Thói quen bỏ mũ

Nhà viết nhạc kịch nổi tiếng ở Ý vào thế kỷ 19 L.Voxini rất nghiêm túc cẩn thận với những sáng tác của mình, chú ý nhiều đến tính độc lập sáng tạo. Ông ghét cay ghét đắng những kiểu mô phỏng bắt chước một cách máy móc.



Có một lần, một nhà soạn nhạc trình diễn tác phẩm của mình, có nhã ý mời L. Voxini tới nghe anh ta biểu diễn, L. Voxini ngồi ở hàng đầu nghe với vẻ say mê hứng thú. Lúc đầu nghe rất thích thú, tiếp tục nghe thấy có chỗ không ổn trên mặt ông xuất hiện thần sắt không vui.

Các chương hồi của buổi diễn tấu vẫn cứ tiếp tục. L. Voxini vừa nghe vừa làm động tác cứ chốc chốc lại bỏ mũ xuống, rồi lại đội mũ lên một lúc sau lại bỏ mũ xuống rồi đội mũ lên....cứ như vây bỏ mũ xuống, đội mũ lên liên tiếp nhiều lần.

Nhà soạn nhạc kia để ý thấy động tác biểu đạt tình cảm kỳ quặc ấy của L. Voxini liền hỏi rằng: ”điều kiện biểu diễn ở đây không tốt, phải chăng là quá nóng thưa ngài?”


L. Voxini: "không, tôi có thói quen gặp người thân thì bỏ mũ. Trong khúc nhạc của ngài, tôi gặp rất nhiều người quen, vì thế không thể không lần lượt bỏ mũ".

Đối với nhà âm nhạc kia mà nói, “ văn kỳ thanh như kiến kỳ hình” vậy.

Có những lúc hay có những sự việc bị người ta ghét cay ghét đắng. Và nếu là những người lỗ mãng thì sẽ cho anh ta một trận. Còn nếu là người đàn bà đanh đá sẽ chửi cho anh ta một trận. Cả hai hành động đó điều không được.


Người thông minh sẽ rất linh hoạt, đối phó một cách nghệ thuật với những người hoặc sự việc bị người ta ghét cay ghét đắng. Bạn hãy xem nhà soạn nhạc kia chỉ cần dùng động tác bỏ mũ đã khiến cho người đồng nghiệp bắt chước máy móc cảm tháy hổ thẹn không trốn vào đâu được, mất cả thể diện.

Hành vi của người đàn bà đanh đá, lỗ mãng không chỉ là vô bổ đối với sự việc, mà còn có thể làm tổn hại đến hình ảnh của mình. Vũ khí mạnh nhất giống như kiểu “bỏ mũ” xem ra như một trò chơi của trẻ nhỏ, nhưng trên thực tế lại là tuyệt chiêu nội công của cao thủ võ lâm, có thể “cách sơn đã ngưu” nghĩa là: đuổi trâu cách núi.


Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét