Một vị thiền sư già mắc chứng xuất huyết ở não, một ống chân bị bại, lại
mang chứng tiểu tiện bất cấm, vì sợ phạm tội bất kính trước Phật đài
mỗi khi lễ bái hoặc tham thiền nên đến nhờ tôi chữa bệnh.
Thấy vậy nhà sư bối rối bảo rằng:
- Khó lòng quá, suốt đời tôi không bao giờ ăn cá cả, đã 75 năm rồi!
Tôi điên đầu vì vấn đề này!!! Tôi nghĩ nát nước…Tôi liền thay thế món cá bằng thứ rễ cây bồ công anh.
Bốn mươi ngày sau, vị sư già trở lại, khoẻ mạnh như một chàng trai. Nước tiểu đã giảm đến hai phần ba, ông đi lại như thường rồi.
Tuy nhiên để khỏi băn khoăn, tôi phái một trong những môn sinh của tôi đến tại chùa để quan sát cách nấu nướng và lối ăn uống của vị thiền sư như thế nào. Lúc trở về, người môn sinh ấy trình rằng:
- Lạ quá! Canh nấu với miso thì lõng bõng cả nước là nước, cơm thì nửa sống nửa chín, món bồ công anh xào khô thì để cả củ như lẻ củi tròn… Úi chà chà! Thế mà vị lão sư ăn một cách điềm nhiên.
Một lần nữa tôi lại điên đầu!!! Thực đơn há chỉ ở tầm quan trọng thứ yếu mà thôi ru? Tầm quan trọng chính yếu là ở đức tin? là ở nội tâm? là ở sinh khí?
GEORGES OHSAWA
Yin-Yang 12-1967
Mục lục
CHƯƠNG 1 :NGUỒN SỨC MẠNH VÔ HÌNH : TIỀM THỨC
CHƯƠNG 2 : UY LỰC CỦA TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
CHƯƠNG 3 :Ý-CHÍ VÀ TƯỞNG TƯỢNG
CHƯƠNG 4: ÁM - THỊ VÀ TỰ -KỶ ÁM-THỊ
CHƯƠNG 5: THẦN KINH DINH DƯÕNG - THẦN KINH CỦA TIỀM THỨC
CHƯƠNG 6 :KHẢ NĂNG THIÊN NHIÊN CỦA CƠ THỄ HAY KHẢ NĂNG CỦA TIỀM THỨC ?
CHƯƠNG 7 : PHÂN TÂM HỌC VÀ TỰ KỶ ÁM THỊ
CHƯƠNG 8 : TÌM HIỂU TIỀM THỨC QUA CÁC TRÒ CHƠI
CHƯƠNG 9 : TỰ KỶ ÁM THỊ VÀ CUỘC ĐỜI
CHƯƠNG 10 : QUI CỦ THỰC HÀNH TỰ KỶ ÁM THỊ
LỜI HUYỀN DIỆU
CHƯƠNG 11: TỰ KỶ ÁM THỊ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC THIẾU NHI
CHƯƠNG 12 : SỰ ƯU VIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP
PHỤ LỤC : GIỚI HẠN CỦA TỰ KỶ ÁM THỊ ĐẾN PHÉP DƯỠNG SINH OHSAWA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét