Mọi điều “tồi tệ”
đều có thể trở thành một cái gì đó “tốt đẹp”. Những trở ngại, thách thức có thể
xoay chuyển và điều chỉnh lại trở thành những trải nghiệm học hỏi.
Hồi còn học cấp hai tôi có một cô giáo sống rất mực lạc quan. Cô ấy luôn suy nghĩ tích cực về mọi điều và việc này khiến tôi phát cáu vì khi ấy tôi chỉ là một thiếu niên. Cô thường giải thích với chúng tôi rằng mọi điều “tồi tệ” đều có thể trở thành một cái gì đó “tốt đẹp”. Những trở ngại, thách thức có thể xoay chuyển và điều chỉnh lại trở thành những trải nghiệm học hỏi. Theo cô ấy, ngay cả một trái tim bị tổn thương vì tình yêu sau khi chia tay cũng có thể được coi như một sự chuẩn bị để hiểu rõ hơn những gì ta thực sự mong muốn ở một người bạn. Và nếu chúng tôi phải chật vật với các môn học ở trường thì đó chính là những thách thức bản thân và những cơ hội để chiến thắng nghịch cảnh.
Hồi đó tôi đã rất khó chịu khi nghe những lời như vậy. Nhưng nay, khi đã trưởng thành và trở thành cha mẹ của những đứa trẻ (vốn sống rất lạc quan và suy nghĩ tích cực), tôi nhận ra cô giáo mình ngày xưa đã hoàn toàn đúng.
Thật không may khi trong cuộc sống, đôi lúc việc sa ngã lại quá dễ dàng. Chúng ta bị mắc bẫy trong chính những cách nghĩ chẳng giúp ích được gì và không hề lành mạnh với bản thân ta. Tất cả chúng ta hẳn đã nghe nói về chuyện “chiếc cốc đầy một nửa” và “chiếc cốc rỗng một nửa”.
Không phải những sự kiện nảy sinh trong cuộc sống biến bạn thành ra như thế nào mà chính cách hành xử của bạn với những sự kiện ấy sẽ bộc lộ tính cách thực sự của bạn. Khi trưởng thành tôi hiểu ra rằng cách cảm nhận và những ứng xử mang tính xúc cảm của ta với những tác động bên ngoài chính là các lựa chọn. Cảm xúc là các lựa chọn. Ở một góc độ nào đó, tôi thấy điều này là một phát hiện và nó giúp tôi được giải phóng. Tôi có thể tự mình quyết định chọn cách nổi nóng hay không nổi nóng. Tôi có thể chọn cách tỏ ra sợ hãi hay không sợ hãi. Tôi có thể chọn cách thất vọng hay không thất vọng với những điều tôi không thể tự kiểm soát.
Việc thay đổi những thói quen suy nghĩ đòi hỏi chúng ta phải thật chú tâm tới cách dùng ngôn ngữ. Thay vì cứ khuôn mọi thứ theo hướng tiêu cực như “tôi không muốn tỏ ra quá sợ hãi”, chúng ta có thể chuyển thành “tôi chọn cách tỏ ra dũng cảm”. Chúng ta sẽ có thể tự giúp mình tránh xa những điều xảy ra xung quanh mình.
Khi ta cố gắng biến những trở ngại thành cơ hội, điều chúng ta đang nỗ lực thực hiện sẽ thu hút nhiều điều chúng ta muốn hơn vào trong cuộc sống của mình. Nó thật đơn giản. Vậy thì tại sao lại không đáng để bạn bỏ bớt tính hoài nghi? Tại sao không đáng để giảm dần những thói quen chỉ làm ta trở nên trì trệ? Tôi cho rằng như vậy.
Tôi chỉ ước giá như mình học được bài học này sớm hơn. Nếu như thế, tôi sẽ không còn là một đứa trẻ tuyệt vọng hay bi quan mà được sống trọn vẹn với tất cả những khoảnh khắc của cuộc sống…
Sưu tầm
Hồi còn học cấp hai tôi có một cô giáo sống rất mực lạc quan. Cô ấy luôn suy nghĩ tích cực về mọi điều và việc này khiến tôi phát cáu vì khi ấy tôi chỉ là một thiếu niên. Cô thường giải thích với chúng tôi rằng mọi điều “tồi tệ” đều có thể trở thành một cái gì đó “tốt đẹp”. Những trở ngại, thách thức có thể xoay chuyển và điều chỉnh lại trở thành những trải nghiệm học hỏi. Theo cô ấy, ngay cả một trái tim bị tổn thương vì tình yêu sau khi chia tay cũng có thể được coi như một sự chuẩn bị để hiểu rõ hơn những gì ta thực sự mong muốn ở một người bạn. Và nếu chúng tôi phải chật vật với các môn học ở trường thì đó chính là những thách thức bản thân và những cơ hội để chiến thắng nghịch cảnh.
Hồi đó tôi đã rất khó chịu khi nghe những lời như vậy. Nhưng nay, khi đã trưởng thành và trở thành cha mẹ của những đứa trẻ (vốn sống rất lạc quan và suy nghĩ tích cực), tôi nhận ra cô giáo mình ngày xưa đã hoàn toàn đúng.
Thật không may khi trong cuộc sống, đôi lúc việc sa ngã lại quá dễ dàng. Chúng ta bị mắc bẫy trong chính những cách nghĩ chẳng giúp ích được gì và không hề lành mạnh với bản thân ta. Tất cả chúng ta hẳn đã nghe nói về chuyện “chiếc cốc đầy một nửa” và “chiếc cốc rỗng một nửa”.
Không phải những sự kiện nảy sinh trong cuộc sống biến bạn thành ra như thế nào mà chính cách hành xử của bạn với những sự kiện ấy sẽ bộc lộ tính cách thực sự của bạn. Khi trưởng thành tôi hiểu ra rằng cách cảm nhận và những ứng xử mang tính xúc cảm của ta với những tác động bên ngoài chính là các lựa chọn. Cảm xúc là các lựa chọn. Ở một góc độ nào đó, tôi thấy điều này là một phát hiện và nó giúp tôi được giải phóng. Tôi có thể tự mình quyết định chọn cách nổi nóng hay không nổi nóng. Tôi có thể chọn cách tỏ ra sợ hãi hay không sợ hãi. Tôi có thể chọn cách thất vọng hay không thất vọng với những điều tôi không thể tự kiểm soát.
Việc thay đổi những thói quen suy nghĩ đòi hỏi chúng ta phải thật chú tâm tới cách dùng ngôn ngữ. Thay vì cứ khuôn mọi thứ theo hướng tiêu cực như “tôi không muốn tỏ ra quá sợ hãi”, chúng ta có thể chuyển thành “tôi chọn cách tỏ ra dũng cảm”. Chúng ta sẽ có thể tự giúp mình tránh xa những điều xảy ra xung quanh mình.
Khi ta cố gắng biến những trở ngại thành cơ hội, điều chúng ta đang nỗ lực thực hiện sẽ thu hút nhiều điều chúng ta muốn hơn vào trong cuộc sống của mình. Nó thật đơn giản. Vậy thì tại sao lại không đáng để bạn bỏ bớt tính hoài nghi? Tại sao không đáng để giảm dần những thói quen chỉ làm ta trở nên trì trệ? Tôi cho rằng như vậy.
Tôi chỉ ước giá như mình học được bài học này sớm hơn. Nếu như thế, tôi sẽ không còn là một đứa trẻ tuyệt vọng hay bi quan mà được sống trọn vẹn với tất cả những khoảnh khắc của cuộc sống…
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét