với tiêu chí chấm điểm và đào tạo khắt khe hơn. Cũng như vậy, đừng so sánh mình với người quá xuất sắc và đặt áp lực mình phải vượt qua họ. Hãy biết nhìn nhận đúng khả năng của mình để hoàn thiện bản thân, chứ không phải đắm chìm trong ảo tưởng hay chán chường mệt mỏi vì so sánh, áp lực.

Hoang tưởng là căn bệnh rất nhiều người gặp phải và không phải ai trong chúng ta cũng có thể chữa lành cho mình. Quá hoang tưởng sẽ khiến cho chúng ta mất cảnh giác, lơ là trong cuộc sống, rất dễ dẫn đến thất bại và chìm đắm trong những sai lầm. Vậy nên, đừng bao giờ đánh giá quá cao, hoặc quá thấp người khác. Hãy nhìn nhận khách quan mọi việc, bạn nhé!
Niềm tin

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi ở sa mạc Arizona tuần này, nghiên cứu bản tính con người và quan sát tâm con người với sự xem xét kỹ lưỡng của một khoa học gia, một sự thật đơn giản dường như lóe lên và sáng tỏ mọi bàn cãi: mục đích cuộc đời là hạnh phúc. Câu nói đơn giản này có thể sử dụng như một công cụ có sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Từ viễn cảnh ấy, nhiệm vụ của chúng ta là loại bỏ những điều dẫn đến khổ đau và tích lũy những điều dẫn đến hạnh phúc. Phương pháp, thực hành hàng ngày này dẫn đến tăng dần dần ý thức và hiểu biết của chúng ta về những gì thực sự dẫn đến hạnh phúc và những gì không dẫn tới hạnh phúc.

Khi đời sống trở nên quá phức tạp và chúng ta cảm thấy không chịu nổi, thường là rất hữu ích nếu chúng ta dừng lại và nhớ lại toàn bộ mục đích, toàn bộ mục tiêu của chúng ta. Khi đương đầu với cảm giác trì trệ và bối rối, bỏ một giờ hay một buổi chiều, thậm chí vài ngày chỉ nghĩ xem điều đó thực sự đem hạnh phúc sẽ giúp ích cho chúng ta nhiều, và rồi thì sắp đặt lại sự ưu tiên trên cơ sở đó. Việc này sẽ đem cuộc sống của chúng ta trở lại khung cảnh thích hợp có một cái triển vọng mới, và giúp chúng ta nên đi hướng nào.

Thỉnh thoảng chúng ta phải đương đầu với những quyết định then chốt có thể ảnh hưởng suốt cuộc đời. Chẳng han chúng ta quyết định lập gia đình, có con, hay theo một môn học để trở thành luật sư, nghệ sĩ, hay thợ điện. Quyết tâm mạnh mẽ để đạt được hạnh phúc - biết những nhân tố dẫn đến hạnh phúc và làm những bước tích cực để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn - đúng là một quyết định như vậy. - Chỗ ngoặt hướng tới hạnh phúc vì một mục tiêu có giá trị và quyết định có ý thức tìm cầu hạnh phúc theo một cách thức có hệ thống có thể thay đổi sâu xa phần còn lại cuộc đời của chúng ta.

Sự hiểu biết về những nhân tố sẽ dẫn đến hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma dựa vào suốt cuộc đời quan sát tâm có phương pháp của Ngài, khảo sát bản chất thân phận con người, và điều tra nghiên cứu những sự việc này trong khuôn khổ mà Đức Phật lần đầu tiên thiết lập từ trên 25 thế kỷ qua. Và từ quá trình này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi đến kết luận rõ ràng về những hoạt động và tư tưởng nào có giá trị nhất. Ngài tóm tắt niềm tin cuả Ngài vào những lời nói sau có thể dùng làm sự suy ngẫm.

Đôi khi gặp những bạn cũ, nó nhắc nhở cho tôi thời gian qua mau như thế nào. Và điều này cũng làm cho tôi băn khoăn tự hỏi liệu chúng ta có sử dụng thì giờ đứng đắn hay không. Sử dụng đứng đắn thì giờ rất quan trọng. Trong khi chúng ta có thân xác này, và nhất là bộ óc con người hết sức đáng ngạc nhiên này, tôi nghĩ rằng mỗi phút là thứ gì quý báu. Cuộc sống từng ngày quá nhiều hy vọng, mặc dù không có gì bảo đảm cho tương lai. Không có gì bảo đảm là ngày mai cũng vào giờ này chúng ta vẫn ở đây. Nhưng chúng ta vẫn làm việc vì điều đó hoàn toàn trên cơ sở hy vọng. Cho nên chúng ta cần phải sử dụng thì giờ hữu hiệu nhất. Tôi tin rằng sử dụng đúng thì giờ là như thế này: nếu bạn có thể phục vụ người khác, những chúng sinh khác. Nếu không, ít nhất hãy kiềm chế đừng làm hại chúng, tôi nghĩ đó là toàn bộ căn cứ triết lý của tôi.

Cho nên, hãy suy ngẫm về những gì có giá trị thực sự cho đời sống, những gì đem ý nghĩa cho đời sống, và hãy đặt sự ưu tiên trên cơ sở ấy. Mục tiêu cuộc sống cần phải tích cực. Chúng ta sinh ra không phải có mục đích gây rắc rối làm hại người khác. Để đời sống chúng ta có giá trị, tôi nghĩ rằng chúng ta phải phát triển những đức tính tốt căn bản của con người - nhiệt tình, tử tế và từ bi. Rồi đời sống của chúng ta sẽ trở nên có ý nghĩa và an lạc hơn - hạnh phúc hơn.
Nguồn: hiv.com.vn

Ðời phi lý, vậy có đáng sống không?

Mở đầu Huyền Thoại Sisyphe, Camus nói ngay:

“Chỉ có một vấn đề triết lý thực sự nghiêm chỉnh, đó là tự tử. Xét xem đời đáng sống hay không đáng sống, là trả lời cho câu hỏi cơ bản của triết học.” (trang 17, Folio Essais, 1998). Và tác giả đã trả lời câu hỏi này bằng biện chứng phân tâm đối tượng.

Sisyphe là một nhân vật huyền thoại Hy Lạp, được Homère coi như kẻ minh mẫn nhất và cẩn trọng nhất trong bọn nhân sinh. Nhưng lại có những ý kiến khác rất tiêu cực về Sisyphe. Và đó là lý do khiến các vị thần thánh đã đầy đọa Sisyphe xuống địa ngục, bắt phải triền miên lấy hết sức bình sinh lăn một hòn đá lớn từ chân núi lên trên đỉnh núi, nhìn nó rơi xuống. Rồi lại từ từ xuống núi, và cố gắng lăn nó trở lên đỉnh…

Sisyphe là biểu tượng của người phi lý: Hình ảnh Sisyphe không xa với hình ảnh một người thợ, một người lao động tay chân hay trí óc: suốt ngày làm một công việc, suốt đời làm một công việc, hoàn tất rồi, lại quay trở lại bắt đầu một công trình khác cũng y như trước. Thân phận con người nào cũng có một chút Sisyphe ở trong: sáng vác ô đi, tối vác ô về. Ðiều đáng chú ý nhất là lúc Sisyphe xuống núi, ý thức được những cố gắng mình vừa hoàn thành, ý thức được tính phi lý của đời mình mà còn có can đảm bắt đầu lại: Lúc đó Sisyphe lớn lao hơn định mệnh và ngoan cường hơn đá tảng: Ðó là giá trị, đó là hạnh phúc của con người. Camus kết luận: “Sự tranh đấu để đạt tới những đỉnh đủ để lấp đầy trái tim con người. Phải mường tượng là Sisyphe sung sướng.” (trang 168)

Tất cả biện chứng trong huyền thoại Sisyphe quay quanh vấn đề: Ðời phi lý, vậy có đáng sống không? Và kết luận lô-gích nhất trong sự khám phá tính chất phi lý phổ quát của cuộc đời, đó là tự tử. Tại sao Sisyphe không tự tử để chấm dứt thân phận nghiệt ngã của mình? Camus từ chối lô-gích tự tử. Bởi cuộc đời dù phi lý, dù vô nghĩa, không có nghĩa là đời không đáng sống. Ngược lại, trong cái vô nghĩa ấy, con người tồn tại, Sisyphe chấp nhận tính vô nghĩa của cuộc đời và tìm thấy hạnh phúc trong thân phận phi lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét