Đây
là những kinh nghiệm sống, những truyện sống (histoires vécues), tức là
những truyện thực sự đã xảy ra mà tác giả - chỉ một số ít là nhà văn
như A. J. Cronin, P. Buck, Stephan Zweig, F. Oursler - đã trung thực
chép lại, và tôi chỉ có công lựa chọn, gom góp trong non hai chục năm để
cống hiến độc giả.
Tôi hơi tiếc toàn là những truyện xảy ra ở Âu, Mỹ; nhưng điểm đó cũng có cái lợi là chứng tỏ cho độc giả thấy rằng con người dù sống ở vĩ tuyến nào, dưới chế độ nào, mang màu da nào, huyết thống nào thì cũng vẫn có những tình cảm, tâm lý đó, những thắc mắc, nguyện vọng đó, tóm lại là cùng chung một nhân tính, cùng là anh em với nhau cả.
Nhân vật chính trong truyện - trừ một vài vị như Einstein…, đều là những người thường như chúng ta : một cô y tá chưa có kinh nghiệm, một khách du lịch, một cặp thanh niên mới cưới, một thiếu phụ cô độc, hai em bé mồ côi; có kẻ còn tàn tật, cực khổ hơn chúng ta nhiều : bị tê liệt từ hồi nhỏ, hoặc bị cụt cả hai tay từ khi lọt lòng mẹ…
Truyện chỉ là những truyện vặt, xảy ra hàng ngày mà ta thường đọc trong mục Tin tức trên các báo : một em gái đập con heo đất để mua một món quà Noël cho chị, một nhà kinh doanh bị phá sản muốn tự tử, một buổi nghe nhạc trong một dạ hội; bi đát nhất thì cũng chỉ như một tai nạn xe lửa, hoặc cảnh chết cô độc trong một nhà thương thí…
Truyện rất tầm thường nhưng cảm kích chúng ta rất mạnh, vì là truyện thực và có những tình tiết mà không nhà văn nào tưởng tượng nổi.
Ta thấy rõ rằng, cuộc sống ngoài đời còn ly kỳ hơn trong tiểu thuyết nhiều : tiểu thuyết gia nào có thể tạo ra một thanh niên đóng cái vai "con" để an ủi người "cha" không hề biết mặt hấp hối suốt một đêm, hoặc một thiếu nữ viết thư, đan áo, chải tóc bằng chân.
Điểm đáng quý nhất là truyện nào cũng chứa một ý hoặc tình cao đẹp, không phải là những ý kỳ đặc, những tình lãng mạn thường chỉ gây xáo trộn cho nhân loại, mà là những tình, những ý rất thâm trầm, rất nhân bản, tự nhiên mà cảm động làm cho ta vững tin ở khả năng vô biên của bản thân, ở tấm lòng nhân từ của người khác, ở tương lai của nhân loại.
Khi thấy những bà lão chỉ còn xương với da mà cố xây dựng lại cho làng xóm; những em mười mới mười ba tuổi làm đủ các việc từ sáng sớm tới khuya để nuôi một người chị bị bệnh nan y; một em sáu tuổi hùng tâm chiến đấu với tật nguyền; một người trên mười năm khuyến khích, giúp đỡ một thanh niên ăn học mà không hề biết mặt mũi, tính tình của thanh niên đó; một quân nhân tha chết cho kẻ địch chỉ vì hắn cũng rét cóng như mình…; khi thấy tấm gương của những người vô danh âm thầm tôi luyện cá tính hoặc hy sinh cho gia đình, nhân quần đó, thì ta phải nhận rằng "dù sao, trên đời này vẫn còn những người tốt bụng" - Roy Popkin; mà "thế giới vẫn còn có thể hy vọng được, hy vọng được ở tất cả" - A. J. Cronin.
Chúng tôi dịch cuốn này chỉ mong gợi được lòng tin đó ở các bạn trẻ và cả các bạn già nữa, tin để có thể giữ vững chí hướng của mình.
Saigon ngày Nguyên đán năm Tân Hợi (1971)
NGUYỄN HIẾN LÊ
Tôi hơi tiếc toàn là những truyện xảy ra ở Âu, Mỹ; nhưng điểm đó cũng có cái lợi là chứng tỏ cho độc giả thấy rằng con người dù sống ở vĩ tuyến nào, dưới chế độ nào, mang màu da nào, huyết thống nào thì cũng vẫn có những tình cảm, tâm lý đó, những thắc mắc, nguyện vọng đó, tóm lại là cùng chung một nhân tính, cùng là anh em với nhau cả.
Nhân vật chính trong truyện - trừ một vài vị như Einstein…, đều là những người thường như chúng ta : một cô y tá chưa có kinh nghiệm, một khách du lịch, một cặp thanh niên mới cưới, một thiếu phụ cô độc, hai em bé mồ côi; có kẻ còn tàn tật, cực khổ hơn chúng ta nhiều : bị tê liệt từ hồi nhỏ, hoặc bị cụt cả hai tay từ khi lọt lòng mẹ…
Truyện chỉ là những truyện vặt, xảy ra hàng ngày mà ta thường đọc trong mục Tin tức trên các báo : một em gái đập con heo đất để mua một món quà Noël cho chị, một nhà kinh doanh bị phá sản muốn tự tử, một buổi nghe nhạc trong một dạ hội; bi đát nhất thì cũng chỉ như một tai nạn xe lửa, hoặc cảnh chết cô độc trong một nhà thương thí…
Truyện rất tầm thường nhưng cảm kích chúng ta rất mạnh, vì là truyện thực và có những tình tiết mà không nhà văn nào tưởng tượng nổi.
Ta thấy rõ rằng, cuộc sống ngoài đời còn ly kỳ hơn trong tiểu thuyết nhiều : tiểu thuyết gia nào có thể tạo ra một thanh niên đóng cái vai "con" để an ủi người "cha" không hề biết mặt hấp hối suốt một đêm, hoặc một thiếu nữ viết thư, đan áo, chải tóc bằng chân.
Điểm đáng quý nhất là truyện nào cũng chứa một ý hoặc tình cao đẹp, không phải là những ý kỳ đặc, những tình lãng mạn thường chỉ gây xáo trộn cho nhân loại, mà là những tình, những ý rất thâm trầm, rất nhân bản, tự nhiên mà cảm động làm cho ta vững tin ở khả năng vô biên của bản thân, ở tấm lòng nhân từ của người khác, ở tương lai của nhân loại.
Khi thấy những bà lão chỉ còn xương với da mà cố xây dựng lại cho làng xóm; những em mười mới mười ba tuổi làm đủ các việc từ sáng sớm tới khuya để nuôi một người chị bị bệnh nan y; một em sáu tuổi hùng tâm chiến đấu với tật nguyền; một người trên mười năm khuyến khích, giúp đỡ một thanh niên ăn học mà không hề biết mặt mũi, tính tình của thanh niên đó; một quân nhân tha chết cho kẻ địch chỉ vì hắn cũng rét cóng như mình…; khi thấy tấm gương của những người vô danh âm thầm tôi luyện cá tính hoặc hy sinh cho gia đình, nhân quần đó, thì ta phải nhận rằng "dù sao, trên đời này vẫn còn những người tốt bụng" - Roy Popkin; mà "thế giới vẫn còn có thể hy vọng được, hy vọng được ở tất cả" - A. J. Cronin.
Chúng tôi dịch cuốn này chỉ mong gợi được lòng tin đó ở các bạn trẻ và cả các bạn già nữa, tin để có thể giữ vững chí hướng của mình.
Saigon ngày Nguyên đán năm Tân Hợi (1971)
NGUYỄN HIẾN LÊ
Mục Lục :
§ Tựa
§ Chuỗi ngọc lam - F. Oursier
§ Đừng ngại ngùng - Stephan Zweig
§ Vẫn còn hy vọng - A.J. Cronin
§ Chỉ phải tiến từng cây số một - R. Sevareid
§ Chỉ trăm bước nữa là thành công - F. Van Ryn
§ Không bao giờ có một bức thư cho Bob - L. Baker
§ Thư gởi cho các con tôi - W.M. Ewing
§ Hai hiệp sĩ bé con ở thị trấn Veróne - A. J. Cronin
§ Hôm nay có cái gì làm cho ta sung sướng không ? - J. H. Howells
§ Vị ân nhân bí ẩn của tôi - W.P. Webb
§ Năng lực kỳ diệu của nhiệt tâm - N.V. Peale
§ Một em nhỏ đáng làm gương cho người lớn - Virginia Gordon
§ Lòng nhớ ơn là một đức quí - A. J. Cronin
§ Nghệ thuật cho - I. Wylie
§ Nghệ thuật nhận - Michèle Drury
§ Làm vui lòng người là một nghệ thuật tế nhị - Elizabeth Byrd
§ Phút tuyệt thú - Gladys Bell
§ Tìm thêm bạn mới - A. J. Cronin
§ Cụt tay mà vẫn xây dựng được tương lai - Edison Marshall
§ Một bài học của biển cả - Arthur Gordon
§ Một mình trên bờ biển suốt một ngày - Arthur Gordon
§ Làm cho kỳ được mới thôi - Richard Thurman
§ Bậc vĩ nhân nhất thế giới - Maurice Pons
§ Phải biết tự chế ngự bản thân - A. J. Cronin
§ Mary, vô đi con, vô đi ! - Pearl Buck
§ Khúc đường bi thảm - Edwin Balmer
§ Chúa Ki Tô tất cũng hành động như ông ấy - M. Ercoli
§ Phải thành thực với chính mình - T. James
§ Tôi gặp Einstein - Jérome Weidmann
§ Không ai mua được một vật kỷ niệm - M. Sangstes
§ Ai cũng có một thành trì để bảo vệ - I. Wylie
§ Gác đêm - Roy Popkins
§ Phải tha thứ - A. J. Cronin
§ Người mà tôi không giết - André Chamson
Xin mời các bạn download tại đây :
1. Ebook (dạng prc) :
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Hướng dẫn cách tải links trên các host
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook mà langtu post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho langtu biết, langtu sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.
Hướng dẫn cách tải links trên các host
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét