Hoàn hảo quá hóa hại đời

Những người cầu toàn thường chăm chỉ, tập trung đến mục tiêu và gắn bó với công việc. Họ được biết tới nhờ những thành tích trong suốt cuộc đời và những kỳ vọng bản thân, và thường là, với những người xung quanh họ.



Còn người cầu thị mong mỏi đạt nhiều thành tích cao, ăn mừng khi đạt thành công, xem những thất bại như một cơ hội để học hỏi và mở lòng với những kinh nghiệm mới. Nhìn bên ngoài, người cầu toàn không khác gì mấy những người luôn cầu thị, mặc dù vậy, người cầu toàn khác với những người khác ở động cơ, phản ứng với căng thẳng và sức chịu đựng với thất bại.

Bất hạnh thay, con đường đi tới thành công lại có thể trở nên khó khăn, đau đớn và đầy những điều lo lắng. Ngày này khi thế hệ Y thường xuyên thay đổi, trở thành một người cầu toàn có thể làm chậm bước đường của bạn. Những điều sau đây sẽ giải thích vì sao bạn nên dừng áp lực lên chính mình. 

1)  Giết chết tham vọng 

Vấn đề của sự cầu toàn chính là nó bắt rễ từ nỗi lo thất bại. Khi bạn trở nên khắt khe với bản thân, tiếng nói bên trong bạn bắt đầu vang lên và giữ bạn thôi thách thức chính mình tiến về mục tiêu. Nỗi sợ đó ngăn cản bạn tiến lên - bạn trở nên sợ hãi rằng mình không thể đáp ứng những kỳ vọng trong mơ của mình

Vì vậy, bạn quyết định chơi trò chơi an toàn hơn và gắn với những điều bạn biết mình giỏi, thay vì từ chối bản thân chấp nhận thua cuộc. Rất nhiều người cầu toàn chọn cách dính với công việc họ không có chút nhiệt tình, thay vì sử dụng những kỹ năng siêu phàm đang có để đưa họ theo tham vọng. 

2)  Không sẵn sàng với kinh nghiệm 

Khi bạn không mở lòng với những kinh nghiệm mới, bạn đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để khám phá những thói quen, con người và niềm đam mê mới. Khi bạn đóng kín cửa, những giới hạn bạn đặt lên bản thân đem lại căng thẳng không cần thiết và khiến bạn bỏ qua những gì cuộc đời cho bạn. Quan trọng hơn, nó làm giảm những cơ hội được sáng tạo. Không có sự sáng tạo nào mà không có thử nghiệm và trong giai đoạn phát triển thần tốc của thế hệ Y, sáng tạo là tài sản giá trị cao với sự thật rõ ràng rằng nó dẫn tới những cải tiến bất ngờ cho nhân loại.

Khi bạn giương mình ra trước những điều lạ lẫm và đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ, bạn sẽ có xu hướng vấp ngã với những kinh nghiệm mới để học hỏi thêm về bản thân. Do đó, đi ra ngoài và khám phá những dự án mới giúp làm nổi bật sở thích của bạn. Nên nhớ rằng bạn luôn có thể phát triển và làm giàu khả năng của bạn. Tâm trí của bạn là một thứ mạnh mẽ, bạn có khả năng chuyển sự tập trung vào bất cứ thứ gì bạn chọn, bao gồm lòng tin vào những điều bạn không thể. 

3) Căng thẳng và lo âu 

Nó sẽ khiến bạn lo buồn ngoài ý muốn. Bạn như bị vắt kiệt sức bởi những cơn căng thẳng không cần thiết khi bạn cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ với sự hoàn hảo thay vì ở mức vừa phải. Khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng nặng nề, cơn lo lắng có thể kiểm soát bạn, đánh cắp bạn khỏi giấc ngủ êm đềm bởi những lo âu. Bạn có thể trở nên quá lo lắng về những điều vượt quá tầm kiểm soát chỉ để đạt tới sự hoàn hảo, hay tự đánh gục bản thân chỉ vì cho rằng mình đã thất bại.

Xã hội nhiều đòi hỏi và thói quen hàng ngày đã khiến cuộc đời bạn quá nhiều căng thẳng - do đó bạn không cần phải tự tạo thêm cho mình. Tận hưởng hiện tại và tập trung hết mình vào những hoạt động bạn tham gia. Tập trung vào thực tế và vui thú bản thân. Tận hưởng quá trình đạt tới mục tiêu của bạn chứ không phải kết quả. Bạn sẽ có một vài khó khăn và lỗi lầm nhưng ai mà không gặp cơ chứ. Khi khó khăn tới, đừng chùn bước. Tiến lên, học hỏi và phát huy thế mạnh của bạn nhé.

Kim Bùi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét