Sau khi trải qua nhiều giai
đoạn cam go để tìm một công việc mới phù hợp, từ tìm thông tin về công
ty, liên lạc với nhà tuyển dụng, đặt lịch phỏng vấn, chờ đợi kết quả…,
cuối cùng bạn cũng đã trở thành một nhân viên mới của công ty mình mong
muốn bấy lâu nay.
Mọi việc có vẻ như đã xong xuôi ổn thỏa. Thế nhưng hãy nhớ rằng, cuộc sống vốn chưa bao giờ dừng lại ở bất cứ một công đoạn nào trong tiến trình sự nghiệp của bạn. Trong ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới, hãy tạo ấn tượng thật tốt đẹp với đồng nghiệp và sếp của mình – những người sẽ gắn bó công việc với bạn trong một thời gian dài sắp tới.
Mọi việc có vẻ như đã xong xuôi ổn thỏa. Thế nhưng hãy nhớ rằng, cuộc sống vốn chưa bao giờ dừng lại ở bất cứ một công đoạn nào trong tiến trình sự nghiệp của bạn. Trong ngày đầu tiên đi làm ở công ty mới, hãy tạo ấn tượng thật tốt đẹp với đồng nghiệp và sếp của mình – những người sẽ gắn bó công việc với bạn trong một thời gian dài sắp tới.
Tươi tỉnh và thoải mái
Vẻ hoạt bát, nhanh nhẹn và thoải mái của
bạn trong ngày đầu tiên đi làm sẽ khiến mọi người dễ gần gũi để bắt
chuyện hỏi han hơn. Hơn nữa, ai cũng biết rằng sự mệt mỏi là yếu tố có
khả năng giết chết năng suất công việc nhiều nhất. Vì vậy, đừng đi chơi
hoặc làm việc gì quá khuya vào đêm hôm trước, vì vào ngày hôm sau “ra
mắt” mọi người, bạn sẽ mang một vẻ uể oải khó có thể che giấu. Ấn tượng đầu
tiên như vậy dễ để lại thành kiến trong lòng sếp và đồng nghiệp mới.
Trang phục phải phù hợp
Trong quá trình tìm hiểu về công ty
trước đó hoặc trong những lần đến phỏng vấn, bạn đã có cơ hội nhìn thấy
trang phục của các đồng nghiệp tương lai rồi. Không phải trở thành bản
sao của họ nhưng bạn hãy đánh giá mức độ trang phục của đa số mọi người
trong công ty: có thoải mái quá không? Có lịch sự quá không? Có đơn giản
quá không?.v.v… rồi từ đó chọn một bộ quần áo phù hợp nhất. Nếu mọi
người đều ăn mặc thoải mái mà bạn lại phục trang quá rườm rà hoặc ngược
lại, mọi người đều ăn mặc lịch sự còn bạn lại quá thoải mái thì trong cả
hai trường hợp, bạn đều gặp khó khăn trong việc xóa mờ khoảng cách
người lạ - người nhà với họ.
Đừng chia sẻ quá nhiều trong ngày đầu tiên
Vui vẻ và thoải mái là tốt nhưng cũng
nên biết giới hạn. Dù các đồng nghiệp mới có thân thiện đến đâu nhưng họ
cũng chưa sẵn sàng muốn biết những chuyện đời tư của bạn, như lý do vì
sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ, đứa con nhỏ của bạn thông minh như thế
nào, một người bạn của bạn vừa gặp một chuyện khủng khiếp ra sao.v.v… Dù
thế nào đi nữa, hãy nhớ đừng làm một con vẹt huyên thuyên trong ngày
đầu tiên, bạn sẽ làm mọi người sợ đấy.
Đừng luôn miệng phàn nàn
Nhiều người có thói quen phàn nàn rất
nhiều đến mức lắm khi họ cũng không ý thức được rằng mình đang phàn nàn.
Nếu bạn cũng bị mắc phải tật xấu đó, hãy kiềm chế lại bản thân. Không
ai có thể mến nổi một cô bạn/anh bạn đồng nghiệp suốt ngày luôn miệng
càm ràm, ca thán về đủ mọi thứ trên đời: chỗ giữ xe quá chật, nhiệt độ
máy lạnh quá thấp, giao thông quá ùn tắc, chỗ ngồi quá thiếu ánh sáng,
công việc quá nhiều, khách hàng quá khó tính… Vì vậy, để bỏ được thói
quen đó, không chỉ trong ngày đầu tiên đi làm mà cả những ngày sau này,
bạn hãy luyện tập để luôn luôn nhìn mọi việc dưới góc độ tích cực của
nó.
Đồng ý với lời mời ăn trưa
Biết bạn là người mới còn chưa quen với
nhiều cửa hàng ăn uống gần công ty nên vài người sẽ ngỏ lời mời bạn cùng
đi ăn trưa chung. Lúc đó, hãy đồng ý đi cùng họ chứ đừng từ chối. Vì
đây chính là cơ hội để bạn rút ngắn khoảng cách với rất nhiều đồng
nghiệp. Không chỉ vậy, họ còn có thể sẽ truyền đạt lại cho bạn rất nhiều
điều hay ho và mới mẻ liên quan đến công việc lẫn cuộc sống sắp tới của
bạn.
Hãy truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp
Tất cả mọi người đều làm công việc này
rất lâu rồi, nên sự hứng thú với công việc ít nhiều đã bị sụt giảm theo
thời gian. Ở văn phòng lúc này, chỉ có bạn là “ma mới” và có thể “truyền
lửa” cho mọi người. Vì thế, mỗi khi khám phá ra điều thú vị hoặc độc
đáo ở công việc mới, đừng che giấu mà hãy thể hiện nó ra để mọi người
cùng bị “lây” cảm hứng từ bạn và từ đó sẽ cảm thấy phấn khởi hơn để làm
việc. Cảm hứng và sự lạc quan thường có khả năng lây lan rất nhanh
chóng.
Dành lời cảm ơn cho mọi người
Đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm công tác
với nhân viên mới là một công việc khó khăn thậm chí ngay cả đối với
những người đã có thâm niên trong nghề. Do đó, hãy bày tỏ sự biết ơn của
bạn dành cho những sự giúp đỡ đó, ngay cả khi đó chỉ là lời hướng dẫn
cách tìm đường đến toa lét hay giúp bạn nối dây điện thoại, lấy giùm cây
bút, cuốn sổ… Để bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích của mình, lời cảm ơn
không bao giờ là một câu nói lỗi thời.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét