Xin lỗi- Kỹ năng sống bị thiếu hụt


Khi bạn làm tổn thương người khác, làm phiền người khác bạn sẽ phải làm gì. Tất nhiên là bạn sẽ phải xin lỗi người đó rồi. Nhưng không phải lời xin lỗi nào cũng được chấp nhận. Vậy làm thế nào để nói một lời xin lỗi, nói với thái độ như thế nào? 
Mọi người thường nghĩ trong giao tiếp làm thế nào để người đối diện mình hài lòng. Bạn đã trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng giao tiếp khác nhau. Nhưng có chắc chắn bạn sẽ không làm phật lòng một ai đó không.     

Trước tiên nếu bạn thật sự là người có lỗi thì bạn phải kìm nén sự kiêu hãnh, cao ngạo của bản thân bạn lại và tìm cách nói lời xin lỗi thật chân thành. Nếu chần chừ có thể sẽ khiến người khác càng tức giận hơn và có thể họ sẽ không chấp nhận lời xin lỗi của bạn.

Xin lỗi càng sớm càng tốt: Thử tưởng tượng bạn bị làm tổn thương, bạn có chấp nhận một lời xin lỗi sau đó một tuần không. Tất nhiên là không, thế nên với mình cũng vậy, hãy xin lỗi ngay lúc có thể đừng chần chừ.

Lời xin lỗi tốt nhất là khi gặp trực tiếp. Nếu bạn trốn tránh bằng cách nhắn tin hay gọi điện sẽ làm đối phương cho rằng bạn đang đùa với họ. Họ sẽ không chấp nhận một cách cư xử thiếu tôn trọng như vậy đâu.

Lắng nghe. Trong cơn bực tức có thể bạn sẽ bị trở thành nơi để họ xả ra những thứ họ không thích về bạn. Chỉ trích, la mắng…nhưng hãy lắng nghe bởi bạn là người có lỗi mà. Hãy chờ đến lúc họ cảm thấy nguôi giận đừng cố chen ngang, giải thích chì làm mọi thứ rắc rối thêm thôi.

Đừng vội vàng. Trong nhiều trường hợp lời xin lỗi nói ra nhưng bạn đừng hi vọng họ sẽ tha thứ ngay cho bạn. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà họ cảm thấy.  Đừng bắt ép họ điều đó khi bạn là người sai. Hãy cứ chờ cho đến khi họ cảm thấy ổn hơn có thể lúc đó họ sẽ tha thứ cho bạn.                                            

                                             (Kynangsong)