Kinh nghiệm đứng lên từ thất bại

Jeff Hoffman - người sở hữu website trị giá hàng tỷ đô, Priceline.com biết rằng nếu chỉ có một website hoàn hảo và một chiến lược tiếp thị hiệu quả vẫn không đủ. Thành công còn phụ thuộc vào khả năng đứng lên sau khi thất bại.


 

Jeff Hoffman, giờ đây đã 50 tuổi, quyết định chia sẻ các bài học khởi nghiệp của mình cho các thế hệ sau. Dưới đây là ba lời khuyên sâu sắc của ông dành cho thế hệ trẻ:

1. Xác định mục tiêu ngay từ đầu

Bạn phải xác định những mục tiêu hướng tới thành công ngay tại thời điểm bắt đầu. Việc này có thể giúp bạn nhận ra thất bại trước khi quá muộn. Tôi luôn luôn yêu cầu các doanh nhân phải trả lời câu hỏi: "Nếu chúng ta làm tốt ba tháng tới đây, mọi chuyện sẽ trở thành như thế nào?", câu trả lời của họ phải là các con số cụ thể. Chẳng hạn như: "Chúng tôi sẽ có thêm 100 khách hàng mới," hoặc "Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi doanh thu".

Thường là một năm sau khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ tham dự một cuộc họp với các nhà đầu tư và người sáng lập. Các doanh nhân sẽ nói rằng chúng ta đang làm tốt công việc, trong khi nhà đầu tư nói rằng chúng ta đã không làm được như tôi mong đợi. Bằng việc xem xét lại các dữ liệu kinh doanh của công ty, tất cả mọi người đều đưa ra một kết luận: "Nếu chúng ta đặt ra những mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ làm tốt hơn. Nếu chúng ta tăng gấp đôi số lượng công việc đang làm mà chỉ hoàn thành được một nửa trong số chúng, chúng ta đã đạt được mục tiêu ban đầu".

2. Thích ứng với thay đổi

Các đội bóng tốt nhất thường có những cuộc hội ý giữa giờ. Bạn không thể cứng nhắc làm theo những chiến thuật đã đưa ra từ đầu trận đấu. Đó cũng là lý do tại sao bạn không thể dựa vào chiến lược ban đầu. Nhưng hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể điều chỉnh công việc khi bạn đã có đủ điều kiện để làm việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn phải có sẵn một hệ thống đánh giá được đưa ra trước khi bạn bắt đầu làm việc để có thể phát hiện ra những gì đang đi lệch hướng và tiến hành thay đổi khi cần thiết.

Ví dụ: Bạn không muốn chi nhiều tiền vào việc tiếp thị để có được khách hàng. Kết quả là doanh thu của bạn bị sụt giảm. Để đạt được doanh thu như trước, bạn lại mất thời gian để marketing, lại phải tốn nhiều tiền hơn cho việc xây dựng thương hiệu. Nếu bạn không theo dõi các dữ liệu để phân tích các chi phí cho việc thu hút mỗi khách hàng mới, bạn sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

3. “Mổ xẻ” thất bại

Thất bại là mẹ thành công. Khi tôi thất bại, tôi ngay lập tức ngồi xuống và phân tích thất bại của mình. Tôi liệt kê một danh sách để tìm ra tất cả những điều tôi đã làm sai. Bằng cách nhìn vào biểu đồ thời gian, tôi có thể cảm nhận khi nào mọi thứ đang đi sai hướng vì tôi đã học được cách làm thế nào để phân tích những thất bại đó của mình.

Sun Microsystems là một trong những khách hàng của chúng tôi. Một ngày, chúng tôi nhận được điện thoại từ họ nói rằng họ sẽ chấm dứt hợp đồng. Tôi ngay lập tức tập hợp cả nhóm để cùng nhau phân tích những lý do khiến hãng này muốn chấm dứt hợp đồng. Kết quả là chúng tôi đã tìm ra những điểm chưa hợp lý trong các sản phẩm của mình, cũng như trong cách chúng tôi giao dịch với khách hàng. Chúng tôi và Sun Microsystems đã cùng nhau thống nhất một biểu đồ và cuối cùng họ đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng với chúng tôi.

Bây giờ, thay vì yêu cầu khách hàng đưa cho chúng tôi những bản đánh giá hàng năm, chúng tôi luôn luôn yêu cầu khách hàng ghi lại những mong đợi của họ hàng ngày. Có như vậy chúng tôi mới có những điều chỉnh hợp lý sao cho cả hai bên cùng hài lòng.

Ba lời khuyên trên đây của Hoffman được đúc kết từ những thất bại mà ông đã trải qua. Hy vọng những doanh nhân trẻ có thể lĩnh hội và áp dụng những kinh nghiệm đó vào công việc kinh doanh của mình.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét