Văn hoá- hiểu
theo nghĩa rộng là toàn bộ các tinh hoa và giá trị về vật chất và tinh thần do
sức lao động của con người tạo ra.
Văn hoá thể hiện qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, các hiện vật mang tính lịch sử xã hội. Văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, ứng xử, lối sống, trong các hoạt động tinh thần mang lại những cảm xúc tốt đẹp cho cộng đồng. Đó chính là thể hiện sự văn hoá văn minh, là thái độ của người có trình độ hiểu biết thâm thuý, có cảm nhận sâu rộng.
Văn hoá trong ngôn ngữ là thứ văn hoá lợi hại nhất. Nó có thể tôn vinh hoặc hạ thấp người sử dụng nó. Nó có thể mang lại niềm vui hoặc nỗi buồn cho người lắng nghe nó.
Người học cao hiểu rộng, chính nhân quân tử, không cần nói nhiều, nhưng từng lời thốt lên có thể thu phục nhân tâm, khiến người xung quanh phải ngước nhìn ngưỡng mộ và làm theo.
Kẻ tiểu nhân, học kém tài hèn, nhưng luôn miệng tự phụ cho mình là tài giỏi nhưng mỗi lời buông ra lại làm cho mọi người ngạc nhiên và khó chịu, phải tránh xa.
Còn nhớ tích xưa, Lưu Bị vốn không phải là võ tướng, nhưng thái độ khiêm tốn, chịu khó, phát ngôn cẩn trọng, phong cách đối đãi chí tình đã chinh phục bên mình được nhiều tướng tài. Từ đó, lấy được thiên hạ.
Cho thấy, văn hoá trong ngôn ngữ quan trọng lắm. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải rèn luyện, cân nhắc khi giao tiếp.
Văn hoá trong phát ngôn là phải biết sử dụng ngôn từ đúng mực, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng thời điểm. Không nói trống, nói ngang với người lớn tuổi, không nạt nộ với trẻ con, không hài hước trong đám tang, không nói chuyện buồn trong đám cưới, không nói tục nơi công cộng, không nói linh tinh.....
Văn hoá trong ngôn ngữ còn là thận trọng trong cú pháp, văn chương. Viết đúng chính tả, dùng từ hợp lý, câu cú trọn vẹn, không què cụt. Ấy là tôn trọng người đọc, cũng là tự trọng mình. Không ai thích đọc một tác phẩm mà trong đó sai sót nhiều lỗi chính tả. Sách giáo khoa có nhiều lỗi sai sót về chính tả hoặc câu cú ngữ pháp sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đó là khiến học sinh hiểu sai ý hoặc không hiểu gì về kiến thức đã nêu.
Xã hội đang phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hoá có xu hướng thay đổi một cách tích cực. Nên chăng mỗi chúng ta nên chịu khó nhìn lại mình, phát hiện ở bản thân mình những gì cần hoàn thiện để điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu cảm xúc của người khác. Đó cũng chính là hoàn thiện mình để trở thành người có văn hoá vậy!
Cảm ơn các bạn đã xem bài! Chân thành cảm ơn.
Văn hoá thể hiện qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, các hiện vật mang tính lịch sử xã hội. Văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, ứng xử, lối sống, trong các hoạt động tinh thần mang lại những cảm xúc tốt đẹp cho cộng đồng. Đó chính là thể hiện sự văn hoá văn minh, là thái độ của người có trình độ hiểu biết thâm thuý, có cảm nhận sâu rộng.
Văn hoá trong ngôn ngữ là thứ văn hoá lợi hại nhất. Nó có thể tôn vinh hoặc hạ thấp người sử dụng nó. Nó có thể mang lại niềm vui hoặc nỗi buồn cho người lắng nghe nó.
Người học cao hiểu rộng, chính nhân quân tử, không cần nói nhiều, nhưng từng lời thốt lên có thể thu phục nhân tâm, khiến người xung quanh phải ngước nhìn ngưỡng mộ và làm theo.
Kẻ tiểu nhân, học kém tài hèn, nhưng luôn miệng tự phụ cho mình là tài giỏi nhưng mỗi lời buông ra lại làm cho mọi người ngạc nhiên và khó chịu, phải tránh xa.
Còn nhớ tích xưa, Lưu Bị vốn không phải là võ tướng, nhưng thái độ khiêm tốn, chịu khó, phát ngôn cẩn trọng, phong cách đối đãi chí tình đã chinh phục bên mình được nhiều tướng tài. Từ đó, lấy được thiên hạ.
Cho thấy, văn hoá trong ngôn ngữ quan trọng lắm. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải rèn luyện, cân nhắc khi giao tiếp.
Văn hoá trong phát ngôn là phải biết sử dụng ngôn từ đúng mực, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng thời điểm. Không nói trống, nói ngang với người lớn tuổi, không nạt nộ với trẻ con, không hài hước trong đám tang, không nói chuyện buồn trong đám cưới, không nói tục nơi công cộng, không nói linh tinh.....
Văn hoá trong ngôn ngữ còn là thận trọng trong cú pháp, văn chương. Viết đúng chính tả, dùng từ hợp lý, câu cú trọn vẹn, không què cụt. Ấy là tôn trọng người đọc, cũng là tự trọng mình. Không ai thích đọc một tác phẩm mà trong đó sai sót nhiều lỗi chính tả. Sách giáo khoa có nhiều lỗi sai sót về chính tả hoặc câu cú ngữ pháp sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đó là khiến học sinh hiểu sai ý hoặc không hiểu gì về kiến thức đã nêu.
Xã hội đang phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hoá có xu hướng thay đổi một cách tích cực. Nên chăng mỗi chúng ta nên chịu khó nhìn lại mình, phát hiện ở bản thân mình những gì cần hoàn thiện để điều chỉnh cho thích hợp với nhu cầu cảm xúc của người khác. Đó cũng chính là hoàn thiện mình để trở thành người có văn hoá vậy!
Cảm ơn các bạn đã xem bài! Chân thành cảm ơn.
(chiaseyeuthuong)