Yêu đương là chuyện ước mơ và theo đuổi
của tuổi trẻ, hôn nhân càng phải là quả ngọt của đóa hoa ái tình kết
lại. Nhưng, đóa hoa ái tình thật sự đẹp đâu dễ gì có. Một đôi nam nữ từ
chỗ yêu nhau đến lúc kết hôn, thực ra là một giai đoạn cùng chung đắng
cay và ngọt bùi. Vậy, trước lúc kết hôn nên làm những gì?
1- Hiểu mình. Trước khi chọn người bạn đời và lập gia đình, nên hiểu rõ và đánh giá đúng về mình, Hiểu tình cảm và nhu cầu của bản thân, phải biết sử dụng nó thế nào cho thỏa đáng và không làm tổn thương đối phương.
1- Hiểu mình. Trước khi chọn người bạn đời và lập gia đình, nên hiểu rõ và đánh giá đúng về mình, Hiểu tình cảm và nhu cầu của bản thân, phải biết sử dụng nó thế nào cho thỏa đáng và không làm tổn thương đối phương.
Có nhiều bạn trẻ, đặc biệt là bạn nữ,
khi chọn đối tượng chỉ nhìn vào yếu tố hơn mình về mọi mặt làm điều kiện
cơ bản để cuộc sống của mình sau này có chỗ dựa. Nhưng các bạn không
biết rằng làm như vậy sẽ mất đi địa vị bình đẳng trong cuộc sống gia
đình sau này. Hơn nữa, việc hôn nhân của bạn cũng là việc tìm người bạn
đời có cùng quan điểm với bạn. Nếu cuộc hôn nhân như vừa nói trên, chắc
chắn cuộc sống vợ chồng sau này sẽ khó hòa hợp.
2/- Hiểu rõ việc hôn nhân của mình. Hai con tim khác giới gặp nhau phải rất mực chân thành. Không phải chỉ trong một thời gian ngắn ngủi là đủ, dù cho hàng ngày sống cùng nhau, vẫn phải thường xuyên tìm hiểu tính cách phức tạp của đối phương. Người Anh có câu ngạn ngữ: “Tình yêu khiến người ta mù quáng”. Mọi người nên cố hết sức tránh điều đó.
2/- Hiểu rõ việc hôn nhân của mình. Hai con tim khác giới gặp nhau phải rất mực chân thành. Không phải chỉ trong một thời gian ngắn ngủi là đủ, dù cho hàng ngày sống cùng nhau, vẫn phải thường xuyên tìm hiểu tính cách phức tạp của đối phương. Người Anh có câu ngạn ngữ: “Tình yêu khiến người ta mù quáng”. Mọi người nên cố hết sức tránh điều đó.
Nói chung, tuổi trẻ thường lý tưởng hóa
người yêu của mình, biến người yêu thành thần tượng đẹp đẽ hoàn mỹ, luôn
chập chờn trong đầu óc. Nhưng sự thực, người yêu lý tưởng như vậy không
thể có trong thực tế. Qua thời gian tiếp xúc lâu với nhau, cả hai bên
sẽ bộc lộ nhược điểm của mình. Một khi thần tượng trong đầu óc bị tan
vỡ, cảm giác thất vọng xuất hiện. Sự nghi ngờ, sự thiếu tin tưởng giữa
đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu xuất hiện và rạn nứt cũng bắt đầu từ đó.
Vì vậy, trước khi lấy nhau, nếu che giấu nhược điểm của mình hoặc không nhìn thấy nhược điểm của đối phương, cố sức tưởng tượng đối phương hoàn thiện hoàn mỹ là một tai họa lớn cho cuộc sống vợ chồng sau khi kết hôn.
Vì vậy, trước khi lấy nhau, nếu che giấu nhược điểm của mình hoặc không nhìn thấy nhược điểm của đối phương, cố sức tưởng tượng đối phương hoàn thiện hoàn mỹ là một tai họa lớn cho cuộc sống vợ chồng sau khi kết hôn.
3/- Điều chỉnh vị trí của mỗi người trong gia đình. Cuộc sống vợ
chồng hòa thuận, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, nó cần có sự cố
gắng của cả hai bên. Đôi vợ chồng nào đã bỏ công sức nhiều vì điều đó
thì họ được hưởng càng nhiều hạnh phúc của gia đình. Vợ chồng trẻ nên cố
sức giảm nhẹ gánh nặng cho đối phương và coi đó là trách nhiệm của
mình, thể hiện tình yêu của mình đối với vợ (hoặc chồng) trong công việc
bận rộn liên miên trong gia đình.
4/- Hiểu được cha mẹ của mình. Trong vấn đề hôn nhân có sự khác nhau rất rõ giữa lớp trẻ và lớp già. Lớp trẻ chỉ chú ý bên ngoài như tướng mạo, địa vị,… không chú ý bên trong. Lớp già, nói chung chỉ cần con mình tìm được người biết ăn ở, đối xử, không thích kiểu đua đòi của thanh niên. Nên thông cảm với tâm tính của người già, tôn trọng ý kiến của họ, xem họ như là chiếc gương soi, từ đó thấy điều gì mình chưa đủ, và nên áp dụng những điều hữu ích trong cuộc hôn nhân của cha mẹ để bổ sung vào phần thiếu sót trong cuộc sống ở gia đình mới của mình. Nên thường xuyên trao đổi ý kiến với cha mẹ, thường xuyên trao đổi thông tin sẽ cải thiện quan hệ giữa thế hệ già và trẻ, có lợi cho cuộc sống gia đình và cá nhân.
Theo Phununet
4/- Hiểu được cha mẹ của mình. Trong vấn đề hôn nhân có sự khác nhau rất rõ giữa lớp trẻ và lớp già. Lớp trẻ chỉ chú ý bên ngoài như tướng mạo, địa vị,… không chú ý bên trong. Lớp già, nói chung chỉ cần con mình tìm được người biết ăn ở, đối xử, không thích kiểu đua đòi của thanh niên. Nên thông cảm với tâm tính của người già, tôn trọng ý kiến của họ, xem họ như là chiếc gương soi, từ đó thấy điều gì mình chưa đủ, và nên áp dụng những điều hữu ích trong cuộc hôn nhân của cha mẹ để bổ sung vào phần thiếu sót trong cuộc sống ở gia đình mới của mình. Nên thường xuyên trao đổi ý kiến với cha mẹ, thường xuyên trao đổi thông tin sẽ cải thiện quan hệ giữa thế hệ già và trẻ, có lợi cho cuộc sống gia đình và cá nhân.
Theo Phununet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét