Bạn đã nhận thức
được rằng mình đã từng hạnh phúc, và trong tương lai mình cũng sẽ như vậy. Thế
nhưng gần đây đã bùng nổ ra những cuộc nghiên cứu về bản chất của hai chữ "hạnh
phúc"
, và bạn nhận được những thông tin đầy ắp các hướng dẫn về cách thức để được sống vui hơn, cũng như những lý giải tại sao lại phải cần đến điều ấy.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này phát biểu rằng: 1/2 mức độ hạnh phúc của bạn có thể được định hình ngay từ lúc bạn vừa mới chào đời, và thêm 10% nữa là do các hoàn cảnh khách quan quyết định. Có nghĩa là chúng ta còn tới những 40% cơ hội để tự xoay sở hạnh phúc cho mình. Vậy thì tại sao chúng ta lại không bắt đầu nắm bắt khả năng ngay từ bây giờ ?
Và đây là 10 điều kiện mà mỗi chúng ta đều cần có được nhằm mưu cầu một hạnh phúc thực sự cho mình.
1. Một niềm tin rằng bạn xứng đáng được hưởng hạnh phúc
Bạn biết rõ bạn có một cách thức ăn mặc riêng, cũng như có cách hành văn đặc trưng của mình. Thế nhưng chẳng bao giờ bạn cảm nhận được là mình còn có một phẩm chất đặc trưng về mặt tính cách. Và điều đó có một tác động rất lớn đến các cảm xúc của chính bạn.
Những con người hạnh phúc nhất đời luôn tin tưởng rằng, những điều tốt đẹp sẽ tìm đến họ bởi lẽ họ khôn ngoan và đáng được trân trọng, họ luôn tin rằng các nhân tố tự thân thường trực luôn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Còn ngược lại, họ sẽ đổ hết mọi bực tức khó chịu của những sự cố bất như ý cho ngoại cảnh - một ngày xui xẻo hay một kỳ nghỉ tồi tệ chẳng hạn...
Tiến sĩ Lisa Aspinwall, một giáo sư tâm lý học tại Trường Đại học Utah khẳng định: "Những con người lạc quan sẽ cố gắng thử nghiệm nhiều chiến lược thích hợp để đạt được những kết quả khả quan. Bạn hãy xử lý những cái bẫy bất ngờ của cuộc sống một cách hết sức thực tế, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc lên".
2. Những bông hoa
Bạn chẳng cần phải có được cho mình cả một bó tulip màu tím lộng lẫy đâu? Thậm chí cũng chẳng cần thiết phải là hoa tulip nữa, mà có thể là một xà phòng với mùi hoa kim ngân thơm dịu. Hoặc cũng có thể là một cuộc trò chuyện thân mật với một bằng hữu bên những tách trà bạc hà cay ấm nóng.
"Chính trong những niềm vui nho nhỏ hằng ngày, con người lại thường tìm được cho mình nhiều hạnh phúc hơn là những món quà trời cho thật hậu hĩnh nhưng lại chẳng thường xuyên có được" - Tiến sĩ y khoa Norman Rosethal, chuyên gia về tâm thần học nhận định.
Michelle Pansi, 34 tuổi, một quản trị viên ở San Francisco, đã học cách cảm nhận giá trị của những niềm vui nho nhỏ từ chính đứa con trai bé bỏng của mình. Chị tâm sự "Cứ mỗi khi trò chuyện giảng giải cho cháu những thắc mắc về thế giới xung quanh, về mặt trăng hay chỉ một viên đá cuội mát lạnh, tôi cũng lại bắt đầu cảm thấy thích thú về chúng như thằng bé".
3. Một sách lược không quá cầu toàn
Bạn hãy làm tính cộng với những niềm vui của mình, hãy tự chủ rằng mình rất tuyệt vời - và chớ có vấn vương với những điều bất như ý.
“Quá cầu toàn” là một từ rất dở trong thế giới của niềm hạnh phúc. Theo tiến sĩ y khoa Sonja Lyubomirsky - Giáo sư tâm lý học và là nhà nghiên cứu về hạnh phúc tại trường đại học Riverside của Califonia, "Những người quá cầu toàn, luôn trầm ngâm tư lự và không ngừng tự vấn trong mọi vấn đề chính là những người bất hạnh.".
Mary Harris, chủ nhiệm chương trình tin tức trên đài truyền hình New York đã rút ra được bài học: "Trước đây, tôi luôn luôn là một người cả nghĩ và quá sức thận trọng. Vì thế cho nên tôi dã phải tự tập luyện cho mình thói quen không được quá đắn đo cân nhắc đối với từng việc quá nhỏ nhặt. Giờ đây thì đã khác, mỗi khi có một vấn đề mới xuất hiện, tôi nhanh chóng gạt bỏ việc cứ quẩn quanh suy đi tính lại, tập trung giải quyết rốt ráo rồi chuyển sang một vấn đề khác".
4. Một tấm lòng nhân ái chân thật
Việc thực hiện những hành xử tốt đẹp một cách có ý thức, theo như nghiên cứu của Lyubomirsky, sẽ làm gia tăng giá trị của niềm hạnh phúc, đặc biệt là khi những việc tốt ấy được hướng đến những người mà bạn quen biết. Và những người thân quen của bạn có thể đáp trả lại cho bạn những giá trị cực kỳ hạnh phúc.
Lyubomirsky giải thích : "Nếu như bạn luôn rộng rãi, hào phóng và cao thượng, bạn chắc chắn sẽ tự biết rõ mình và luôn hành động theo những gì mình cho là đúng, và những người chung quanh cũng sẽ đáp trả lại cho bạn bằng những tình cảm và hành động tốt đẹp như vậy!".
Thế nên, bạn đừng ngại ngần nhận lời trông chừng đứa con yêu cho một người bạn khi người ấy nhờ giúp. Hãy gửi cho mẹ mình một bó hoa, dẫu rằng còn đúng nửa năm nữa mới đến ngày sinh nhật của mẹ. Và cũng đừng quên thực hiện những việc tốt một cách ngẫu nhiên với cả những người mà bạn chưa hề quen biết.
5. Nói không với "nhiều tiền"
Đa số chúng ta vẫn thường mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Thế nhưng, theo một nghiên cứu chung của trường Đại học Dartmouth và trường Đại học Warwick ở Anh, việc kiếm được tiền bạc nhiều hơn không làm gia tăng mức độ hạnh phúc của bạn bằng việc có được một công việc như ý hay một tình yêu thật sự. Cho nên, bạn cần có một thái độ đúng mực về tiền bạc, không quá phụ thuộc và cũng chẳng nên xem thường giá trị của nó.
Và bạn cần phải am hiểu và đánh giá cao những giá trị không thể mua được bằng tiền. Chẳng hạn như "Tôi có được những đứa con ngoan khoẻ mạnh, một gia đình ấm cúng, một công việc hữu ích". Hay "Thay vì phải dắt díu nhau đi đến rạp chiếu bóng, chúng tôi cùng mướn một cuốn video và tha hồ thoải mái cùng nhau thưởng thức. Và mỗi khi chúng tôi dành dụm được một khoản tiền cho một thứ gì đó đặc biệt - một kỳ nghỉ hay những bông hoa cho sân nhà - thì đấy thực sự là cả một niềm phấn khích cao độ".
6. Có được ai đó để yêu trong cuộc sống
Theo như một nghiên cứu chung của hai trường Đại học Dartmouth và Warwick, một cuộc hôn nhân bền vững sẽ giúp cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.
Chana Snyder, 26 tuổi, sau khi trải qua một năm trong cuộc sống hôn nhân đã nói: "Chúng tôi cùng xây dựng cuộc sống cho nhau, người này vì người kia. Mục đích chia sẻ thâm tình ấy chính là cốt lõi cho mọi việc làm của chúng tôi, từ việc đi mua sắm thức ăn cho đến việc dọn dẹp, sửa sang, tu bổ lại mái ấm gia đình. Và đây chính là nhân tố quan trọng bậc nhất trong cuộc sống gia đình".
Tuy nhiên, bạn chớ nên lấy ví dụ điển hình trên làm cái cớ để vội vã dắt nhau xông vào nhà thờ làm lễ cưới, một khi bạn còn chưa sẵn sàng cho công việc thiêng liêng đó. Bạn nên thực sự hiểu rằng, sự cộng tác trong mối quan hệ vợ chồng sẽ mang đến cho bạn một cộng sự quý giá, một người có thể cùng bạn chia sẻ những nhiệm vụ, bổn phận cũng như những niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời này.
7. Ba người bạn thân thiết
Việc có được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp là thành tố quan trọng nhất trong quan niệm về hạnh phúc cuộc đời. Tiến sĩ Ed Diener, Nhà tâm lý học của trường Đại học lllinois, người chủ biên của "Journal of Happiness Studies " (Nhật báo nghiên cứu về hạnh phúc) cho rằng: "Loài người được tự nhiên ban cho một quá trình tiến hoá mà theo đó chúng ta cần phải có những người khác để cùng nhau tồn tại. Vì thế, chúng ta hạnh phúc khi có những người chung quanh cổ vũ nâng đỡ mình, và sẽ rất buồn khi thiếu vắng họ”.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng dẫu chỉ với một người bạn tâm đầu ý hợp và sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc với cả một tá bạn thân. Thế nhưng con số ba người bạn là lý tưởng nhất. Tại sao lại là 3? Là bởi, bạn cần một người bạn luôn kiên trì bền bỉ khiến bạn có được cảm giác bạn là người tuyệt vời, người thứ 2 luôn để cho bạn thực sự là chính mình và người thứ 3 luôn luôn và mãi mãi cho bạn biết được những điều gì là sự thực.
8. Một giấc mơ đẹp
Diener nhận xét: "Tất cả chúng ta đều cần có những mục tiêu trong cuộc sống, và nếu các mục tiêu ấy được xếp gần với tiềm lực và tài năng thực tế của chúng ta bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng trở nên hạnh phúc bấy nhiêu”.
Khi bạn là một người có chất giọng tốt thì mơ ước trở thành một ngôi sao nhạc Rock là hoàn toàn đáng khích lệ. Đối với Tara Toras - Whitehill, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở New York cho biết, việc theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp luôn mang lại cho cô cảm giác phập phồng bất an, mãi cho đến khi cô có được bằng chứng về tài năng của mình. Cô nhớ lại: "Khi ấy, tôi vừa từ Ấn Độ trở về. Sau khi làm công việc tráng rọi các bức ảnh, tôi bàng hoàng nhận ra rằng chúng chính là những tác phẩm tốt nhất của mình từ trước đến giờ. Tôi có cảm giác như mơ ước của tôi đã dần thành hiện thực. Những bức ảnh ấy đã cho phép tôi biến giấc mơ thành sự thật trong tầm tay".
9. Khả năng biết giả vờ cho đến khi hoá thành sự thật
Bạn mơ ước mình sẽ dần trở nên hạnh phúc hơn? Tiến sĩ Rosenthal khuyên: "Hãy thử giả vờ có được điều ấy trong một thời gian, rồi bạn sẽ thực sự tạo ra những thói quen mới tốt đẹp. Nếu như bạn luôn chào đón mọi người với nụ cười nở trên môi, họ sẽ mỉm cười lại với bạn".
Niềm “hạnh phúc giả vờ” không phải là một sự tự phủ nhận. Nó sẽ điều chỉnh hành vi mà bạn bộc lộ ra thế giới bên ngoài. Chúng ta có khả năng lèo lái chính mình đến bến bờ hạnh phúc. Hãy luôn vận động hết sức mình hướng suy nghĩ tích cực, lạc quan và thế giới sẽ thực sự trở nên một thiên đàng có thật. Bạn chính là “vị chủ nhân của từng giây phút làm nên cuộc đời mơ ước của bạn".
10. Điều quan trọng hơn hết: hãy hưởng thụ hạnh phúc ngay bây giờ
Nhiều người cho rằng sẽ hạnh phúc hơn trong tương lai khi có được một tình yêu chân chính hay một sự thăng tiến trong cuộc đời.
Thế nhưng, theo tiến sĩ Fred Bryant, giáo sư tâm lý học của trường đại học Loyola ở Chicago thì hạnh phúc thật sự đến với chủng ta trong từng giây phút hiện tại cùng với việc kiếm tìm niềm vui và sự hưng phấn. Ông gọi điều đó là "sự tận hưởng".
Việc thực hành khái niệm "Hãy hưởng thụ hạnh phúc ngay bây giờ" cũng đã cách mạng hoá quan điểm sống của bạn. Bạn tự pha chế lấy thức uống cho mình trong niềm vui thú trò chuyện với bạn bè. Vào những giây phút khi niềm vui kém rõ ràng hơn, bạn có thể tự mày mò kiểm tra xem trong thế giới này còn có niềm hạnh phúc nào mà mình có thể nắm bắt nữa hay không.
Lyubomirsky nói: "Nếu muốn giảm cân, bạn cần phải ăn ít đi và tập thể dục thể thao nhiều hơn. Việc kiếm tìm hạnh phúc cũng tương tự như vậy! Cần phải tận hưởng những gì mình có, hãy cư xử nhân ái với mọi người và hãy luôn lạc quan yêu đời trong từng ngày, từng ngày một".
KTNN
, và bạn nhận được những thông tin đầy ắp các hướng dẫn về cách thức để được sống vui hơn, cũng như những lý giải tại sao lại phải cần đến điều ấy.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này phát biểu rằng: 1/2 mức độ hạnh phúc của bạn có thể được định hình ngay từ lúc bạn vừa mới chào đời, và thêm 10% nữa là do các hoàn cảnh khách quan quyết định. Có nghĩa là chúng ta còn tới những 40% cơ hội để tự xoay sở hạnh phúc cho mình. Vậy thì tại sao chúng ta lại không bắt đầu nắm bắt khả năng ngay từ bây giờ ?
Và đây là 10 điều kiện mà mỗi chúng ta đều cần có được nhằm mưu cầu một hạnh phúc thực sự cho mình.
1. Một niềm tin rằng bạn xứng đáng được hưởng hạnh phúc
Bạn biết rõ bạn có một cách thức ăn mặc riêng, cũng như có cách hành văn đặc trưng của mình. Thế nhưng chẳng bao giờ bạn cảm nhận được là mình còn có một phẩm chất đặc trưng về mặt tính cách. Và điều đó có một tác động rất lớn đến các cảm xúc của chính bạn.
Những con người hạnh phúc nhất đời luôn tin tưởng rằng, những điều tốt đẹp sẽ tìm đến họ bởi lẽ họ khôn ngoan và đáng được trân trọng, họ luôn tin rằng các nhân tố tự thân thường trực luôn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Còn ngược lại, họ sẽ đổ hết mọi bực tức khó chịu của những sự cố bất như ý cho ngoại cảnh - một ngày xui xẻo hay một kỳ nghỉ tồi tệ chẳng hạn...
Tiến sĩ Lisa Aspinwall, một giáo sư tâm lý học tại Trường Đại học Utah khẳng định: "Những con người lạc quan sẽ cố gắng thử nghiệm nhiều chiến lược thích hợp để đạt được những kết quả khả quan. Bạn hãy xử lý những cái bẫy bất ngờ của cuộc sống một cách hết sức thực tế, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc lên".
2. Những bông hoa
Bạn chẳng cần phải có được cho mình cả một bó tulip màu tím lộng lẫy đâu? Thậm chí cũng chẳng cần thiết phải là hoa tulip nữa, mà có thể là một xà phòng với mùi hoa kim ngân thơm dịu. Hoặc cũng có thể là một cuộc trò chuyện thân mật với một bằng hữu bên những tách trà bạc hà cay ấm nóng.
"Chính trong những niềm vui nho nhỏ hằng ngày, con người lại thường tìm được cho mình nhiều hạnh phúc hơn là những món quà trời cho thật hậu hĩnh nhưng lại chẳng thường xuyên có được" - Tiến sĩ y khoa Norman Rosethal, chuyên gia về tâm thần học nhận định.
Michelle Pansi, 34 tuổi, một quản trị viên ở San Francisco, đã học cách cảm nhận giá trị của những niềm vui nho nhỏ từ chính đứa con trai bé bỏng của mình. Chị tâm sự "Cứ mỗi khi trò chuyện giảng giải cho cháu những thắc mắc về thế giới xung quanh, về mặt trăng hay chỉ một viên đá cuội mát lạnh, tôi cũng lại bắt đầu cảm thấy thích thú về chúng như thằng bé".
3. Một sách lược không quá cầu toàn
Bạn hãy làm tính cộng với những niềm vui của mình, hãy tự chủ rằng mình rất tuyệt vời - và chớ có vấn vương với những điều bất như ý.
“Quá cầu toàn” là một từ rất dở trong thế giới của niềm hạnh phúc. Theo tiến sĩ y khoa Sonja Lyubomirsky - Giáo sư tâm lý học và là nhà nghiên cứu về hạnh phúc tại trường đại học Riverside của Califonia, "Những người quá cầu toàn, luôn trầm ngâm tư lự và không ngừng tự vấn trong mọi vấn đề chính là những người bất hạnh.".
Mary Harris, chủ nhiệm chương trình tin tức trên đài truyền hình New York đã rút ra được bài học: "Trước đây, tôi luôn luôn là một người cả nghĩ và quá sức thận trọng. Vì thế cho nên tôi dã phải tự tập luyện cho mình thói quen không được quá đắn đo cân nhắc đối với từng việc quá nhỏ nhặt. Giờ đây thì đã khác, mỗi khi có một vấn đề mới xuất hiện, tôi nhanh chóng gạt bỏ việc cứ quẩn quanh suy đi tính lại, tập trung giải quyết rốt ráo rồi chuyển sang một vấn đề khác".
4. Một tấm lòng nhân ái chân thật
Việc thực hiện những hành xử tốt đẹp một cách có ý thức, theo như nghiên cứu của Lyubomirsky, sẽ làm gia tăng giá trị của niềm hạnh phúc, đặc biệt là khi những việc tốt ấy được hướng đến những người mà bạn quen biết. Và những người thân quen của bạn có thể đáp trả lại cho bạn những giá trị cực kỳ hạnh phúc.
Lyubomirsky giải thích : "Nếu như bạn luôn rộng rãi, hào phóng và cao thượng, bạn chắc chắn sẽ tự biết rõ mình và luôn hành động theo những gì mình cho là đúng, và những người chung quanh cũng sẽ đáp trả lại cho bạn bằng những tình cảm và hành động tốt đẹp như vậy!".
Thế nên, bạn đừng ngại ngần nhận lời trông chừng đứa con yêu cho một người bạn khi người ấy nhờ giúp. Hãy gửi cho mẹ mình một bó hoa, dẫu rằng còn đúng nửa năm nữa mới đến ngày sinh nhật của mẹ. Và cũng đừng quên thực hiện những việc tốt một cách ngẫu nhiên với cả những người mà bạn chưa hề quen biết.
5. Nói không với "nhiều tiền"
Đa số chúng ta vẫn thường mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Thế nhưng, theo một nghiên cứu chung của trường Đại học Dartmouth và trường Đại học Warwick ở Anh, việc kiếm được tiền bạc nhiều hơn không làm gia tăng mức độ hạnh phúc của bạn bằng việc có được một công việc như ý hay một tình yêu thật sự. Cho nên, bạn cần có một thái độ đúng mực về tiền bạc, không quá phụ thuộc và cũng chẳng nên xem thường giá trị của nó.
Và bạn cần phải am hiểu và đánh giá cao những giá trị không thể mua được bằng tiền. Chẳng hạn như "Tôi có được những đứa con ngoan khoẻ mạnh, một gia đình ấm cúng, một công việc hữu ích". Hay "Thay vì phải dắt díu nhau đi đến rạp chiếu bóng, chúng tôi cùng mướn một cuốn video và tha hồ thoải mái cùng nhau thưởng thức. Và mỗi khi chúng tôi dành dụm được một khoản tiền cho một thứ gì đó đặc biệt - một kỳ nghỉ hay những bông hoa cho sân nhà - thì đấy thực sự là cả một niềm phấn khích cao độ".
6. Có được ai đó để yêu trong cuộc sống
Theo như một nghiên cứu chung của hai trường Đại học Dartmouth và Warwick, một cuộc hôn nhân bền vững sẽ giúp cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.
Chana Snyder, 26 tuổi, sau khi trải qua một năm trong cuộc sống hôn nhân đã nói: "Chúng tôi cùng xây dựng cuộc sống cho nhau, người này vì người kia. Mục đích chia sẻ thâm tình ấy chính là cốt lõi cho mọi việc làm của chúng tôi, từ việc đi mua sắm thức ăn cho đến việc dọn dẹp, sửa sang, tu bổ lại mái ấm gia đình. Và đây chính là nhân tố quan trọng bậc nhất trong cuộc sống gia đình".
Tuy nhiên, bạn chớ nên lấy ví dụ điển hình trên làm cái cớ để vội vã dắt nhau xông vào nhà thờ làm lễ cưới, một khi bạn còn chưa sẵn sàng cho công việc thiêng liêng đó. Bạn nên thực sự hiểu rằng, sự cộng tác trong mối quan hệ vợ chồng sẽ mang đến cho bạn một cộng sự quý giá, một người có thể cùng bạn chia sẻ những nhiệm vụ, bổn phận cũng như những niềm vui và hạnh phúc trong cuộc đời này.
7. Ba người bạn thân thiết
Việc có được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp là thành tố quan trọng nhất trong quan niệm về hạnh phúc cuộc đời. Tiến sĩ Ed Diener, Nhà tâm lý học của trường Đại học lllinois, người chủ biên của "Journal of Happiness Studies " (Nhật báo nghiên cứu về hạnh phúc) cho rằng: "Loài người được tự nhiên ban cho một quá trình tiến hoá mà theo đó chúng ta cần phải có những người khác để cùng nhau tồn tại. Vì thế, chúng ta hạnh phúc khi có những người chung quanh cổ vũ nâng đỡ mình, và sẽ rất buồn khi thiếu vắng họ”.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng dẫu chỉ với một người bạn tâm đầu ý hợp và sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc với cả một tá bạn thân. Thế nhưng con số ba người bạn là lý tưởng nhất. Tại sao lại là 3? Là bởi, bạn cần một người bạn luôn kiên trì bền bỉ khiến bạn có được cảm giác bạn là người tuyệt vời, người thứ 2 luôn để cho bạn thực sự là chính mình và người thứ 3 luôn luôn và mãi mãi cho bạn biết được những điều gì là sự thực.
8. Một giấc mơ đẹp
Diener nhận xét: "Tất cả chúng ta đều cần có những mục tiêu trong cuộc sống, và nếu các mục tiêu ấy được xếp gần với tiềm lực và tài năng thực tế của chúng ta bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng trở nên hạnh phúc bấy nhiêu”.
Khi bạn là một người có chất giọng tốt thì mơ ước trở thành một ngôi sao nhạc Rock là hoàn toàn đáng khích lệ. Đối với Tara Toras - Whitehill, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở New York cho biết, việc theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp luôn mang lại cho cô cảm giác phập phồng bất an, mãi cho đến khi cô có được bằng chứng về tài năng của mình. Cô nhớ lại: "Khi ấy, tôi vừa từ Ấn Độ trở về. Sau khi làm công việc tráng rọi các bức ảnh, tôi bàng hoàng nhận ra rằng chúng chính là những tác phẩm tốt nhất của mình từ trước đến giờ. Tôi có cảm giác như mơ ước của tôi đã dần thành hiện thực. Những bức ảnh ấy đã cho phép tôi biến giấc mơ thành sự thật trong tầm tay".
9. Khả năng biết giả vờ cho đến khi hoá thành sự thật
Bạn mơ ước mình sẽ dần trở nên hạnh phúc hơn? Tiến sĩ Rosenthal khuyên: "Hãy thử giả vờ có được điều ấy trong một thời gian, rồi bạn sẽ thực sự tạo ra những thói quen mới tốt đẹp. Nếu như bạn luôn chào đón mọi người với nụ cười nở trên môi, họ sẽ mỉm cười lại với bạn".
Niềm “hạnh phúc giả vờ” không phải là một sự tự phủ nhận. Nó sẽ điều chỉnh hành vi mà bạn bộc lộ ra thế giới bên ngoài. Chúng ta có khả năng lèo lái chính mình đến bến bờ hạnh phúc. Hãy luôn vận động hết sức mình hướng suy nghĩ tích cực, lạc quan và thế giới sẽ thực sự trở nên một thiên đàng có thật. Bạn chính là “vị chủ nhân của từng giây phút làm nên cuộc đời mơ ước của bạn".
10. Điều quan trọng hơn hết: hãy hưởng thụ hạnh phúc ngay bây giờ
Nhiều người cho rằng sẽ hạnh phúc hơn trong tương lai khi có được một tình yêu chân chính hay một sự thăng tiến trong cuộc đời.
Thế nhưng, theo tiến sĩ Fred Bryant, giáo sư tâm lý học của trường đại học Loyola ở Chicago thì hạnh phúc thật sự đến với chủng ta trong từng giây phút hiện tại cùng với việc kiếm tìm niềm vui và sự hưng phấn. Ông gọi điều đó là "sự tận hưởng".
Việc thực hành khái niệm "Hãy hưởng thụ hạnh phúc ngay bây giờ" cũng đã cách mạng hoá quan điểm sống của bạn. Bạn tự pha chế lấy thức uống cho mình trong niềm vui thú trò chuyện với bạn bè. Vào những giây phút khi niềm vui kém rõ ràng hơn, bạn có thể tự mày mò kiểm tra xem trong thế giới này còn có niềm hạnh phúc nào mà mình có thể nắm bắt nữa hay không.
Lyubomirsky nói: "Nếu muốn giảm cân, bạn cần phải ăn ít đi và tập thể dục thể thao nhiều hơn. Việc kiếm tìm hạnh phúc cũng tương tự như vậy! Cần phải tận hưởng những gì mình có, hãy cư xử nhân ái với mọi người và hãy luôn lạc quan yêu đời trong từng ngày, từng ngày một".
KTNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét