Trí Tuệ Xúc Cảm - Daniel Goleman - Ebook

Trí Tuệ Xúc Cảm - Làm thế nào để biến những cảm xúc của bạn thành trí tuệ ?

Đôi khi chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lí trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới các xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt là các lớp trẻ.
<!-- more -->
Các nhà tâm lí học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.

Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman “Trí tuệ xúc cảm” viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ xúc cảm trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ, Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Đây là một tư liệu không thể bỏ qua khi chúng ta nói đến vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm.

Trên cơ sở nghiên cứu về trí tuệ đột phá căn bản và hành vi, Goleman đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng khiến cho những người có chỉ số IQ cao đôi khi trở nên lúng túng trong công việc trong khi những người IQ thấp lại thực hiện tốt đến kinh ngạc. Những yếu tố này bao gồm cả sự tự ý thức, tự rèn luyện kỷ luật và sự thấu cảm, bổ sung một cách thức khác để trở nên thông minh hơn - ông gọi đó là “Trí tuệ xúc cảm”. Trong khi thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng cốt yếu của sự phát triển thì trí tuệ xúc cảm lại không được xác định chắc chắn ngay khi sinh ra. Nó có thể được nuôi dưỡng, tăng cường và phát triển trong suốt thời kỳ trưởng thành, với những lợi ích tức thì cho sức khỏe, các mối quan hệ và công việc của chúng ta.

Trí tuệ xúc cảm - Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ như là cẩm nang hướng dẫn trong chuyến du hành tới xứ sở của những xúc cảm nhằm làm sáng rõ hơn một số thời điểm gây rắc rối trong cuộc đời mỗi người và thế giới xung quanh chúng ta. Kết thúc chuyến du hành này, chúng ta sẽ hiểu tại sao trí tuệ có thể hòa hợp với xúc cảm và hòa hợp như thế nào. Sự hiểu biết ấy là rất có lợi, chỉ riêng việc quan sát thế giới tình cảm cũng đã có một hiệu ứng như trong vật lý lượng tử: nó làm biến đổi những gì được quan sát, mang tới một cách nhìn mới về một điều kỳ diệu có thể giúp chúng ta và cả con cháu chúng ta thay đổi được tương lai của mình.

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người rất tinh tế, giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin…

Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân…

Đó là những người có trí tuệ cảm xúc cao. Họ hiểu rất rõ về bản thân, kiểm soát được cảm xúc của chính mình, họ cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác và xây dựng được các mối quan hệ tích cực.
Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn sống lạc quan, biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Từ đó, biết thông cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâm đến người khác nên có cuộc sống cởi mở và chân thành, dễ thích nghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua nghịch cảnh.

Người có trí tuệ cảm xúc thấp không tạo được những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay trong mối quan hệ bạn bè, gia đình. Không thể làm chủ cảm xúc bản thân, thiếu sự nhẫn nại và chịu đựng trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.


Các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc

1. Hiểu rõ bản thân: Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ. Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

2. Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình trở nên quá giận dữ , không có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm soát bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

3. Giàu nhiệt huyết: Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành công lâu dài. Họ thích sự thách thức và luôn làm việc có hiệu quả.

4. Biết cảm thông: Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là khả năng nhận biết và hiểu được mong muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, không chụp mũ, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực

5. Kỹ năng giao tiếp: Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao. Những người có các kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành công của mình trước tiên. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

Trí tuệ cảm xúc có thể là chìa khóa để thành công trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong sự nghiệp. Khả năng quản lý con người và mối quan hệ là rất quan trọng đối với tất cả các nhà lãnh đạo.

Mục Lục :

Lời thách đố của Aristote 

Phần thứ nhất: BỘ NÃO XÚC CẢM 
Chương 1. Các xúc cảm dùng để làm gì? 
Chương 2. Khi xúc cảm nắm quyền lực. Giải phẫu một cuộc chính biến 

Phần thứ hai: BẢN CHẤT CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM 
Chương 3. Khi trí tuệ thiếu minh mẫn 
Chương 4. "Hãy hiểu chính mình!" 
Chương 5. Nô lệ của cảm xúc 
Chương 6. Năng lực chế ngự 
Chương 7. Nguồn gốc của sự đồng cảm 
Chương 8. Nghệ thuật hòa hợp với người khác 

Phần thứ ba: TRÍ TUỆ XÚC CẢM ỨNG DỤNG 
Chương 9. Những kẻ thù thân thiết 
Chương 10. Quản lý - một vấn đề của trái tim 
Chương 11. Tinh thần và y học 

Phần thứ tư: NHỮNG KHẢ NĂNG 
Chương 12. Lò luyện gia đình 
Chương 13. Chấn thương tinh thần và sự tập luyện xúc cảm 
Chương 14. Tính cách không phải là số phận 

Phần thứ năm: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM
Chương 15. Cái giá của sự thiếu hiểu biết về trí tuệ xúc cảm 
Chương 16. Giáo dục xúc cảm 

PHỤ LỤC A: Xúc cảm là gì? 

PHỤ LỤC B: Những dấu hiệu phân biệt của tinh thần xúc cảm 

PHỤ LỤC C: Cơ sở của sự lo sợ 

PHỤ LỤC D: Nhóm nghiên cứu W.T.Grant: Những yếu tố cơ bản của chương trình phòng ngừa 

PHỤ LỤC E: Chương trình học về nhận thức bản thân

Xin mời các bạn : 

1. Download Ebook (Mobi + Epub) :

Download File Mobi

Download File Epub

2. Công cụ đo lường chỉ số 
trí tuệ cảm xúc : 

http://congcu.vita-share.com/eq/

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.


                    Hướng dẫn cách tải links trên các host

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét