Tiền bạc và tâm trạng

Số tiền ấy có thể là học bổng, tiền người thân cho hoặc tiền lương, tiền thưởng khi bạn mới đi làm. Trong thực tế, có nhiều bạn trẻ đi làm có lương cao nhưng lại thiếu trước hụt sau, thậm chí lâm vào nợ nần, không dành dụm được bằng những bạn có thu nhập ít hơn... Vì thế, muốn tích lũy để đầu tư vào tương lai các bạn trẻ cũng phải biết cách.

- Lên kế hoạch chi tiêu: Phải lên kế hoạch chi tiêu cho những việc quan trọng trước nhất như tiền ăn, tiền thuê nhà (nếu xa nhà), đóng tiền học rồi hãy nghĩ đến chuyện mua sắm quần áo, thay điện thoại...

- Chia nhỏ tiền: Không bao giờ để tiền nguyên một cục, vì như thế bạn sẽ thấy mình có rất nhiều tiền và dễ có tâm lý "vung tay" khi đi ăn hay mua sắm những thứ không cần, hoặc "bùi tai" trước những lời tán tỉnh ngọt ngào của người bán hàng, của các dịch vụ quảng cáo.

- Không để tiền nhiều trong ví: Dù có nhiều cũng không nên để tiền nhiều trong ví khi đi mua sắm, bạn dễ bị "móc túi" theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng lúc nào không hay.

- Luôn có một khoản để dành: Dù còn được gia đình chu cấp hay đã đi làm có lương và dù thu nhập ít hay nhiều, bạn cũng nên cố gắng để dành tiền, mỗi tháng một ít, nhiều tháng gộp lại bạn sẽ có một món tiền kha khá.

Tiền bạc đầy đủ, có dự trữ giúp người ta dễ đạt đến tâm trạng bình yên, thoải mái. Gặp lúc bạn bè khó khăn có thể mang ra giúp đỡ, phòng những lúc đau ốm bất ngờ...

                                                  VỆ HÀ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét