Lòng can đảm không mất nhiều
thời gian để bồi đắp nhưng nó lại rất đáng giá. Nếu chúng ta thành công hôm
nay, ngày mai thành công sẽ đến dễ dàng hơn. Chúng ta “hành” để “học”.
Mỗi người chúng ta có hai nhân cách :
- nhân cách bẩm sinh
- và nhân cách hình thành trong quá trình sống.
Nhân cách “hình thành” sẽ đương đầu với mọi vấn đề hàng ngày. Nếu chúng ta chỉ có nhân cách bẩm sinh, chúng ta không thể tiến xa được trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một trong số những phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là lòng can đảm.
Từ điển định nghĩa : “can đảm là một phẩm chất của tinh thần, đối mặt với hiểm nguy hoặc sự chống đối một cách kiên quyết”. Chúng ta hay nghĩ lòng can đảm được thể hiện trên chiến trường hay ở những nơi dữ dội tương tự. Thế nhưng, trên chiến trường bạn phải chiến đấu vì sự sống của bản thân mình, làm theo mệnh lệnh hoặc dưới một sự bắt buộc nào đó - trong những điều kiện đó, khó mà không can đảm. Nhưng còn lòng can đảm khi chúng ta có một mình, khi thoái lui cũng dễ dàng như tiến lên, khi ta biết chẳng có ai để ý đến ta và không có ai phê phán? Đó mới chính là lúc lòng can đảm thật sự được thể hiện.
Chúng ta cần rất nhiều can đảm để đứng vững trước những áp lực bình thường của cuộc sống hàng ngày. Đã bao nhiêu nhân tài bị mai một do thiếu can đảm để củng cố lòng tin hàng ngày hoặc để hỗ trợ kế hoạch của bản thân. Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tiến gần hơn đến ngôi mộ của mình. Sự rụt rè làm người ta không dám đi bước đầu tiên, và nếu được thuyết phục bắt đầu, họ sẽ tiến những bước dài trên con đường đi tới thành công. Nỗi sợ lớn nhất không nên là sợ một ngày nào đó cuộc sống của chúng ta sẽ chấm dứt mà là sợ nó không bao giờ bắt đầu.
Thử thách thực sự cho lòng can đảm nằm trong những điều nhỏ nhặt. Một sự kiện lớn không làm nên người anh hùng hay kẻ hèn nhát - nó chỉ làm họ thể hiện bản thân trước con mắt người khác. Lặng lẽ và khó nhận thấy, chúng ta dần dần trở nên mạnh mẽ hay yếu đuối cho đến khi một sự kiện nào đó làm chúng ta bộc lộ bản thân mình. Ngôi nhà xây trên cát có lẽ cũng an toàn như ngôi nhà xây trên đá nếu không có bão. Chính sự rắc rối làm bộc lộ sức mạnh.
Mọi người đều tin vào việc lập kế hoạch nhưng chúng ta thường không đủ can đảm để theo kế hoạch. Chúng ta thường để cho những điều nhỏ nhặt làm chệch khỏi con đường ta đi. Khi ta để cho kế hoạch, sự quyết tâm và nhiệt tình tan vỡ, toàn bộ tính cách và nhân cách của chúng ta đều bị ảnh hưởng. Shakespeare đã nói:
“Kho báu thanh khiết nhất mà con người có thể nhiều lần trao tặng...
Là một tâm hồn quả cảm trong một trái tim trung thành.”
Xây dựng lòng can đảm không dễ. Chúng ta thường để mọi thứ tuột đi ngay khi sắp sửa thành công. Cato - vị tướng vĩ đại của La mã đã tự tử ngay đêm trước chiến thắng. Shakespeare cũng đã nói về vua John (thế kỷ 15) của nước Anh. Ông vướng vào nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, lâm vào thế bất lợi trong cuộc chiến và quyết định ngưng chiến. Khi đang đợi để đầu hàng, một trong những thuộc cấp trông thấy ông và nói:
“Vì sao bệ hạ ủ rũ? Vì sao bệ hạ buồn?
Xin hãy vĩ đại trong hành động như đã từng vĩ đại trong suy nghĩ
Đừng để thế giới nhìn thấy Người sợ hãi và ngờ vực buồn phiền
Hãy làm chủ những cử chỉ của cặp mắt rồng
Hãy dữ dội khi đến lúc; hãy là lửa với lửa;
Hãy đe dọa những kẻ đe dọa và đối mặt
Với những kẻ gieo rắc nỗi khiếp sợ vào thuộc hạ;
Trở nên vĩ đại bằng tấm gương của chính mình và luôn thể hiện
Tâm hồn kiên định bất khuất
Và chói sáng như vị chiến thần”.
(Vở Vua John, Hồi 5, cảnh 1)
Được truyền sự can đảm và nhiệt tình mới, nhà vua lại đội mũ trụ, leo lên lưng ngựa. Trận đó, nước Anh chiến thắng.
Chúng ta phát huy đức tính Can đảm như thế nào? Mỗi người trong chúng ta phải tự mình tìm ra giải pháp, nhưng những gợi ý sau có thể hửu ích cho bạn :
1. Một trong những cách tốt nhất để phát huy lòng can đảm là tỏ ra can đảm hàng ngày. Đầu tiên, chúng ta có thể can đảm trong những việc nhỏ. Lòng can đảm hình thành từ rất nhiều yếu tố như sự tin tưởng, sự nhiệt tình, sự kiên định và lòng khát khao chiến thắng. Nếu có sự can đảm trong những việc nhỏ, chúng ta sẽ nhanh chóng bắt đầu giành chiến thắng. Người ta nói rằng tinh thần của một đội quân luôn suy sụp khi chiến thắng còn ở quá xa. Một năm thành công là một năm toàn những ngày thành công.
2. Lấp đầy tâm trí bằng sự can đảm. Đọc về sự can đảm. Nghĩ về sự can đảm. Ngưỡng mộ sự can đảm của người khác. Những câu chuyện về tính anh hùng và sự thành công sẽ làm tâm trí ta đầy những suy nghĩ tích cực, nhân cách và tâm trí ta nghiêng theo chiều hướng can đảm. Tâm trí, giống như bàn tay người thợ nhuộm, bị nhuộm bởi những gì nó nắm giữ.
3. Chúng ta cũng được thúc đẩy khi nhìn thấy tính cách ngược lại ở người khác. Shakespeare đã nói về những người đánh mất lòng can đảm: “Thần kinh của họ lại quay lại thời thơ ấu và họ không có một chút sinh lực nào hết.” Những kẻ hèn nhát luôn luôn tẻ nhạt, cuộc sống của họ rất khó khăn và không ai muốn bắt chước. Julius Caesar đã nói: “Kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết, người anh hùng chỉ nếm trải cái chết một lần. Điều kỳ lạ nhất trong tất cả những gì kỳ lạ mà tôi từng được nghe là con người phải biết sợ; bởi vì cái chết, một kết cục cần thiết, sẽ đến khi nào nó đến.”
4. Chúng ta có thể bồi đắp lòng can đảm bằng cách biết ơn những gì cuộc sống đòi hỏi ta phải thực hiện. Sẽ là rất may mắn nếu công việc và hoạt động trong cuộc sống đòi hỏi óc sáng tạo, sự tháo vát, khả năng và lòng can đảm để đứng trên đôi chân của chính mình, làm những điều họ nghĩ, thực hiện những kế hoạch của chính họ. Bạn có thể thành công và can đảm đến tận chiều và nếu bạn có thể làm được như vậy trong một ngày, bạn có thể làm được như vậy trong một tuần. Bạn sẽ nhanh chóng có được quyết tâm thực hiện chương trình này đến hết năm. Và chẳng mấy chốc, đức tính này bắt đầu hiện diện trong cuộc đời bạn, mọi người sẽ biết đến bạn vì chính nhân cách mà bạn có được.
5. Chúng ta phải xua mọi nghi ngờ và ý nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí. “Sự nghi ngờ là kẻ phản bội, nó làm ta mất đi những gì tốt đẹp mà lẽ ra ta có được, do sợ phải thử nghiệm.” - Shakespeare. Nỗi sợ làm chúng ta mù quáng. Chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc và yếu kém đi khi chọn con đường dễ đi nhất.
Thật đáng tiếc cho người nào cố gắng xây dựng một nhân cách hấp dẫn và thành công mà lại bỏ quên lòng can đảm. Họ sống cả cuộc đời với thái độ lo sợ, rên rỉ, hay ta thán, càu nhàu vì cảm giác tiếc nuối cho chính mình nhưng lại không thể đứng dậy và thay đổi hoàn cảnh mà họ không thích. Lòng can đảm không những dẫn ta tới thành công mà còn đem lại sự dễ chịu. Mọi cuộc đời thành công đều cần thử thách. Chúng ta cần những trở ngại để vượt qua và cần những vấn đề để giải quyết.
Nhiều năm trước đây một thanh niên có tham vọng trở thành cầu thủ bóng đá, nhập học ở Trường đại học Michigan. Huấn luyện viên bố trí anh ta vào chơi một trận đấu nhỏ, thi đấu với đội tuyển trường nhưng ông nhận thấy hễ đến nhiệm vụ của anh ta thì anh ta co rúm người lại và ngoảnh mặt đi. Cuối cùng, huấn luyện viên nghĩ rằng cầu thủ này nhát gan, đưa anh ta xuống đội hình 4 (đội hình kém nhất, hầu như chỉ mài mòn băng ghế dự bị) và quên luôn anh ta. Mặc dù bị giáng vị trí và bị bẽ mặt, chàng trai này vẫn không từ bỏ. Anh đến Michigan để học chơi bóng và đó là điều anh quyết định làm cho dù sao đi chăng nữa. Vì vậy, anh vẫn ở lại và chơi hết sức mình. Tin đồn về tính quả quyết và lòng can đảm của anh rồi cũng đến tai huấn luyện viên, và chẳng bao lâu sau, anh lại được trở lại đội hình chính. Cầu thủ này tên là Tom Harmon, một vận động viên vĩ đại của nước Mỹ và có lẽ là một trong 4 cầu thủ bóng bầu dục xuất sắc nhất mọi thời đại. Anh ta không hèn nhát, anh ta chỉ chưa trưởng thành mà thôi.
Mỗi người chúng ta có hai nhân cách :
- nhân cách bẩm sinh
- và nhân cách hình thành trong quá trình sống.
Nhân cách “hình thành” sẽ đương đầu với mọi vấn đề hàng ngày. Nếu chúng ta chỉ có nhân cách bẩm sinh, chúng ta không thể tiến xa được trong bất kỳ lĩnh vực nào. Một trong số những phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là lòng can đảm.
Từ điển định nghĩa : “can đảm là một phẩm chất của tinh thần, đối mặt với hiểm nguy hoặc sự chống đối một cách kiên quyết”. Chúng ta hay nghĩ lòng can đảm được thể hiện trên chiến trường hay ở những nơi dữ dội tương tự. Thế nhưng, trên chiến trường bạn phải chiến đấu vì sự sống của bản thân mình, làm theo mệnh lệnh hoặc dưới một sự bắt buộc nào đó - trong những điều kiện đó, khó mà không can đảm. Nhưng còn lòng can đảm khi chúng ta có một mình, khi thoái lui cũng dễ dàng như tiến lên, khi ta biết chẳng có ai để ý đến ta và không có ai phê phán? Đó mới chính là lúc lòng can đảm thật sự được thể hiện.
Chúng ta cần rất nhiều can đảm để đứng vững trước những áp lực bình thường của cuộc sống hàng ngày. Đã bao nhiêu nhân tài bị mai một do thiếu can đảm để củng cố lòng tin hàng ngày hoặc để hỗ trợ kế hoạch của bản thân. Mỗi ngày qua đi, chúng ta lại tiến gần hơn đến ngôi mộ của mình. Sự rụt rè làm người ta không dám đi bước đầu tiên, và nếu được thuyết phục bắt đầu, họ sẽ tiến những bước dài trên con đường đi tới thành công. Nỗi sợ lớn nhất không nên là sợ một ngày nào đó cuộc sống của chúng ta sẽ chấm dứt mà là sợ nó không bao giờ bắt đầu.
Thử thách thực sự cho lòng can đảm nằm trong những điều nhỏ nhặt. Một sự kiện lớn không làm nên người anh hùng hay kẻ hèn nhát - nó chỉ làm họ thể hiện bản thân trước con mắt người khác. Lặng lẽ và khó nhận thấy, chúng ta dần dần trở nên mạnh mẽ hay yếu đuối cho đến khi một sự kiện nào đó làm chúng ta bộc lộ bản thân mình. Ngôi nhà xây trên cát có lẽ cũng an toàn như ngôi nhà xây trên đá nếu không có bão. Chính sự rắc rối làm bộc lộ sức mạnh.
Mọi người đều tin vào việc lập kế hoạch nhưng chúng ta thường không đủ can đảm để theo kế hoạch. Chúng ta thường để cho những điều nhỏ nhặt làm chệch khỏi con đường ta đi. Khi ta để cho kế hoạch, sự quyết tâm và nhiệt tình tan vỡ, toàn bộ tính cách và nhân cách của chúng ta đều bị ảnh hưởng. Shakespeare đã nói:
“Kho báu thanh khiết nhất mà con người có thể nhiều lần trao tặng...
Là một tâm hồn quả cảm trong một trái tim trung thành.”
Xây dựng lòng can đảm không dễ. Chúng ta thường để mọi thứ tuột đi ngay khi sắp sửa thành công. Cato - vị tướng vĩ đại của La mã đã tự tử ngay đêm trước chiến thắng. Shakespeare cũng đã nói về vua John (thế kỷ 15) của nước Anh. Ông vướng vào nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, lâm vào thế bất lợi trong cuộc chiến và quyết định ngưng chiến. Khi đang đợi để đầu hàng, một trong những thuộc cấp trông thấy ông và nói:
“Vì sao bệ hạ ủ rũ? Vì sao bệ hạ buồn?
Xin hãy vĩ đại trong hành động như đã từng vĩ đại trong suy nghĩ
Đừng để thế giới nhìn thấy Người sợ hãi và ngờ vực buồn phiền
Hãy làm chủ những cử chỉ của cặp mắt rồng
Hãy dữ dội khi đến lúc; hãy là lửa với lửa;
Hãy đe dọa những kẻ đe dọa và đối mặt
Với những kẻ gieo rắc nỗi khiếp sợ vào thuộc hạ;
Trở nên vĩ đại bằng tấm gương của chính mình và luôn thể hiện
Tâm hồn kiên định bất khuất
Và chói sáng như vị chiến thần”.
(Vở Vua John, Hồi 5, cảnh 1)
Được truyền sự can đảm và nhiệt tình mới, nhà vua lại đội mũ trụ, leo lên lưng ngựa. Trận đó, nước Anh chiến thắng.
Chúng ta phát huy đức tính Can đảm như thế nào? Mỗi người trong chúng ta phải tự mình tìm ra giải pháp, nhưng những gợi ý sau có thể hửu ích cho bạn :
1. Một trong những cách tốt nhất để phát huy lòng can đảm là tỏ ra can đảm hàng ngày. Đầu tiên, chúng ta có thể can đảm trong những việc nhỏ. Lòng can đảm hình thành từ rất nhiều yếu tố như sự tin tưởng, sự nhiệt tình, sự kiên định và lòng khát khao chiến thắng. Nếu có sự can đảm trong những việc nhỏ, chúng ta sẽ nhanh chóng bắt đầu giành chiến thắng. Người ta nói rằng tinh thần của một đội quân luôn suy sụp khi chiến thắng còn ở quá xa. Một năm thành công là một năm toàn những ngày thành công.
2. Lấp đầy tâm trí bằng sự can đảm. Đọc về sự can đảm. Nghĩ về sự can đảm. Ngưỡng mộ sự can đảm của người khác. Những câu chuyện về tính anh hùng và sự thành công sẽ làm tâm trí ta đầy những suy nghĩ tích cực, nhân cách và tâm trí ta nghiêng theo chiều hướng can đảm. Tâm trí, giống như bàn tay người thợ nhuộm, bị nhuộm bởi những gì nó nắm giữ.
3. Chúng ta cũng được thúc đẩy khi nhìn thấy tính cách ngược lại ở người khác. Shakespeare đã nói về những người đánh mất lòng can đảm: “Thần kinh của họ lại quay lại thời thơ ấu và họ không có một chút sinh lực nào hết.” Những kẻ hèn nhát luôn luôn tẻ nhạt, cuộc sống của họ rất khó khăn và không ai muốn bắt chước. Julius Caesar đã nói: “Kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết, người anh hùng chỉ nếm trải cái chết một lần. Điều kỳ lạ nhất trong tất cả những gì kỳ lạ mà tôi từng được nghe là con người phải biết sợ; bởi vì cái chết, một kết cục cần thiết, sẽ đến khi nào nó đến.”
4. Chúng ta có thể bồi đắp lòng can đảm bằng cách biết ơn những gì cuộc sống đòi hỏi ta phải thực hiện. Sẽ là rất may mắn nếu công việc và hoạt động trong cuộc sống đòi hỏi óc sáng tạo, sự tháo vát, khả năng và lòng can đảm để đứng trên đôi chân của chính mình, làm những điều họ nghĩ, thực hiện những kế hoạch của chính họ. Bạn có thể thành công và can đảm đến tận chiều và nếu bạn có thể làm được như vậy trong một ngày, bạn có thể làm được như vậy trong một tuần. Bạn sẽ nhanh chóng có được quyết tâm thực hiện chương trình này đến hết năm. Và chẳng mấy chốc, đức tính này bắt đầu hiện diện trong cuộc đời bạn, mọi người sẽ biết đến bạn vì chính nhân cách mà bạn có được.
5. Chúng ta phải xua mọi nghi ngờ và ý nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí. “Sự nghi ngờ là kẻ phản bội, nó làm ta mất đi những gì tốt đẹp mà lẽ ra ta có được, do sợ phải thử nghiệm.” - Shakespeare. Nỗi sợ làm chúng ta mù quáng. Chúng ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc và yếu kém đi khi chọn con đường dễ đi nhất.
Thật đáng tiếc cho người nào cố gắng xây dựng một nhân cách hấp dẫn và thành công mà lại bỏ quên lòng can đảm. Họ sống cả cuộc đời với thái độ lo sợ, rên rỉ, hay ta thán, càu nhàu vì cảm giác tiếc nuối cho chính mình nhưng lại không thể đứng dậy và thay đổi hoàn cảnh mà họ không thích. Lòng can đảm không những dẫn ta tới thành công mà còn đem lại sự dễ chịu. Mọi cuộc đời thành công đều cần thử thách. Chúng ta cần những trở ngại để vượt qua và cần những vấn đề để giải quyết.
Nhiều năm trước đây một thanh niên có tham vọng trở thành cầu thủ bóng đá, nhập học ở Trường đại học Michigan. Huấn luyện viên bố trí anh ta vào chơi một trận đấu nhỏ, thi đấu với đội tuyển trường nhưng ông nhận thấy hễ đến nhiệm vụ của anh ta thì anh ta co rúm người lại và ngoảnh mặt đi. Cuối cùng, huấn luyện viên nghĩ rằng cầu thủ này nhát gan, đưa anh ta xuống đội hình 4 (đội hình kém nhất, hầu như chỉ mài mòn băng ghế dự bị) và quên luôn anh ta. Mặc dù bị giáng vị trí và bị bẽ mặt, chàng trai này vẫn không từ bỏ. Anh đến Michigan để học chơi bóng và đó là điều anh quyết định làm cho dù sao đi chăng nữa. Vì vậy, anh vẫn ở lại và chơi hết sức mình. Tin đồn về tính quả quyết và lòng can đảm của anh rồi cũng đến tai huấn luyện viên, và chẳng bao lâu sau, anh lại được trở lại đội hình chính. Cầu thủ này tên là Tom Harmon, một vận động viên vĩ đại của nước Mỹ và có lẽ là một trong 4 cầu thủ bóng bầu dục xuất sắc nhất mọi thời đại. Anh ta không hèn nhát, anh ta chỉ chưa trưởng thành mà thôi.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét