Bạn đang có khá nhiều dự định trong cuộc sống mà ngân sách thì chẳng cho phép. Làm thế nào để luôn cảm thấy tự do trong khoản thu nhập có hạn của mình, lập kế hoạch chi tiêu chính là lời giải cho bạn đó.
Vì sao bạn nên lập ngân sách chi tiêu?
Hãy thử tưởng tượng, một chính phủ hay một tập đoàn kinh tế lớn, họ
sẽ hoạt động ra sao nếu không có ngân sách? Các chuyên gia tài chính cho
rằng, việc thiết lập nên một ngân sách cho riêng mình cũng vô cùng quan
trọng bởi nó sẽ:
Giúp bạn kiểm soát được vấn đề tài chính của mình, thay vì để chúng điều khiển bạn.
Cho bạn biết nếu bạn đang sống trong tình trạng tài chính như thế
nào. Từ đó, bạn sẽ tránh được các nguy cơ rơi vào tình cảnh nợ nần chồng
chất. Thực tế đã có rất nhiều người không hề biết mình có trong tay bao
nhiêu tiền, chỉ tới khi các khoản nợ trở nên quá lớn họ mới giật mình
tỉnh mộng.
Giúp bạn tiết kiệm hiệu quả, từ đó bạn sẽ có nguồn tiền để đầu tư cho nhiều mục đích khác nhau.
Giúp cải thiện cuộc sống hôn nhân. Điều này thật dễ hiểu bởi một ngân
sách được xây dựng tốt không chỉ có ý nghĩa như một kế hoạch chi tiêu
trong gia đình, nó còn là một công cụ giao tiếp chung giữa vợ và chồng.
Nó sẽ giúp vợ chồng bạn gần nhau hơn khi xác định rõ các mục tiêu chi
chung. Đồng thời giúp giảm tối đa những bất đồng xung quanh chuyện tiền
nong.
Ngân sách cũng sẽ cho bạn biết những
khoản mà bạn chi tiêu quá nhiều để từ đó có thể cân đối lại cách chi
tiêu. Và một điều thật rõ ràng khác, bạn sẽ ngủ ngon hơn nhiều bởi sẽ
không còn phải thấp thỏm về việc đến khi nào thì những đồng tiền sẽ cạn
sạch.
Thiết lập ngân sách chi tiêu như thế nào?
Hãy thiết lập ngân sách đơn giản nhất có
thể. Cho dù bạn có thể giữ mức chi tiêu hợp lý, nhưng ngân sách quá phức
tạp cũng sẽ khiến bạn gặp thất bại. Bạn có thể tham khảo công thức cân
bằng tiền này phân chia thu nhập (sau thuế) dưới đây:
- 50% (hoặc ít hơn) cho việc cần thiết:
Có những điều bạn phải chi tiêu để sống trong Thế giới hiện đại như nhà
cửa, điện nước, y tế, phương tiện giao thông, bảo hiểm, các vật dụng tạp
hóa và quần áo cơ bản.
- 20% (hoặc nhiều hơn) để tiết kiệm:
Khoản này bao gồm tài khoản hưu trí, tiết kiệm khẩn cấp và các khoản đầu
tư khác. Đối với mục tiêu của ngân sách này thì trả nợ cũng được tính
là tiết kiệm.
- 30% cho mong muốn: Về cơ bản, đây sẽ là
những thứ khác: điện thoại, giải trí, cắt tóc, vật nuôi, du lịch, thức
ăn và quần áo (khi nó đã vượt qua nhu cầu cơ bản).
Khi lập ngân sách chi tiêu, một cuốn sổ
nhỏ theo dõi chi tiêu hàng tháng và kiểm soát dòng tiền đi ra từ những
khoản mục trong sự "phân phối thu nhập" sẽ giúp bạn rất nhiều. Bạn hãy
bắt đầu ghi lại chi tiết những khoản rút ví trong vòng một đến hai
tháng, gắn cho những chi phí đó một cái tên để tiện theo dõi như: Chi
phí hóa đơn hàng tháng, tiền chợ, tiền trường, chi phí giải trí...
Bạn cần phân chia chi phí hàng tháng
thành chi phí cố định và chi phí phát sinh có kiểm soát. Chi phí cố định
có thể bao gồm chi phí tiền nhà, tiền trả khoản vay, chi phí hóa đơn
hàng tháng, tiền sung vào quỹ tiết kiệm. Chi phí phát sinh là những
khoản chi cho việc giải trí, mua sắm quần áo…
Bạn nên kiểm soát chi phí phát sinh và
chỉ cho phép mình được "tung tẩy" trong một giới hạn nhất định. Đặc biệt
trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay bạn nên xem xét những khoản nào
có thể cắt giảm thì nên làm việc đó. Tiếp đó, hãy tập thói quen quyết
định mua những thứ bạn cần thay vì những thứ bạn muốn.
Thu Hoài (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét