Các Vị Nữ Danh Nhân Việt Nam (Tập 8) - Lê Minh Quốc - Audiobook

Trong lịch sử bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, đất nước ta đã xuất hiện nhiều phụ nữ anh hùng và tài hoa. Họ có những đóng góp quan trọng, có thể sánh với nam giới, thậm chí còn hơn cả nam giới ở một vài lĩnh vực nào đó. Đây là điều rất đáng tự hào. 

Lâu nay, chúng ta vẫn ý thức rằng, không có mặt trời thì hoa không nở, không có phụ nữ không có thế giới. Do đó, tìm hiểu vai trò và sự đóng góp của phụ nữ ở bất cứ thời điểm nào cũng là điều cần thiết và qua đó, chúng ta có thể học tập ở họ những đức tính cao quý khác mà nam giới khó có thể sánh được.

Những vị nữ danh nhân như chị em Hai Bà Trưng đã khởi binh đánh đuổi giặc phương Bắc, nói như sử gia Lê Văn Hưu thì Hai Bà đã “xưng vương dễ như trở bàn tay” và “trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao?”. Nữ tướng Lê Chân, chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa của Hai Bà Trưng, lập nên những chiến công hiển hách và được tấn phong là Thánh Chân công chúa. Nhưng đến nay ít người biết rằng, chính bà là người phụ nữ đầu tiên mở đất Hải Phòng và dựng lên trang sử oanh liệt. Những phụ nữ bước ra chiến trường như thế không hiếm trong lịch sử nước ta, ta còn có thể kể đến Bà Triệu - người đã thể hiện khí phách của mình: “muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông” mà không phải đấng nam nhi nào cũng có được.

Tùy theo điều kiện, mỗi phụ nữ có cách chọn lựa khác nhau đặng cống hiến nhiều nhất tài năng của mình cho đất nước, cho cộng đồng. Nếu bà Nguyễn Thị Minh Khai trực tiếp tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa thì bà cao Thị Khanh, bà Đạm Phương nữ sử… chiến đấu trên diễn đàn văn chương, bào chí; bà Năm Phỉ hoạt động lãnh vực sân khấu… Cho đến nay cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn là điểm son chói lọi trong lịch sử nước nhà, nó đã chứng minh tấm lòng yêu nước của con dân dưới ách nô lệ quyết đòi quyền sống, dù phải hy sinh tính mạng….

Ta còn có thể kế đến nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - một trong những người đã có công dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm từ chữ Hán ra chữ Nôm. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với những bài thơ sử dụng ngôn ngữ dân tộc đạt đến đỉnh cao, nhà thơ Xuân Diệu và người đời sau ca ngợi là “Bà cháu thơ Nôm”. Bà Huyện Thanh Quan - nữ sĩ tài hoa với những áng thơ trang nhã, điêu luyện mà nhiều thế hệ sau vẫn còn thuộc nằm lòng. Nữ sĩ Sương Nguyệt Ánh – con gái của cụ Đồ Chiểu, người phụ nữ tiết hạnh đã đứng ra làm tờ báo Nữ giới chung đầu tiên dành cho nữ giới.

Thật đáng kính phục cho tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam, có người dù không phải là bậc nữ sĩ có nhiều áng văn bất hủ trong văn học sử, hoặc là người cầm quân thao lược đánh đông dẹp bắc, nhưng đời sau vẫn nhớ mãi vì đã để lại cho hậu thế tấm gương sáng về việc làm từ thiện. Người đó là bà Cả Mọc và bà cũng là người đầu tiên thành lập Hội Tế Sinh nuôi dưỡng trẻ em ở Hà Nội mà trong tác phẩm của mình nhà văn Vũ Trọng Phụng đã ca ngợi bà với tất cả sự ngưỡng mộ v.v…

Các vị nữ danh nhân Việt Nam nằm trong bộ sách Kể chuyện danh nhân Việt Nam kể về những nữ nhân đã làm nên lịch sử từ buổi khai thiên lập địa của đất nước tới thế kỉ XX, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những con người đã góp phần làm rạng danh lịch sử dân tộc.

Mục lục:

Lời nói đầu

Hai Bà Trưng

Lê Chân

Bà Triệu

Ý Lan

Diệu nhân

Nguyễn Thị Duệ

Đoàn Thị Điểm

Bùi Thị Xuân

Hồ Xuân Hương

Từ Dũ

Vợ Ba Cai Vàng

Bà Huyện Thanh Quan

Bà Bang Nhãn

Sương Nguyệt Ánh

Đạm Phương

Bà Cả Mọc

Bà Cao Thị Khanh

Năm Phỉ

Lê Thị Đàn

Trần Thị Trâm

Cô Giang

Nguyễn Thị Minh Khai

Võ Thị Sáu

Xin mời các bạn download Audiobook (mp3) tại đây :

























Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét