Dù đã có nhiều quyển sách,
trang web... đưa ra những lời khuyên hữu ích cho ứng viên khi đi phỏng vấn xin
việc, vẫn có không ít người mắc phải những lỗi "chết người" lúc đối
mặt với nhà tuyển dụng. Một trong những lỗi đó là đặt câu hỏi không thích hợp.
Dưới đây là 6 câu hỏi bạn không nên đặt ra trong cuộc phỏng vấn:
“Tôi có phải đi công tác xa?”
Câu hỏi này gây cảm tưởng bạn không sẵn sàng đi công tác xa, và nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc cũng như không muốn làm những phần việc khác.
Nếu bạn không thể đi công tác thường xuyên, hãy hỏi khéo léo hơn, chẳng hạn: “Tôi thấy nhiều công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều và tôi luôn sẵn sàng cho chuyện đó. Vậy anh/chị có thể cho tôi biết làm công việc này có phải thường xuyên đi công tác?”
“Liệu tôi có thể chia sẻ công việc với đồng nghiệp?"
Nghe câu này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không cam kết làm việc toàn thời gian, thậm chí cho rằng bạn là người lười biếng, không thể làm việc độc lập.
"Làm công việc này có được trợ cấp đặc biệt gì về điện thoại, xăng?”
Chưa cống hiến gì cho công ty và cũng chưa nhận được lời đề nghị công việc chính thức, làm sao bạn có thể đòi hỏi quyền lợi của mình? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nghĩ vậy và thẳng tay gạch tên bạn.
“Tôi biết công ty sẽ trả lương qua chuyển khoản ngân hàng, nhưng liệu tôi có thể nhận lương theo cách cũ?”
Bạn đang yêu cầu một ngoại lệ và nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn sẽ tiếp tục đòi hỏi những thứ khác. Thêm nữa, phải chăng bạn là người sợ công nghệ, ngại tiếp xúc với những cái mới?
“Tôi không phải làm việc với những người trình độ thấp hơn mình chứ?”
Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn kênh kiệu, coi thường người khác và khó khăn trong giao tiếp với những người trẻ hơn.
“Phần mô tả công việc có đề cập tới làm việc vào cuối tuần. Có thật vậy không?”
Nhà tuyển dụng đã cân nhắc khi thông báo tuyển nhân viên, do đó thật ngớ ngẩn khi bạn hỏi lại một vấn đề đã quá rõ ràng.
VŨ HUYỀN
Dưới đây là 6 câu hỏi bạn không nên đặt ra trong cuộc phỏng vấn:
“Tôi có phải đi công tác xa?”
Câu hỏi này gây cảm tưởng bạn không sẵn sàng đi công tác xa, và nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không nhiệt tình với công việc cũng như không muốn làm những phần việc khác.
Nếu bạn không thể đi công tác thường xuyên, hãy hỏi khéo léo hơn, chẳng hạn: “Tôi thấy nhiều công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều và tôi luôn sẵn sàng cho chuyện đó. Vậy anh/chị có thể cho tôi biết làm công việc này có phải thường xuyên đi công tác?”
“Liệu tôi có thể chia sẻ công việc với đồng nghiệp?"
Nghe câu này, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không cam kết làm việc toàn thời gian, thậm chí cho rằng bạn là người lười biếng, không thể làm việc độc lập.
"Làm công việc này có được trợ cấp đặc biệt gì về điện thoại, xăng?”
Chưa cống hiến gì cho công ty và cũng chưa nhận được lời đề nghị công việc chính thức, làm sao bạn có thể đòi hỏi quyền lợi của mình? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nghĩ vậy và thẳng tay gạch tên bạn.
“Tôi biết công ty sẽ trả lương qua chuyển khoản ngân hàng, nhưng liệu tôi có thể nhận lương theo cách cũ?”
Bạn đang yêu cầu một ngoại lệ và nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn sẽ tiếp tục đòi hỏi những thứ khác. Thêm nữa, phải chăng bạn là người sợ công nghệ, ngại tiếp xúc với những cái mới?
“Tôi không phải làm việc với những người trình độ thấp hơn mình chứ?”
Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn kênh kiệu, coi thường người khác và khó khăn trong giao tiếp với những người trẻ hơn.
“Phần mô tả công việc có đề cập tới làm việc vào cuối tuần. Có thật vậy không?”
Nhà tuyển dụng đã cân nhắc khi thông báo tuyển nhân viên, do đó thật ngớ ngẩn khi bạn hỏi lại một vấn đề đã quá rõ ràng.
VŨ HUYỀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét