Chương 1 - "Muốn Lấy Mật Thì Đừng Phá Tổ Ong"
Ngày 7 tháng 5 năm 1931.
Tiếng
huyên náo và tiếng chân chạy rầm rập trên đường phố New York. Cảnh sát
đang rượt đuổi một tên tội phạm nguy hiểm. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ
lực và quyết tâm, cảnh sát đã tốm được Crowley “Hai Súng”, một tên giết
người hàng loạt, ngay tại nơi mà hắn không ngờ đến : nhà người yêu cầu
hắn trên đại lộ West End.
Một trăm năm mươi cảnh sát và mật vụ
bao vây toà nhà cao nhất, nơi hắn ẩn náu. Họ chọc thủng mái nhà, phun
khói và bố trí cả súng máy tại các cửa sổ của những cao ốc xung quanh.
Âm thanh chát chúa của những tràng súng máy và súng ngắn vang lên liên
tục trong hơn một giờ đồng hồ. Bên trong căn phòng ở tầng cao nhất ấy,
Crowley ẩn người sau những chiếc ghế bành độn bông dày, quyết liệt chống
trả lực lượng cảnh sát bằng những tràng súng liên thanh. Nhưng cuối
cùng, tên tội phạm có tài thiện xạ này cũng phải đầu hàng.
Cảnh
sát trưởng New York, ông E. P. Mulrooney nhấn mạnh rằng tên Crowley “Hai
Súng” là một trong những tên tội phạm nguy hiểm và tàn ác nhất trong
lịch sử tội phạm ở thành phố đông dân nhất nước Mỹ này. Một điểm rất
đáng lưu ý về con người Crowley là: “Chỉ một lý do cỏn con, thặm chí
không cần có lý do nào, hoặc đơn giản để giải sầu, hắn cũng có thể chĩa
súng vào người khác và bóp cò". Tuy nhiên, đó là suy nghĩ của cảnh
sát. Riêng tên tội phạm máu lạnh này lại không nghĩ như thế. Khi bên
ngoài cảnh sát tìm mọi cách để bắt hắn thì trong phòng, Crowley đang
viết một bức thư. Bức thư còn dính vết máu đỏ. Và, đây là những gì
Crowley đã viết: “Dưới lớp áo này là một trái tim mệt mỏi nhưng dịu dàng – một trái tim không hề làm tổn thương ai”.
Đọc những dòng này, ai chẳng thấy lòng mình xúc động nhưng sự thật thì
lại trái ngược với những gì hắn viết. Chỉ vài giờ trước đó, Crowley đã
nỗ súng vào một cảnh sát giao thông khi anh ta chặn xe hắn để kiểm tra
bằng lái. Khi viên cảnh sát ngã gục xuống, Crowley đã nhảy ra khỏi xe,
chộp khẩu súng ngắn của nạn nhân và lạnh lùng bồi thêm một phát nữa vào
thân hình đang run rẩy hấp hối. Crowley bị kết án tử hình. Trên ghế điện
ở nhà tù Sing Sing, hắn còn nguỵ biện rằng: “Phải chăng đây là sự
trừng phạt mà tôi phải chịu vì đã giết người? Không! Đây là sựï trừng
phạt mà tôi phải chịu chỉ vì tôi cần tự bảo vệ mình”.
Thật kỳ lạ là một kẻ thủ ác rõ ràng như vậy lại không chịu nhìn nhận tội lỗi của mình.
Tôi
có trao đỗi thư từ qua lại với Lewis Lawer, viên cai ngục nhà tù Sing
Sing (là nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm nhất ở New York).
Lewis Lawer tâm sự: “Rất hiếm phạm nhân ở Sing Sing tự xem mình là
người xấu. Họ nghĩ họ cũng là những con người bình thường như anh và
tôi. Họ có thể kể cho anh nghe tại sao họ phá một két sắt hay nhanh tay
bấm cò súng. Hầu hết bọn họ đều tìm cach đưa ra những lý lẽ dối trá để
bào chữa cho những hành vi phạm pháp và vô lương tâm của mình. Họ kiên
quyết cho rằng không có lý do gì để bỏ tù họ cả”.
Nếu như Al
Capone(3), “Hai Súng” và những tay anh chị thuộc các băng đảng xã hội
đen không bao giờ thừa nhận tội ác tày trời của mình thì liệu những con
người bình thường có dễ dàng tự nhìn nhận những sai lầm hết sức đời
thường của mình không?
John Wanamaker, người sáng lập chuỗi cữa hàng bán lẻ mang tên ông, từng thừa nhận rằng: “Cách
đây ba mươi năm, tôi hiểu rằng mắng nhiếc người khác là ngu ngốc. Tôi
đã gặp nhiều rắc rối tưởng như không thể chịu đựng trước khi hiểu đượcc
một sự thật hiển nhiên là Thượng đế trao cho mỗi người một đặc điểm
riêng, không ai giống ai. Và, chính vì vậy, tôi không thể đòi hỏi mọi
người hành xử giống nhau và mọi người đều biết tự phê phán mình khi họ
làm một điều gì đó không tốt”.
Quả là Wanamaker tài ba đã
sớm rút ra được bài học đó trong khi tôi phải mất cả một phần ba thế kỷ
mày mò tìm kiếm mới bắt đầu hiểu ra rằng có đến 99% trong chúng ta không
bao giờ tự phê phán mình vì bất cứ điều gì, cho dù chúng ta có sai lầm
đến đâu đi nữa.
Chỉ trích là vô bổ, nó chỉ gây ra thái độ chống
đối và bào chữa. Chỉ trích còn có thể trở nên nguy hiểm vì nó chạm vào
lòng kiêu hãnh cố chấp của con ngườii, gây tổn thương tới ý thức về tầm
quan trọng của họ và kết cuộc chỉ tạo nên sự tức giận, căm thù. Chỉ
trích còn gây phản ứng chối bỏ trách nhiệm, đồng thời phát sinh tâm lý
chán nản và nhụt chí trong khi lỗi lầm vẫn không được giải quyết.
B.
F. Skinner, nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới đã chứng minh qua thực
nghiệm rằng một con thú nuôi được khen vì hành vi tốt sẽ học nhanh và
nhớ tốt hơn một con thú bi trừng phạt vì hành vi xấu. Những công trình
nghiên cứuu gần đây cho thấy phát hiện này cũng đúng với con người.
Nhà tâm lý học lỗi lạc Hans Selye cho biết: “Nỗi sợ bị lên án ở con người cũng lớn như việc khao khát được tán thưởng”.
George B. Johnston ở Enid, Oklahoma, là người phụ trách về an toàn lao
động cho công nhân trong một công ty thiết kế. Trách nhiệm quan trọng
của ông là làm sao cho các công nhân đội nón bảo hộ mỗi khi họ làm việc ở
công trường. Ông kể lại rằng, mỗi khi bắt gặp công nhân không đội nón
bảo hộ, ông thường dùng quyền lực ép buộc họ phải tuân theo quy định. Họ
miễn cưỡng chấp nhận. Thế nhưng ngay khi ông quay lưng, họ lại cất nón
đi. Sau khoá huấn luyện với Dale Carnegie, ông quyết định thử một cách
tiếp cận khác. Khi thấy một vài công nhân không đội nón bảo hộ, ông hỏi
họ phải chăng chiếc nón không thích hợp hay có điều gì đó không ổn. Sau
đó ông nhắc rằng khi làm việc họ nên đội nón bảo hộ để khỏi bị tổn
thương hay gặp nguy hiểm khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra. Kết quả là số
công nhân chấp nhận đội nón đã tăng lên mà không có sự phản đối hay
thái độ khó chịu nào nảy sinh.
Có thể dễ dàng tìm thấy vô số thất
bại do tính cách hay phê phán chỉ trích của con người trong suốt chiều
dài lịch sử của mọi dân tộc. Bản chất con người là thế. Những kẻ gây ác,
chê trách người khác không bao giờ tự chê trách và nhìn lại mình. Và,
những lời chỉ trích giống như chim bồ câu đưa thư, bao giờ cũng quay trở
về nơi xuất phát. Có một điều rất nguy hiểm là những người mà ta chỉ
trích, lên án, chắc chắn đều sẽ tìm lý lẽ tự biện hộ cho mình và kết án
ngược lại chúng ta.
Vào buổi sáng ngày 15 tháng 4 năm 1865, Tổng
thống Abraham Lincoln bị John Wilkes Booth ám sát trong căn phòng của
một nhà trọ bình dân đối diện với con đường đi từ nhà hát Ford. Nhìn
Lincoln bằng ánh mắt kính trọng lẫn tiếc thương sâu sắc, Bộ trưởng Quốc
phòng Stanton thốt lên: “Đây là nhà lãnh đạo tuyệt vời nhất của thế giới từ cổ chí kim”.
Bí
quyết nào đã tạo nên những thành công của Lincoln trong vai trò lãnh
đạo như thế? Theo tôi, chính cách ông đối xử với mọi người đã giúp ông
nhận được những tình cảm đặc biệt và lòng tin yêu hết mình của họ. Tuy
nhiên, tính cách đó không phải do trời phú mà chính là do ông rèn luyện
mà có.
Ít ai biết rằng trước đây, anh chàng Lincoln khi còn ở
thung lũng Pigeon Creek bang Indiana không chỉ thích chỉ trích cay
nghiệt mà còn thường viết những bức thư và bài thơ chế nhạo người khác
rồi rải ra đường cho mọi người cùng đọc. Cũng ít ai biết rằng, luật sư
xuất sắc Lincoln ở Springfield, bang Illinois, rất hay phê phán công
khai đối thủ của mình bằng các bài viết đăng trên những tạp chí địa
phương. Sự kiêu ngạo và ngông cuồng đó có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa,
nếu như không có một ngày…
Đó là một ngày mùa thu năm 1842, chàng
trai trẻ hiếu thắng đã chế giếu một chính khách kiêu ngạo tên là James
Shields bằng một bài viết không ký tên đăng trên tạp chí Springfield. Cả
thành phố cười nhạo James. Thế là, James sục sôi căm phẫn. Bằng mọi
giá, ông ta phải tìm cho ra kẻ viết bài báo nọ. Ông phi ngựa đuổi theo
Lincoln và ném găng thách Lincoln đấu kiếm vì danh dự. Lincoln không
thích đấu kiếm, thậm chí ông đã từng đấu tranh chống lại thủ tục này,
nhưng trong hoàn cảnh đó, ông không thể tránh né nếu muốn bảo toàn danh
dự. Lincoln đượcc phép chọn vũ khí. Vì có cánh tay rất dài nên ông chọn
thanh trường kiếm của kỵ binh và học đấu kiếm cấp tốc từ một người bạn
tốt nghiệp trường West Point. Đến hẹn, ông và James ra một bãi cát bên
sông Mississippi. May mắn thay, vào phút cuối, những người giúp việc của
họ đã giúp cả hai cái đầu đang hừng hực sát khí hiểu ra mọi việc và
chấm dứt được cuộc đọ kiếm một mất một còn.
Chỉ đến khi đối diện
với ranh giới giữa sự sống và cái chết của chính mình và người khác,
Lincoln mới thấy trải nghiệm đó khủng khiếp như thế nào. Cuộc đấu kiếm
chết người bất thành đó đã dạy ông một bài học vô giá về cách cư xử với
người khác. Từ đó trở đi, Lincoln không bao giờ viết thư lăng mạ bất kỳ
ai, không bao giờ chế nhạo ai và gần như không bao giờ chỉ trích ai về
bất cứ điều gì nữa.
Trong suốt cuộc nội chiến ở Mỹ, Lincoln đã
từng đề cử các viên tướng McClellan, Pope, Burnside, Hooker, Meade cầm
đầu đạo quân Potomac. Mỗi vị tướng đều từng phạm những sai lầm khủng
khiếp khiến cho Lincoln nhiều lần rơi vào tình thế tuyệt vọng. Một nửa
đất nước kịch liệt lên án những viên tướng bất tài này. Chỉ riêng
Lincoln luôn tỏ thiện chí và không hề chỉ trích bất kỳ ai trong số họ.
Một trong những câu ông thường hay nói là: “Chúng ta không nên kết án người khác để chính mình không bị kết án”.
Khi bà Lincoln và nội các của ông lên án gay gắt người dân miền Nam, Lincoln đã khuyên rằng: “Đừng chỉ trích họ. Vì có thể, chúng ta cũng sẽ hành xủ như thế trong những hoàn cảnh tương tự”.
Có
đôi lần, suýt chút nữa chính Lincoln cũng lên tiếng chỉ trích người
khác. Nhưng ông đã không chỉ trích mặc dù ông hoàn toàn có lý do chính
đáng để làm điều đó.
Trận Gettysburg diễn ra trong ba ngày đầu
tháng 7 năm 1863. Đêm 4 tháng 7, tướng Lee, thuộc quân đội miền Nam, bắt
đầu rút quân về phía Nam trong khi mưa bão mang đến những trận mưa như
trút nước. Phía trước ông và đoàn quân bại trận là dòng sông Potomac
đang thét gào, nước cuồn cuộn sủi bọt trắng xoá. Phía sau là một đạo
quân liên minh chiến thắng đang rượt đuổi. Lee bị kẹt ở giữa và hầu như
không còn đường thoát. Từ bộ chỉ huy, Lincoln lập tức nhận ra đây là cơ
hội vàng để bắt gọn đạo quân của tướng Lee và chấm dứt chiến tranh. Thế
là Lincoln ra lệnh cho tướng Meade ngừng triệu tập hội đồng chiến tranh
mà lập tức lên đường tấn công Lee. Lincoln đã chuyển lệnh bằng điện tín
và sau đó còn cử một đặc phái viên đến gặp Meade yêu cầu phải hành động
ngay lập tức.
Nhưng tướng Meade đã làm gì? Ông ta làm ngược lại
lệnh của Tổng thống: triệu tập cuộc hộp hội đồng chiến tranh. Không chỉ
có vậy, ông ta còn do dự kéo dài thời gian, rồi đánh điện tín từ chối
mệnh lệnh của Lincoln. Sáng hôm sau nước rút, tướng Lee vượt sông
Potomac với lực lượng toàn vẹn.
Lincoln tức giận điên người, ông gào lên với Robert - con trai mình: “Trời
ơi! Cha không thể hiểu nổi! Chúng ta chỉ cần chìa tay ra là tóm gọn tất
cả. Vậy mà tất cả những gì cha nói và làm đều không thể khiến cho quân
đội tấn công ngay vào kẻ địch. Trong hoàn cảnh thuận lợi đó, bất kỳ viên
tướng nào cũng có thể đánh bại Lee. Nếu cha có ở đó, có lẽ cha đã đánh
tướng Meade ngay một trận”.
Trong nỗi cay đắng và thất vọng
tột cùng, Lincoln viết thư cho Meade. Thời kỳ này, Lincoln cực kỳ bảo
thủ và rất khó thay đổi suy nghĩ của mình. Chính vì thế bức thư Lincoln
viết cho Meade vào năm 1863 chứa đầy những lời lẽ trách móc nặng nề
nhất:
"Tướng quân thân mến!
Tôi không tin là ông
không nhận ra hiểm hoạ trong việc để Lee chạy thoát vừa rồi. Ông ta gần
như đã nằm trọn trong tay chúng ta. Và nếu bắt được Lee, cuộc nội chiến
này có thể đã kết thúc. Thế mà ông đã để vuột mất cơ hội ngàn vàng và
cuộc chiến này sẽ không biết còn kéo dài đến bao giờ. Nếu như thứ Hai
tuần trước, ông không thể chiến thắng Lee trong những điều kiện thuận
lợi như thế, thì bây giờ và về sau, ông có thể làm gì để tấn công được
Lee ở phía Nam con sông trong khi ông chỉ còn 2/3 lực lượng mà ông đã
từng có? Chẳng có lý do gì tôi có thể hy vọng ông xoay chuyển được tình
hình. Ông đã hoàn toàn đánh mất cơ hội ngàn năm có một. Tôi không thể
diễn tả được nỗi thất vọng và tức giận của tôi lúc này đối với ông!."
Các bạn nghĩ Meade đã làm gì khi đọc bức thư này?
Meade
đã không làm gì cả vì ông ta không bao giờ đọc được bức thư đó! Đơn
giản bởi vì Lincoln đã không gửi nó đi. Người ta tìm thấy nó trong những
tập hồ sơ của ông sau khi Lincoln qua đời.
Theo phỏng đoán của
tôi – chỉ là phỏng đoán thôi – sau khi viết bức thư này, Lincoln đã nhìn
ra ngoài cửa sổ và nhẹ nhàng tự nhủ: “Khoan đã! Có thể mình không
nên vội vã như vậy. Chẳng khó gì khi ta ngồi ở đây trong cảnh bình yên
của Nhà Trắng để ra lệnh cho Meade tấn công. Nhưng giả sử ta đang ở
Gettysburg tuần vừa rồi, tận mắt nhìn thấy cảnh máu đỗ kinh hoàng như
Meade đã nhìn thấy, tai nghe tiếng la hét kêu gào của những đồng đội
đang hấp hối như Meade đã nghe, thì có lẽ ta cũng sẽ không còn muốn tấn
công nữa. Và hơn nữa, nếu như ta có tính nhút nhát, do dự của Meade, có
lẽ ta cũng sẽ làm đúng như điều ông ta đã làm. Dẫu sao, sự việc đã rồi,
nước đã chảy qua cầu. Nếu bức thư này được gửi đi, ta sẽ hả giận phần
nào nhưng Meade có thể tìm cách tự bào chữa hoặc quay lại kết án ta.
Điều đó sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, cản trở năng lực của Meade
sau này với tư cách là Tổng tư lệnh và biết đâu, tai hại hơn nữa là vì
thế mà ông ta có thể bị buộc phải rời khỏi quân đội. Đây là một sai lầm
rõ ràng và chắc chắn Meade sẽ tự nhận ra sau này”.
Có lẽ
chính vì những suy nghĩ như vậy mà Lincoln gạt bức thư qua một bên. Ông
đã học từ kinh nghiêm cay đắng rằng những lời phê phán và chỉ trích gay
gắt hầu như bao giờ cũng mang đến kết quả tiêu cực.
Theodore
Roosevelt kể lại rằng, khi phải đối diện với những vấn đề rắc rối, ông
thường ngả người vào ghế và ngước nhìn bức chân dung khổ lớn của Lincoln
treo trên bàn làm việc của mình ở Nhà Trắng rồi tự hỏi: " Lincoln sẽ làm gì nếu ở trong hoàn cảnh này ? Ông sẽ giải quyết vấn đề như thế nào ?".
Đại văn hào Mark Twain từng có lần viết thư cho một người làm ông tức điên rằng: “Điều mà anh cần làm lúc này là một giấy phép để tự mai táng. Anh chỉ cần thông báo, tôi sẽ lo được ngay”.
Một lần khác, ông viết thư cho một nhà xuất bản về việc người sửa bản
in muốn chỉnh sửa lỗi chính tả và cách chấm câu của ông: “Sau này
đừng có mà sửa gì trên những tác phẩm của tôi và bảo tay sửa bản thảo ấy
hãy giữ lại những ý tưởng điên rồ trong cái đầu tệ hại của hắn cho đến
chết đi”. Việc viết những bức thư nặng tính chỉ trích, mỉa mai thậm
tệ như thế làm cho Mark Twain cảm thấy dễ chịu hơn. Những lời lẽ cay
nghiệt đó giúp ông giải toả được cơn giận. Nhưng may mắn là chúng không
gây thiệt hại gì bởi một điều đơn giản là phu nhân của Mark Twain đã kín
đáo giữ tất cả chúng lại. Những lá thư đó không bao giờ đến tay người
nhận.
Có người nào bạn đang muốn họ thay đổi và sửa mình để tiến
bộ hơn không? Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này. Nhưng tại sao lại không bắt
đầu từ bản thân mình? Thay đổi chính mình là một việc có ích và thực
tế hơn nhiều so với việc thay đổi người khác và khả năng thành công cũng
cao hơn rất nhiều. Khổng Tử từng nói: “Đừng chỉ trích mái nhà hàng xóm nhiều tuyết trong khi cửa nhà mình lại không sạch”.
Nếu
như bạn muốn bị ai đó oán hờn dai đẳng hàng chục năm trời và thậm chí
có khi đến lúc chết bạn vẫn còn bị thù hận thì hãy tặng cho người ấy
những lời phê phán, chỉ trích cay độc, cho dù bạn biết chắc chắn những
lời chỉ trích đó là đúng.
Thực ra, con người rất hiếm khi suy xét
đúng sai rõ ràng bằng lý trí. Con người thường hay hành xử theo cảm
xúc, thành kiến và nhất là cộng thêm lòng kiêu hãnh vốn có của mình nữa.
Lối
chỉ trích gay gắt đã khiến cho Thomas Hardy, một trong những tiểu
thuyết gia lừng lẫy của văn học Anh phải vĩnh viễn từ bỏ việc viết tiểu
thuyết. Cách phê bình cực đoan cũng từng đẩy Thomas Chatterton, nhà thơ
Anh, đến chỗ tự sát.
Benjamin Franklin, một người thô lỗ khi còn
trẻ, đã trở thành một nhà ngoại giao tài năng đến mức được chọn làm đại
sứ Mỹ ở Pháp. Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông đáp: “Tôi không nói xấu ai mà chỉ nói những điều tốt đẹp mà tôi được biết về họ”.
Bất
cứ người thiếu suy nghĩ nào cũng có thể chỉ trích, oán trách và than
phiền người khác. Và hầu hết những người thiếu suy nghĩ đều làm thế.
Nhưng phải là người biết tự chủ và có một tâm hồn bao dung, rộng lượng
mới có thể hiểu và biết tha thứ cho người khác.
Vĩ nhân thường
biểu lộ sự vĩ đại của mình trong cách đối xử với những con người nhỏ bé.
Câu chuyện dưới đây là một minh chứng cụ thể.
Bob Hoover là phi
công lái máy bay trình diễn nổi tiếng ở Mỹ. Trong một lần bay thử, khi
ông vừa cất cánh và láy được độ cao thì cả hai động cơ của chiếc máy bay
đột ngột ngừng hoạt động. Nhờ kinh nghiệm và tài năng khéo léo, ông đã
đưa được máy bay đáp xuống đất. Mặc dù không có thiệt hại về nhân mạng
nhưng chiếc máy bay gần như hư hỏng hoàn toàn. Hành động đầu tiên của
Hoover sau khi đáp khẩn cấp là kiểm tra bình nhiên liệu của máy bay.
Đúng như điều ông đã phỏng đoán, bình xăng của chiếc máy bay cánh quạt
thời Thế chiến Thứ hai đó không hề chứa xăng - mà thay vào đó là đầy dầu
phản lực. Sở dĩ máy bay khởi động lúc đầu được là nhờ phần xăng còn sót
lại trước đó. Khi trở về sân bay, ngay lập tức ông đi tìm người thợ máy
đã phục vụ máy bay của ông. Anh chàng thợ máy trẻ tuổi đang lo sợ và
hối hận đến mức gần như cuồng trí. Khi Hoover đến gần, gương mặt thất
thần và hoảng sợ của anh ta ràn rụa nước mắt. Anh ta biết mình vừa gây
nên một lỗi lầm không thể tha thứ : làm hỏng một chiếc máy bay rất đắt
tiền và suýt chút nữa đã giết chết ba mạng người.
Người ta có thể
tưởng tượng một cơn nổi giận lôi đình và những lời mắng nhiếc thậm tệ
từ người phi công tài ba đầy lòng kiêu hãnh sắp sửa trút xuống người thợ
máy đó. Nhưng không, Hoover đã dùng đôi tay to lớn của mình ôm choàng
vai người thợ máy ấy và nói: “Tôi tin chắc rằng anh sẽ không bao giờ
lặp lại sai sót này nữa. Để minh chứng cho lòng tin của tôi đối với
anh, tôi muốn rằng sáng mai anh tiếp tục chuẩn bị cho chiếc F-51 của
tôi”. Tôi tin rằng bạn có thể hình dung sự xúc động và cảm kích vô
bờ bến của người thợ máy đối với Hoover sau nghĩa cử bao dung đó.
Cha mẹ thường có xu hướng trách mắng con cái. Tuy nhiên, trước khi bạn la mắng con mình lần sau, xin hãy đọc bài “Cha đã quên”. Bài viết này xuất hiện lần đầu trong Nhật báo People’s Home (People’s Home Journal). Chúng tôi in lại ở đây sau khi đã được phép tác giả.
“Cha đã quên”
là một sáng tác ngắn viết ra trong giây phút cảm xúc chân thành, tác
động mạnh mẽ vào nhiều độc giả đến mức được yêu cầu in lại hàng năm.
Ngay sau khi xuất hiện lần đầu, bài viết nổi tiếng này đã được đăng trên
khắp các tờ báo nước Myõ, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, đươc
truyền bá rộng rãi trong các trường học, nhà thờ, trên các diễn đàn và
đã phát trong vô số chương trình truyền thanh, truyền hình. Một điều khá
thú vị là các tạp chí định kỳ của các trường trung học và cao đẳng cũng
sử dụng bài viết này. Đôi khi một điều nhỏ bé cũng có thể tạo nên những
ảnh hưởng lớn lao kfø diệu. Bài viết này thực sự đã tạo nên một phép lạ
với những bậc cha mẹ trong gia đình.
****************
Cha đã quên - W. Livingston Larned
"Con trai yêu quý, con hãy nghe những
lời ân hận của cha đây. Cha đã lẻn vào phòng con một mình khi con đang chìm vào
giấc ngủ trẻ thơ. Nhìn kìa, một tay con đặt dưới gò má, những lọn tóc hung đẫm
mồ hôi bám chặt vào vầng trán ẩm ướt. Chỉ cách đây vài phút thôi, khi cha ngồi
trong thư viện và đọc bài viết của mình, nỗi hối hận chợt dâng ngập hồn cha. Và
cha đã chạy ngay đến phòng con để xin lỗi.
Con ơi, cha đã tức giận, quát mắng khi con cầm khăn lau mặt qua quýt trong lúc thay quần áo đi học, lúc con để đôi giầy dơ bẩn hay thấy con vứt vật dụng lung tung trong nhà.
Cha luôn chăm chăm nhìn thấy toàn là lỗi lầm của con. Buổi sáng, cha thấy con không ngăn nắp khi ngủ dậy, lại còn ăn uống vội vàng và lấy một lúc quá nhiều thức ăn vào đĩa. Vì chỉ nhìn thấy lỗi lầm nên khi con chào cha xin phép ra ngoài chơi, cha chỉ chau mày và trả lời cộc lốc không chút thiện cảm : "Hừm ! Liệu mà về sớm đấy !".
Buổi chiều, cha cũng tức giận với những sơ suất của con. Khi thấy đôi vớ của con bị rách, cha đã làm con phải mất mặt trước bạn bè khi lôi con về nhà. Con thật sự đã làm cha rất giận dữ vì đã không tiết kiệm, không chịu giữ gìn những món đồ mà cha đã phải vất vả làm việc và dành dụm mua cho con.
Khi cha đang đọc báo, con rụt rè bước tới ngước nhìn cha với ánh mắt ngây thơ trong sáng, cha lại quát lên : "Mày muốn cái gì?". Và trái tim cha đã xúc động biết dường nào khi con chỉ im lặng chạy đến, vòng đôi tay bé bỏng ôm cổ cha thật chặt với tất cả yêu thương trìu mến rồi lại chạy biến thật nhanh ra ngoài.
Con thương yêu !
Con có biết không, tờ báo đã rời khỏi tay cha trong yên lặng và một nỗi sợ hãi lẫn đau xót nghẹn ngào xâm chiếm cõi lòng cha. Cha đã làm gì thế này ? Cha đã biến mình thành một người cha suốt ngày chỉ săm soi tội lỗi của con mình. Một người cha chỉ toàn tìm kiếm những cái xấu của con để chê trách - và đây lại là phần thưởng mà cha dành cho con nhu là một đứa trẻ ư ? Cha chỉ muốn coi phải thế này thế nọ, cha chỉ muốn con phải cư xử như người lớn. Cha đã đo con bằng cây thước dành cho một người trưởng thành, bằng cả những năm tháng tuổi đời và sự trải nghiệm già dặn của cha.
Con yêu của cha !
Trong khi cha nhìn con bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền, đầy thành kiến, soi mói ấy, cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con. Trái tim nhỏ bé của con nồng ấm và to lớn như ánh rạng đông đang tặng bao tia nắng ấm cho những ngọn đồi bao la. Con đã hồn nhiên lao vào hôn chúc cha ngủ ngon mà không hề vướng bận việc cha đã la mắng con cả ngày và hằn học với con vì những lý do không chính đáng.
Con thương yêu !
Cha không thể đợi thêm được nữa. Cha phải nhanh chóng bước đến bên con, quỳ xuống cạnh chiếc giường nhỏ bé và nhìn khuôn mặt thơ ngây của con trong giấc ngủ với một niềm ân hận vô cùng.
Có thể, con còn quá bé bỏng để hiểu những cảm xúc đang tràn ngập lòng cha. Cha hứa với con, ngay từ giây phút này, cha sẽ trở lại là người cha đích thực và luôn biết trân trọng tình yêu con ngay cả trong những giây phút nóng giận bừng bừng. Cha sẽ là người bạn trung thành của con, sẽ đau khổ khi con gặp bất hạnh, sẽ cười vui khi con gặp may mắn, sung sướng. Cha sẽ cắn chặt môi để không thốt ra những lời gắt gỏng mỗi khi con quỷ giận dữ trỗi dậy trong lòng cha. Cha sẽ tự bảo mình rằng con vẫn còn bé bỏng.
Ôi, hình như cha đã nhìn đứa con thơ dại của cha như nhìn một con người trưởng thành thật sự. Giờ đây, nhìn con cuộn mình trong chăn và mệt mỏi ngủ yên trên chiếc giường bé xíu, cha chợt nhận ra rằng con chỉ là một đứa trẻ thơ ngây. Sáng sáng, con vẫn nũng nịu trong vòng tay trìu mến của mẹ. Mái tóc tơ mềm mại của con còn vướng víu trên bờ vai mẹ, cần được che chở trong cảm giác được yêu thương. Vậy mà cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều ....
Con ơi, cha đã tức giận, quát mắng khi con cầm khăn lau mặt qua quýt trong lúc thay quần áo đi học, lúc con để đôi giầy dơ bẩn hay thấy con vứt vật dụng lung tung trong nhà.
Cha luôn chăm chăm nhìn thấy toàn là lỗi lầm của con. Buổi sáng, cha thấy con không ngăn nắp khi ngủ dậy, lại còn ăn uống vội vàng và lấy một lúc quá nhiều thức ăn vào đĩa. Vì chỉ nhìn thấy lỗi lầm nên khi con chào cha xin phép ra ngoài chơi, cha chỉ chau mày và trả lời cộc lốc không chút thiện cảm : "Hừm ! Liệu mà về sớm đấy !".
Buổi chiều, cha cũng tức giận với những sơ suất của con. Khi thấy đôi vớ của con bị rách, cha đã làm con phải mất mặt trước bạn bè khi lôi con về nhà. Con thật sự đã làm cha rất giận dữ vì đã không tiết kiệm, không chịu giữ gìn những món đồ mà cha đã phải vất vả làm việc và dành dụm mua cho con.
Khi cha đang đọc báo, con rụt rè bước tới ngước nhìn cha với ánh mắt ngây thơ trong sáng, cha lại quát lên : "Mày muốn cái gì?". Và trái tim cha đã xúc động biết dường nào khi con chỉ im lặng chạy đến, vòng đôi tay bé bỏng ôm cổ cha thật chặt với tất cả yêu thương trìu mến rồi lại chạy biến thật nhanh ra ngoài.
Con thương yêu !
Con có biết không, tờ báo đã rời khỏi tay cha trong yên lặng và một nỗi sợ hãi lẫn đau xót nghẹn ngào xâm chiếm cõi lòng cha. Cha đã làm gì thế này ? Cha đã biến mình thành một người cha suốt ngày chỉ săm soi tội lỗi của con mình. Một người cha chỉ toàn tìm kiếm những cái xấu của con để chê trách - và đây lại là phần thưởng mà cha dành cho con nhu là một đứa trẻ ư ? Cha chỉ muốn coi phải thế này thế nọ, cha chỉ muốn con phải cư xử như người lớn. Cha đã đo con bằng cây thước dành cho một người trưởng thành, bằng cả những năm tháng tuổi đời và sự trải nghiệm già dặn của cha.
Con yêu của cha !
Trong khi cha nhìn con bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền, đầy thành kiến, soi mói ấy, cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con. Trái tim nhỏ bé của con nồng ấm và to lớn như ánh rạng đông đang tặng bao tia nắng ấm cho những ngọn đồi bao la. Con đã hồn nhiên lao vào hôn chúc cha ngủ ngon mà không hề vướng bận việc cha đã la mắng con cả ngày và hằn học với con vì những lý do không chính đáng.
Con thương yêu !
Cha không thể đợi thêm được nữa. Cha phải nhanh chóng bước đến bên con, quỳ xuống cạnh chiếc giường nhỏ bé và nhìn khuôn mặt thơ ngây của con trong giấc ngủ với một niềm ân hận vô cùng.
Có thể, con còn quá bé bỏng để hiểu những cảm xúc đang tràn ngập lòng cha. Cha hứa với con, ngay từ giây phút này, cha sẽ trở lại là người cha đích thực và luôn biết trân trọng tình yêu con ngay cả trong những giây phút nóng giận bừng bừng. Cha sẽ là người bạn trung thành của con, sẽ đau khổ khi con gặp bất hạnh, sẽ cười vui khi con gặp may mắn, sung sướng. Cha sẽ cắn chặt môi để không thốt ra những lời gắt gỏng mỗi khi con quỷ giận dữ trỗi dậy trong lòng cha. Cha sẽ tự bảo mình rằng con vẫn còn bé bỏng.
Ôi, hình như cha đã nhìn đứa con thơ dại của cha như nhìn một con người trưởng thành thật sự. Giờ đây, nhìn con cuộn mình trong chăn và mệt mỏi ngủ yên trên chiếc giường bé xíu, cha chợt nhận ra rằng con chỉ là một đứa trẻ thơ ngây. Sáng sáng, con vẫn nũng nịu trong vòng tay trìu mến của mẹ. Mái tóc tơ mềm mại của con còn vướng víu trên bờ vai mẹ, cần được che chở trong cảm giác được yêu thương. Vậy mà cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều ....
**********************************
Tôi đã
đọc câu chuyện này nhiều lần mà lúc nào cũng nguyên vẹn cảm xúc như lần đầu
tiên. Rồi tôi tự hỏi đã bao nhiều lần trong đời, tôi cũng giận dữ vô cớ với
những người xung quanh. Hãy thông cảm, thấu hiểu mọi người thay vì oán trách họ.
Hãy đặt mình vào vị trí của họ để biết rằng tại sao họ lại có những hành xử như
vậy. "Biết mọi thứ cũng có nghĩa là tha thứ mọi thứ".
Như tiến sĩ Johnson đã từng nói : "Ngay cả Chúa Trời còn không xét đoán một người cho đến phút cuối cùng của cuộc đời họ". Vậy thì tại sao bạn và tôi lại làm điều đó ?
* Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng cho bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn, hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ bởi vì có thể chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.
* Chỉ trích một người là việc không khó, vượt lên trên sự phán xét đó để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.
Nguyên tắc 1 : Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
Như tiến sĩ Johnson đã từng nói : "Ngay cả Chúa Trời còn không xét đoán một người cho đến phút cuối cùng của cuộc đời họ". Vậy thì tại sao bạn và tôi lại làm điều đó ?
* Những người bạn gặp trên đường đời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Dù tốt hay xấu, họ cũng tặng cho bạn những kinh nghiệm sống hết sức tuyệt vời. Chính vì vậy, đừng nên lên án, chỉ trích hay than phiền ai cả. Thậm chí, nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn, hay lợi dụng lòng tốt của bạn thì xin hãy cứ tha thứ cho họ bởi vì có thể chính nhờ họ mà bạn học được cách khoan dung.
* Chỉ trích một người là việc không khó, vượt lên trên sự phán xét đó để cư xử rộng lượng, vị tha mới là điều đáng tự hào.
Nguyên tắc 1 : Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
*****************
Chương 2 : Bí Mật Lớn Nhất Trong Phép Ứng Xử
Chỉ có một cách hiệu quả nhất để khiến một người thực hiện đều ta mong muốn. Và hãy luôn nhớ rằng không có cách nào khác, nếu chúng ta :
* Một tay giật tóc, một tay gí súng vào đầu một người nào đó và thét lớn : "Có bao nhiêu tài sản, hãy đưa hết cho ta!";
* Vênh mặt cau có và thách thức nhân viên của mình : "Nếu không làm việc chăm chỉ, tôi sẽ đuổi việc anh/chị ngay lập tức. Nhìn ra ngoài kia mà xem, biết bao nhiêu người muốn được làm nhân viên của tôi đấy!";
* Cầm một cây roi mây to và quát con trai : "Đồ ngu ! Nếu mày còn ham chơi làm dơ bẩn áo quần, tao sẽ cho mày 100 roi";
Chúng ta cùng thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra trong ba trường hợp trên ?
Mẫu số chung của cả ba trường hợp là những người bị chúng ta đe doạ sẽ làm theo những gì được yêu cầu.
Nhưng, quan trọng hơn cả là họ sẽ làm với sự chịu đựng, khó chịu, cau có và phẫn uất.Trường hợp xấu hơn nữa là họ sẽ làm ngược lại.
Người bị gí súng có thể quật
lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi
tìm một chỗ làm khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi
chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn kịp phát hiện ra nó đã
không nghe lời. Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách
đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là : Hãy để họ làm
điều họ muốn.
Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: “Mọi
hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới
tính và sự khao khát được là người quan trọng”. John Dewey, một trong những
nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút:
“Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được
thể hiện mình”.
Vậy bạn khao khát điều gì cho mình? Những đòi hỏi
mãnh liệt nào đang bùng cháy trong bạn?
Hầu hết mọi người chúng ta đều
mong muốn những điều sau đây:
1. Có được sức khoẻ tốt và một cuộc sống
bình an
2. Có những món ăn mình thích
3. Có giấc ngủ
ngon
4. Có đầy đủ tiền bạc và tiện nghi vật chất
5. Có cuộc sống
tốt đẹp ở kiếp sau
6. Được thoả mãn trong cuộc sống tình dục
7.
Con cái khoẻ mạnh, học giỏi
8. Có cảm giác mình là người quan
trọng
Hầu hết mọi ước muốn này thường được thoả mãn, chỉ trừ một điều, mà
điều ấy cũng sâu sắc, cấp bách như thức ăn hay giấc ngủ nhưng lại ít khi được
thoả mãn. Đó là điều mà Freud gọi là “sự khao khát được là người quan
trọng” hay là “sự khao khát được thể hiện mình” mà Dewey có nhắc
tới. Tổng thống Lincoln viết: “Mọi người đều thích được khen ngợi” còn
William James thì tin rằng: “Nguyên tắc sâu sắc nhất trong bản tính con
người đó là sự thèm khát được tán thưởng”. Không phải chỉ là “mong muốn”,
hay “khao khát” mà là “sự thèm khát” được tán thưởng. “Sự thèm khát” diễn tả một
nỗi khao khát dai dẳng mà không được thoả mãn. Và những ai có khả năng thoả mãn
được sự thèm khát này một cách chân thành thì người đó sẽ “kiểm soát” được những
hành vi của người khác. Sự khao khát được cảm thấy mình quan trọng là
một trong những khác biệt chủ yếu nhất giữa con người và những sinh vật
khác.
Khi tôi còn là một cậu bé ở vùng quê Missouri, cha tôi có nuôi
những con heo giống Duoroe Jersey ngộ nghĩnh thuộc nòi mặt trắng. Chúng tôi
thường mang những chú heo này và những gia súc khác đến triển lãm ở hội chợ đồng
quê cũng như các cuộc triển lãm gia súc khắp vùng Trung Tây. Chúng tôi luôn đứng
đầu các cuộc thi với giải thưởng là những dải băng màu lam. Cha tôi thường gắn
những dải băng này trên một tấm vải mỏng màu trắng. Khi bạn bè hay khách khứa
đến thăm nhà, cha tôi thường mở miếng vải ra khoe. Ông cầm một đầu và tôi cầm
đầu kia, rồi ông kể chi tiết với mọi người về từng giải thưởng với niềm tự hào
ánh lên trong mắt. Những chú heo chẳng hề quan tâm đến các giải thưởng mà
chúng đã giành được. Nhưng cha tôi thì có. Những phần thưởng này khiến ông cảm
thấy mình quan trọng.Nếu như tổ tiên chúng ta không có sự khao khát cháy
bỏng là cảm thấy mình quan trọng thì sẽ không bao giờ có những nền văn minh độc
đáo và loài người chúng ta ngày nay chẳng hơn gì những loài động vật
khác. Chính sự khao khát được thấy mình quan trọng đã khiến một nhân viên
bán tạp hoá ít học, nghèo khổ chịu khó nghiên cứu những quyển sách luật cũ kỹ mà
cậu tình cờ tìm thấy dưới đáy một cái thùng đựng đồ lặt vặt được cậu mua lại với
giá 50 xu. Có lẽ các bạn đã nghe nói đến tên anh chàng bán tạp hoá này rồi. Tên
anh ta là Lincoln.
Và cũng chính sự khao khát cảm thấy mình quan trọng đã
thúc đẩy Charles Dickens viết nên những tiểu thuyết bất hủ. Sự khao khát này
cũng là động lực để Christopher Wren viết những bản giao hưởng của mình lên đá.
Và chính sự khao khát ấy cũng đã giúp Rockefeller kiếm được hàng triệu đô-la mà
hầu như ông chẳng cần dùng đến một đồng trong số đó!
Khi chúng ta mặc
quần áo thời trang, dùng hàng hiệu, đi những chiếc xe thời thượng, dùng điện
thoại di động sành điệu, kể về những đứa con thông minh, chính là lúc chúng ta
thể hiện sự khao khát được tỏ ra quan trọng trước mọi người.
Tuy nhiên,
nỗi khao khát này cũng có mặt trái của nó. Không ít thanh niên gia nhập các băng
nhóm, tham gia những hoạt động tội phạm, sử dụng heroin vàø thuốc lắc như để
khẳng định mình, để được xã hội nhìn họ như những “Siêu nhân”. E. P. Mulrooney,
Uỷ viên Cảnh sát New York, cho biết: Hầu hết những tội phạm trẻ tuổi đều thể
hiện cái tôi rất lớn. Yêu cầu đầu tiên của chúng sau khi bị bắt giam là đòi xem
những tờ báo tường thuật về chuyện của chúng như thế nào.
Chính cách mỗi
người thể hiện sự quan trọng của mình nói lên rất rõ tính cách thật của họ. John
D. Rockefeller tìm được cảm giác vềà tầm quan trọng của mình bằng cách đóng góp
tiền để dựng nên một bệnh viện hiện đại ở Bắc Kinh để chữa cho hàng triệu người
nghèo mà ông chưa bao giờ gặp và cũng chưa hề có ý định gặp. Dillinger thích có
được cảm giác về tầm quan trọng của mình bằng cách giết người cướp của. Khi bị
FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) săn đuổi, hắn ta đã lao vào một trang trại ở
Minnesota và dõng dạc tuyên bố: “Ta chính là Dillinger!” với niềm tự
hào không cần giấu giếm.
Thực ra, đây là một yếu tố rất “người”. Gần như
ai cũng thế. Nếu không xem sự khát khao được là người quan trọng là một thuộc
tính của con người thì có lẽ nhiều người sẽ kinh ngaïc khi biết rằng, ngay cả
những nhân vật nổi tiếng nhất, những con người được tôn vinh nhất trong lịch sử
loài người cũng thế. Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi vì sao người vĩ đại như
George Washington cũng muốn được gọi là “Đức Ngài Tổng thống Hợp Chủng quốc
Hoa Kỳ”. Người ta lại thắc mắc tại sao một con người tài trí như
Christopher Columbus cũng muốn có được danh hiệu “Thuỷ sư Đô đốc Đại dương
và Phó vương Ấn Độ". Và, người ta sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa nếu biết rằng
nữ hoàng Catherine vĩ đại không chịu mở bất kỳ bức thư nào nếu không có lời đề
bên ngoài: “Kính gửi Nữ Hoàng Quyền uy”. ...
Các nhà tỷ phú chỉ đồng ý
tài trợ cho cuộc viễn chinh của thuỷ sư đô đốc Byrd đến Nam Cực năm 1928 với yêu
cầu duy nhất là tên của họ phải đượcc đặt cho những dãy núi bằng ở đó. Victor
Hugo không khao khát gì hơn là thành phố Paris được đổi thành tên ôn. Ngay cả
Shakespeare, người được mệnh danh là người vĩ đại nhất trong số những người vĩ
đại, cũng muốn làm vẻ vang thêm tên tuổi của mình bằng cách xin hoàng gia ban
cho một tước hiệu quý tộc.
Đôi khi, có người tự biến mình thành tàn tật
để có được sự thương hại, sự quan tâm của người khác, để cảm thấy mình quan
trọng. Đệ nhất phu nhân McKinley tìm cảm giác quan trọng bằng cách bắt chồng bà,
Tổng thống William McKinley của Mỹ, mỗi ngày phải tạm gác việc quốc chính một
vài giờ để ở bên giường bà và ru bà ngủ. Bà nuôi dưỡng khao khát cháy bỏng được
mọi người chú ý bằng cách yêu cầu ông phải ở bên bà ngay cả khi bà đi khám răng.
Có lần, bà đã làm ầm ỉ khi ông “dám” để bà một mình với nha sỉ vì phải tham dự
một cuộc họp quan trọng với Bộ trưởng Ngoại giao.
Nhà văn Mary Roberts
Rinehart có lần kể tôi nghe về một cô gái thông minh và mạnh khoẻ đã trở nên
bệnh tật chỉ vì muốn có được cảm giác mình quan trọng. Bà Rinehart kể: “Cô
ta nằm lỳ trên giường suốt 10 năm ròng để người mẹ già phải vất vả lên xuống ba
tầng lầu phục dịch cô mỗi ngày. Một hôm, người mẹ già mệt mõi đổ bệnh và sau đó
qua đời. Trong vài tuần kế đó, cô ta mới ốm liệt giường thực sự. Nhưng rồi cô ta
nhanh chóng hồi phục và bắt đầu cuộc sống khoẻ mạnh bình thường như chưa bao giờ
ngã bệnh”.
Thậm chí, người ta có thể hoá điên để tìm trong cơn điên
cái cảm giác là người quan trọng, điều mà họ không thể có được trong thế giới
trần trụi này. Không ít người mải mê “chiến đấu” trong các trò chơi vi tính để
biến mình thành anh hùng hảo hán. Trong khi ngoài đời thực họ chỉ là những con
người bình thường, không vai vế, không địa vị xã hội.
Một vị bác sĩ
trưởng khoa thần kinh của một bệnh viên tâm thần uy tín nhất nước Mỹ quả quyết
rằng nhiều bệnh nhân đã tìm thấy trong thế giới điên rồ cái cảm giác trở thành
một nhân vật quan trọng mà họ không thể có được trong đời thực. Ông kể cho tôi
nghe câu chuyện sau: “Gần đây, tôi có một nữ bệnh nhân gặp bi kịch gia đình.
Cô ấy muốn được quan tâm, muốn được an ủi, yêu thương. Cô muốn có con cái và có
uy tín xã hội, nhưng cuộc sống thực tế đã chà đạp lên tất cả những ước muốn của
cô. Chồng cô không yêu cô. Anh ta thậm chí không chịu ngồi ăn cùng cô mà bắt cô
phải phục vụ bữa ăn cho anh ta trong một căn phòng trên gác. Cô không có con,
cũng không có địa vị xã hội gì cả. Kết quả là cô bị bệnh tâm thần. Trong tưởng
tượng của cô, cô thấy mình đã ly dị chồng, trở lại là một con người tự do. Rồi
sau đó, cô lại nghĩ rằng mình đã lấy được một người thuộc dòng dõi quý tộc Anh
và nhấn mạnh việc mình được gọi là “Phu nhân Smith”. Hơn thế nữa, cô còn hình
dung mỗi tối cô có thêm một đứa con. Mỗi lần tôi đến thăm, cô đều nói: “Thưa bác
sĩ, tối qua tôi vừa sinh con”.
Cuộc sống đã đẩy mọi con tàu mơ ước
của cô va vào những tảng đá sắc cạnh của thực tế. Nhưng tại những hòn đảo tràn
ngập ánh nắng của trí tưởng tượng điên rồ, con tàu mơ ước ấy đã cập bến với
cánh buồm phấp phới hoan ca trong gió. Vị băc sĩ khẳng định với tôi: “Nếu
như chỉæ cần giơ tay ra là có thể chữa lành căn bệnh cho cô ấy, tôi cúng sẽ
không làm. Sống như thế này cô ấy hạnh phúc hơn nhiều”.
Nếu một vài
người khao khát cảm giác được trở nên quan trọng đến đỗi hoá điên để có được cảm
giác ấy thì bạn hãy hình dung xem, bạn và tôi sẽ đạt được phép mầu gì nếu ta có
được điều đó mà không cần phải đến miền điên rồ của trí tưởng tượng?
Một
trong những người đầu tiên ở Mỹ được trả lương trên một triệu đô-la mỗi năm là
Charles Schwab (thời mà nước Mỹ chưa có thuế thu nhập cá nhân và một người được
xem là giàu có khi mỗi tuần kiếm được 50 đô-la). Ông đã được Andrew Carnegie bổ
nhiệm vào chức chủ tịch đầu tiên của Tập đoàn Thép Hoa Kỳ vào năm 1921 khi chỉ
mới ba mươi tám tuổi. Vì sao Andrew Carnegie đồng ý trả một triệu đô-la mỗi năm,
tức gần 30 ngàn đô-la mỗi ngày cho Charles Schwab? Phải chăng vì Charles Schwab
là một thiên tài? Hay vì ông có kiến thức về thép hơn những người
khác?
Hoàn toàn không. Chính Charles Schwab bảo tôi rằng, nhiều người làm
việc cho ông có kiến thức về chế biến thép hơn hẳn ông. Lý do Schwab được trả
lương cao như thế là vì ông có khả năng thu phục lòng người. Ông chia sẽ, bí
quyết của ông chính là “khả năng tạo niềm hưng phấn ở những người cùng làm việc,
phát huy những ưu điểm mạnh nhất ở một con người bằng cách nhìn nhận, tán thưởng
và khuyến khích họ”.
“Không có cách nào giết chết ước mơ và nỗ lực
phấn đấu của con người bằng thái độ và những lời chỉ trích của cấp trên. Tôi
không bao giờ chỉ trích một ai. Tôi tin tưởng vào việc tạo ra động lực cho mọi
người làm việc. Điều này làm cho tôi luôn mong muốn khen ngợi người khác và
không thích làm tổn thương thêm những lỗi lầm của họ. Nếu tôi thích thú một điều
gì đó, tôi sẽ luôn động viên, khuyến khích bằng tất cả sự chân thành và họ
hưởng ứng nhiệt tình nhất của mình.”
Đó là những gì Schwab đã làm.
Vậy những người tầm thường ứng xử ra sao? Họ làm ngược lại hoàn toàn. Nếu họ
không thích điều gì, họ sẽ quát mắng nhân viên; còn nếu họ thích, họ sẽ chẳng
nói gì. Như một câu nói xưa: “Làm tốt đến đâu, không một lời khen; sai lầm
một lần, nhắc nhở suốt đời.”
Schwab chia sẻ: “Trong suốt cuộc
đời mình, tôi chưa từng gặp người nào làm tốt công việc của mình nếu không có sự
ủng hộ của người khác”.
Andrew Carnegie cũng vậy. Và đó là một trong
những lý do làm nên thành công phi thường của “ông vua” thép. Andrew Carnegie
khen ngợi những người hợp tác với mình lúc công khai, lúc kín đáo. Thậm chí,
ngay cả trên tấm bia mộ của mình, ông còn khen tặng tất cả những người đã từng
làm việc cho ông: “Đây là nơi yên nghỉ của một người biết cách tập hợp những người tài giỏi hơn
mình”.
Sự khen ngợi, cảm kích thành thực là một
trong những bí quyết thành công đầu tiên của John D. Rockefeller trong ứng xử
với mọi người. Khi nhân viên của ông là Edward Bedford gây thiệt hại một triệu
đô-la trong một vụ mua bán ở Nam Mỹ, thay vì chỉ trích, John D. Rockefeller lại
tán thưởng Bedford vì đã cứu được 60% số tiền Rockefeller đã đầu tư.
Rockerfeller làm như vậy vì biết rằng Edward đã cố gắng hết sức. Ông nói:
“Điều đó thật tuyệt. Chúng ta không phải lúc nào cũng làm tốt được như
vậy.”
Trong số các mẫu báo tôi cắt để lại, có một câu chuyện vui mà
tôi biết là không có thực nhưng nó lại minh hoạ cho một sự thật. Tôi sẽ kể lại
cho các bạn nghe: Lần nọ, sau một ngày làm việc cực nhọc, vợ một người
nông dân đã quẳng trước mặt những người đàn ông trong gia đình bà một đống cỏ
khô thay vì dọn bữa ăn tối như mọi khi. Khi họ tức tối hỏi bà có điên hay không,
bà đáp: “Tôi đã nấu ăn cho các người suốt 20 năm nay và trong suốt thời gian
đó tôi chưa hề nghe ai cám ơn một câu hay nói với tôi rằng các người không biết
ăn cỏ khô”. Một công trình nghiên cứu cách đây vài năm về việc những
người vợ bỏ nhà ra đi cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là
do “thiếu sự nhìn nhận và trân trọng”. Và tôi chắc chắn rằng nếu có một công
trình nghiên cứu về lý do những người chồng bỏ nhà đi thì cũng thu được một kết
quả tương tự. Chúng ta thường cho rằng việc vợ hay chồng mình ở bên cạnh là lẽ
đương nhiên nên rất hiếm khi dành cho họ một lời cám ơn hay sự trân
trọng.
Một học viên trong lớp của chúng tôi kể rằng vợ anh và một nhóm
phụ nữ khác trong nhà thờ cùng tham gia vào một chương trình tự hoàn thiện bản
thân. Chị đề nghị anh giúp bằng cách liệt kê sáu điều mà anh cho là chị có thể
thay đổi để trở thành một người vợ tốt hơn. Anh ấy kể lại với lớp học như sau:
“Tôi ngạc nhiên trước một yêu cầu như vậy. Thú thực, tôi có thể dễ dàng liệt
kê sáu điều tôi muốn cô ấy thay đổi. Và, tất nhiên là cô ấy cũng có thể liệt kê
một ngàn chuyện cô ấy muốn tôi thay đổi nhưng tôi đã không làm thế. Tôi bảo:
“Cho anh suy nghĩ và sáng mai anh sẽ trả lời”. Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm,
tìm mua tặng vợ sáu bông hồng với một tấm thiệp ghi: “Anh không thể nghĩ ra sáu
điều mà anh muốn em thay đổi. Anh yêu em như chính em bây giờ!”. Chiều hôm đó,
khi về nhà, tôi được vợ chào đón bằng những giọt nước mắt đầy xúc động. Không
cần phải nói, tôi vô cùng vui sướng vì đã không phê phán cô ấy như yêu cầu. Chủ
nhật sau đó ở nhà thờ, sau khi vợ tôi báo cáo lại kết quả của công việc được
giao, nhiều phụ nữ cùng học với cô ấy đã đến gặp tôi và nói: “Từ trước đến nay
chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy một cử chỉ nào lịch thiệp, chu đáo và ngọt ngào
đến như vậy”. Lúc đó tôi mới thật sự hiểu được sức mạnh của sự trân trọng và
lòng biết ơn”.
Tôi đã có lần tập theo phong trào nhịn ăn và đã thử
sống sáu ngày sáu đêm mà không ăn gì. Thực ra cũng không khó lắm. Cuối ngày thứ
sáu, tôi cũng không đói hơn cuối ngày thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng ta để gia
đình hay nhân viên của mình nhịn đói sáu ngày thì lại là một lỗi lầm lớn. Thế mà
chúng ta lại để gia đình thân yêu của mình, những nhân viên cần mẫn và tận tuỵ
của mình phải nhịn đến sáu tuần hay thậm chí đến sáu mươi năm mà không có đến
một lời tán thưởng thật lòng. Chúng ta không chịu nhớ rằng họ đang khao khát đến
cháy lòng một lời khen ngợi của chúng ta, chẳng kém gì một người mong có được
một bữa ăn ngon lành khi đang đói cồn cào.
Alfred Lunt, một trong những diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại, người đóng vai chính trong vở kịch Reunion in Vienna, đã nói: “Điều tôi cần hơn cả cho cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân mình”.
Alfred Lunt, một trong những diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại, người đóng vai chính trong vở kịch Reunion in Vienna, đã nói: “Điều tôi cần hơn cả cho cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân mình”.
Chúng ta
nuôi dưỡng phần thể chất của con cái, quan tâm đến cuộc sống vật chất của nhân
viên mình nhưng lại rất ít khi nuôi dưỡng hay truyền cho họ sự tự trân trọng
những giá trị bản thân. Chúng ta có thể cung cấp cho họ những thức ăn ngon nhưng
lại thường quên tặng họ những lời khen ngợi thật lòng mà họ sẽ nhớ mãi như nhớ
những giai điệu êm ái tuyệt vời nhất.
Paul Harvey, trong một buổi phát thanh của mình, đã kể một câu chuyện minh chứng rằng việc khen ngợi, cảm kích thành thật có thể thay đổi cuộc đời một con người như thế nào: “Cách đây nhiều năm có một cô giáo ở Detroit nhờ Stevie Morris giúp cô tìm một con chuột trong lớp học. Cô đánh giá rất cao tài năng của Stevie và khen Stevie rằng Thượng Đế đã tặng cho Stevie một đôi tai thính để bù lại sự khiếm thị. Cô không ngờ rằng đây thực sự là lần đầu tiên Stevie được người khác trân trọng, đánh giá cao về khả năng của đôi tai mình và quên đi sự khiếm khuyết trước giờ. Cho đến bây giờ, Stevie thừa nhận rằng sự trân trọng ngày ấy đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Từ khi được đề cao và phát hiện ra năng khiếu nghe của mình, ông đã nỗ lực phát huy khả năng cho đến khi trở thành một trong những ca sĩ nhạc pop tuyệt vời nhất đồng thời là nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay nhất trong thập niên 70, dưới cái tên huyền thoại Stevie Wonder”.
Paul Harvey, trong một buổi phát thanh của mình, đã kể một câu chuyện minh chứng rằng việc khen ngợi, cảm kích thành thật có thể thay đổi cuộc đời một con người như thế nào: “Cách đây nhiều năm có một cô giáo ở Detroit nhờ Stevie Morris giúp cô tìm một con chuột trong lớp học. Cô đánh giá rất cao tài năng của Stevie và khen Stevie rằng Thượng Đế đã tặng cho Stevie một đôi tai thính để bù lại sự khiếm thị. Cô không ngờ rằng đây thực sự là lần đầu tiên Stevie được người khác trân trọng, đánh giá cao về khả năng của đôi tai mình và quên đi sự khiếm khuyết trước giờ. Cho đến bây giờ, Stevie thừa nhận rằng sự trân trọng ngày ấy đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông. Từ khi được đề cao và phát hiện ra năng khiếu nghe của mình, ông đã nỗ lực phát huy khả năng cho đến khi trở thành một trong những ca sĩ nhạc pop tuyệt vời nhất đồng thời là nhạc sĩ sáng tác những ca khúc hay nhất trong thập niên 70, dưới cái tên huyền thoại Stevie Wonder”.
Khi đọc
những câu chuyện này, có thể bạn sẽ nói: “Trời! Toàn là những lời xu nịnh vô
nghĩa! Tôi cũng đã từng thử như vậy. Nhưng cách này thực sự không ổn, đặc biệt
với những người nhạy cảm và căm ghét thói giả dối, xu nịnh!”.
Dĩ
nhiên, xu nịnh ít khi thành công với những người hiểu biết và có khả năng phân
biệt sâu sắc giữa nịnh hót với lời khen ngợi và cám ơn chân thành. Bởi vì tâng
bóc chỉ là lời lẽ hời hợt, ích kỷ, hoàn toàn không trung thực, và chắc chắn thất
bại. Tuy vậy, cũng có một số người khao khát được tán thưởng đến mức họ nuốt bất
kỳ lời khen nào như một người đói ăn cả rau lẫn con sâu bám trong đó. Tâng bóc
giả tạo cũng như tiền giả, nó sẽ gây khó khăn khi chúng ta chuyển nó cho một
người nào khác.
Sự khác nhau giữa cảm kích và tâng bóc nằm ở đâu? Rất đơn
giản! Điều này là thành thực còn điều kia là không thành thực. Một điều xuất
phát từ tấm lòng, một điều chỉ từ cửa miệng. Một điều là vô tư, chân thành, một
điều là ích kỹ, có mục đích. Một điều được mọi người cảm nhận, xúc động, một
điều thì bị mọi người lên án.
Gần đây tôi được nhìn thấy bức tượng bán
thân của một anh hùng Mexico là Tướng Alvaro Obregon tại lâu đài hapultepec ở
Mexico. Dưới tượng khắc những lời lẽ đầy triết lý của Obregon: “Đừng sợ
những kẻ thù tấn công anh mà hãy sợ những người bạn nịnh hót anh”.
Đúng! Tôi hoàn toàn không khuyến khích sự xu nịnh! Tôi đang nói đến một cách sống mới. Cho phép tôi nhắc lại: Một cách sống mới.
Vua George V có một loạt sáu câu châm ngôn được viết trên những bức tường trong phòng học của ông tại cung điện Buckingham. Một trong những châm ngôn này viết: “Hãy ngăn tôi đừng trao và nhận những lời khen ngợi rẻ tiền”. Mọi lời nịnh hót đều là lời khen ngợi rẻ tiền. Tôi rất tâm đắc với một định nghĩa cho rằng: “Nịnh hót là nói với một người khác chính điều mà anh ta thích nghĩ về mình”.
Khi đầu óc không vướng bận, chúng ta thường dành gần 95% thời gian để nghĩ về mình. Hãy ngưng việc nghĩ về bản thân trong chóc lát và bắt đầu nghĩ về điều tốt của những người xung quanh. Khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy mình không cần dùng đến những lời nịnh hót nữa. Đó chỉ là một thứ rẻ tiền và giả dối.
Một trong những giá trị bị chúng ta lãng quên nhiều nhất trong cuộc
sống hàng ngày chính là sự cảm kích, trân trọng. Chẳng biết vì sao chúng ta cứ
hay quên khen ngợi con cái mình khi nó đem về nhà tờ giấy khen hay quyển sổ liên
lạc ghi thành tích học tập tốt trong tháng qua. Chúng ta quên khuyến khích con
cái khi lần đầu tiên tự chúng làm được một cái bánh hay tự giác dọn dẹp gọn gàng
góc học tập của mình… Không có điều gì làm con trẻ vui sướng hơn là sự quan tâm
và khen ngợi của bố mẹ. Mỗi khi thưởng thức một món ngon ở nhà hàng, tôi
luôn tự dặn mình nhớ nói với người đầu bếp rằng món ăn ấy rất tuyệt.
Khi gặp một
người bán hàng mệt mỏi mà vẫn biểu lộ sự ân cần với khách thì tôi cũng luôn nhắc
nhở mình hãy nhớ cám ơn anh ta vì sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình.
Tất cả diễn viên, ca sĩ và diễn giả trên thế giới đều nản lòng nếu không nhận được những tràng vỗ tay khen ngợi nào từ khán thính giả. Nếu điều này đúng đối với những người biểu diễn chuyên nghiệp thì nó còn đúng gắp nhiều lần đối với những người làm việc trong các cơ quan, cửa hàng, nhà máy, trong gia đình và bạn bè chúng ta.
Trong tất cả quan hệ giữa người với người, chúng ta hãy luôn nhớ rằng
mọi người hợp tác với mình cũng đều là những con người và họ đều khao khát
nhận được sự công nhận, đánh giá cao và trân trọng vì những gì họ đã
làm.
Hãy thắp lên ngọn lửa của sự biết ơn chân thành đối với mọi
người trong cuộc sống.
Sự lan toả của ngọn lửa này sẽ mang lại cho bạn những giá
trị vượt thời gian. Chỉ trích hay xúc phạm người khác không bao giờ làm
thức tỉnh thay đổi được họ trở nên tốt hơn, vậy nên bạn đừng bao giờ làm thế! Có
một câu châm ngôn cổ rất hay mà tôi đã dán lên tấm gương soi để ngày nào cũng có
thể nhìn thấy: “Tôi chỉ sống trên thế gian này có một lần, vì vậy nếu có thể
làm bất cứ điều tốt đẹp nào hay thể hiện lòng nhân ái, tri ân của mình với bất
kỳ ai, tôi sẽ thực hiện ngay không chậm trễ, bởi tôi biết mình sẽ không sống đến
lần thứ hai, hoặc sợ mình không còn cơ hội”.
Triết gia Emerson nói: “Mọi người tôi gặp đều có những điểm hay hơn tôi và tôi luôn học được điều gì đó từ họ”. Mong rằng điều này cũng đúng với bạn và tôi. Chúng ta hãy ngừng nghĩ đến những thành tích, mong muốn của mình và thử tìm hiểu những điểm tốt của người khác.
Mọi người sẽ hết sức ghi nhận những lời khen ngợi của bạn và
luôn có động lực để thực hiện những điều tốt đẹp tương tự trong suốt cuộc đời
họ.
Biết khen ngợi và cám ơn những người xung quanh một cách chân thành chính là chiếc đũa thần tạo nên tình thân ái và nguồn động viên tinh thần to lớn. Đó là niềm vui rằng mỗi người đang được quan tâm, công nhận và yêu thương. Mỗi người được khen ngợi chân thành sẽ tự nhiên sửa đổi những tính xấu để trở nên hoàn thiện hơn.
“Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình.” – Nhà triết học Mỹ – John Dewey
Nguyên tắc 2 : Thành thật khen ngợi và biết
ơn người khác.
*****************
*****************
Chương 3 : Ai Làm Được Điều Dưới Đây, Người Đó Sẽ Có Cả Thế Giới
Tôi thường đi câu cá vào mùa hè.
Tôi rất thích ăn kem và trái cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu,
tôi không nghĩ đến món khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá.
Tôi không móc kem hoặc trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu
chấu, treo mồi trước mặt con cá và nói: “Này, cá, có phải mày thích cái này
không?”.
Ứng xử với con người cũng vậy.
Đây là điều mà Lloyd
George, vị thủ tướng vĩ đại của Anh trong Thế chiến Thứ I, đã làm. Khi có người
hỏi làm thế nào ông giữ vững được quyền lực trong khi nhiều nhà lãnh đạo thời
chiến ở các nước khác thường bị lãng quên, ông đáp sở dĩ ông làm được điều đó là
nhờ một điều duy nhất: Học được cách móc mồi vào lưỡi câu phù hợp với từng
loại cá.
Có thể nói, cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến người khác
là nói về những điều họ mong muốn và hướng dẫn họ làm thế nào để đạt được điều
đó.
Nếu muốn cậu con trai tuổi mới lớn của mình không hút thuốc lá thì
hãy nói về những điều mà nó muốn nghe, ví dụ như khả năng nó sẽ không tìm được
bạn gái do hơi thở không thơm tho hay không giành được giải trong trận bóng đá
sắp tới do sức khoẻ kém vì hút thuốc lá!
Có một thực tế đã được khoa học
kiểm chứng là ngay cả các con vật cũng muốn được đối xử như thế. Chuyện kể rằng
một hôm, hai cha con triết gia Ralph Waldo Emerson muốn đưa một con bê vào
chuồng. Nhưng họ phạm phải một lỗi thông thường là chỉ nghĩ tới điều mình muốn.
Thế là merson và con trai, kẻ đẩy, người lôi con bê. Nhưng con bê cũng chỉ làm
theo những gì nó muốn: cứ đứng dang chân ra và kiên quyết không nhúc nhích. Cô
gái giúp việc cho gia đình Emerson nhìn thấy tình cảnh đó. Cô không biết làm thơ
hay viết tiểu luận, nhưng cô hiểu tâm lý loài vật hơn nhà triết học Emerson. Cô
đưa ngón tay vào mồm con bê cho nó mút như bú mẹ, rồi từ từ vỗ về nó vào
chuồng.
Từ ngày bạn chào đời, mọi hành động bạn thực hiện đều là vì bạn
muốn một điều gì đó. Tại sao bạn lại đóng góp tiền cho các hội từ thiên? Bởi vì
bạn muốn góp phần chia sẻ giúp đỡ những người bị thương tật hay bất hạnh hơn
bạn. Và vì bạn thực sự muốn làm một điều tốt, vô tư và thánh thiện vì tình
thương yêu.
Nếu như lòng mong muốn cảm giác này không mạnh hơn niềm khao
khát có nhiều tiền, bạn sẽ không bao giờ làm từ thiện được. Dĩ nhiên, bạn có thể
đóng góp bởi vì bạn cảm thấy xấu hổ nếu từ chối, hay bời vì một người quen yêu
cầu bạn làm thế. Dù theo kiểu nào thì cũng có một điều chắc chắn: Bạn đóng góp
bởi vì bạn mong muốn có được một điều gì đó.
Andrew
Carnegie, một người Scotland nghèo khổ, chỉ có bốn năm ngồi ghế nhà trường,
nhưng đã sớm học được ở trường đời cách duy nhất có thể gây ảnh hưởng đến hành
vi của người khác. Đó là: Nói theo cách người khác muốn nghe. Ông đã bắt đầu
công việc với hai xu mỗi giờ để sau này có thể đóng góp 365 triệu đô-la cho các
tổ chức từ thiện. Hai cháu trai của Carnegie đang học ở Yale luôn cho rằng chúng
bận đến nỗi quên viết thư về nhà. Chúng chẳng mảy may chú ý đến những bức thư
tha thiết của mẹ, khiến mẹ chúng lo lắng đến phát ốm. Carnegie đánh cuộc một
trăm đô-la rằng ông có thể làm cho hai đứa cháu trả lời ngay lập tức mà thậm chí
không cần phải yêu cầu một lời nào. Ông viết cho hai cháu một bức thư thăm hỏi,
cuối thư nói rằng ông có gửi cho mỗi đứa một tờ năm đô-la. Nhưng ông giả vờ quên
không bỏ tiền vào phong bì. Và đúng như ông tiên đoán. Thư trả lời đến ngay lập
tức: “Chú Andrew thân mến…”. Tôi đoán chắc là bạn có thể tự mình đoán
ra phần còn lại của bức thư.
Một ví dụ khác về cách thuyết phục là câu
chuyện của Stan Novak ở Cleveland, Ohio. Buổi chiều nọ, Stan đi làm về và thấy
đứa con trai út tên Tim đang gào khóc trong phòng khách. Cậu bé không muốn đến
trường mẫu giáo vào ngày mai. Thay vì phản ứng như bình thường là đuổi thằng bé
ra khỏi phòng và buộc nó hứa phải đi học, Stan bình tỉnh ngồi xuống và suy nghĩ:
“Nếu mình là Tim, tại sao mình lại tức tối chuyện đến trường mẫu giáo? Chắc
là vì ở trường chẳng có gì hay mà bố mẹ lại không cho mình được ở nhà
chơi”. Thế là sau đó, hai vợ chồng anh lập ra một danh sách mọi trò chơi
thú vị mà Tim sẽ được tham gia ở trường mẫu giáo như vẽ tự do bằng đầu ngón tay,
múa hát, chơi với những người bạn mới.
Thế rồi, họ thực hiện các trò chơi đó
ngay trước mặt thằng bé. Thấy hấp dẫn, anh trai của Tim là Bob nhập cuộc trước.
Chẳng mấy chóc, Tim cũng tham gia. “Ồ, không đâu! Con phải đến trường mẫu
giáo trước để học cách vẽ bằng mười đầu ngón tay”. Với tất cả sự hăng hái,
người cha đọc toàn bộ danh sách những trò vui chơi ở trường theo cách mà cậu bé
hiểu được, kể cho cậu nghe mọi điều thú vị ở trường mẫu giáo. Sáng hôm sau, Stan
ngỡ ngàng khi thấy Tim đang ngồi ngủ say trên chiếc ghế ở phong khách vì đã thức
dậy từ rất sớm để đợi bố đưa đến trường. Tim nói với cha: “Bởi vì con không
muốn đến trường muộn”. Sự hăng hái của cha mẹ và anh trai đã làm nảy sinh ở
Tim sự khao khát đến trường, trong khi bao nhiêu lời khuyên bảo hay doạ nạt đều
vô ích.
Nếu lần sau, bạn muốn thuyết phục ai đó làm việc gì thì trước khi
làm điều đó, bạn hãy tự hỏi mình: “Tôi có thể làm gì để người đó tự nguyện
làm điều này?”. Tôi thường thuê theo mùa một khán phòng lớn tại một
khách sạn ở New York (khoảng 20 buổi tối mỗi mùa) để tổ chức các cuộc diễn
thuyết. Gần đến ngày khai mạc, người quản lý khách sạn đột ngột báo tin rằng
tiền thuê đợt này tăng gấp ba lần so với trước. Lúc đó, toàn bộ thư mời đã được
gửi đi.
Dĩ nhiên, tôi không muốn trả thêm tiền, nhưng nói với khách sạn về những
điều tôi muốn thì có ích lợi gì? Họ chỉ quan tâm đến điều họ muốn. Hai ngày sau
tôi quyết định đến gặp người quản lý và nói:
“Tôi rất bất ngờ khi
nhận được bức thư của ông nhưng tôi không hề trách ông. Nếu ở vào cương vị của
ông, có lẽ tôi cũng làm tương tự. Trách nhiệm của người quản lý khách sạn là
phải đạt được lợi nhuận bằng mọi cách. Nếu ông không làm thế, ông sẽ bị đuổi
việc. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Vậy bây giờ, chúng ta hãy cùng thử phân
tích những cái được và những cái mất có thể xảy ra nếu ông tăng tiền thuê đợt
này nhé!”
Sau đó, tôi lấy ra một tờ giấy, vạch một đường ở giữa, bên
này ghi “Được” và bên kia là “Mất”. Dưới mục “Được” tôi mở ngoặc và viết dòng
chữ “nếu khán phòng còn trống”. Sau đó tôi tiếp tục: “Ông sẽ được
thuận lợi là có phòng cho thuê khiêu vũ hay tổ chức sự kiện. Đây là một thuận
lợi to lớn đem đến cho ông nhiều tiền hơn so với cho thuê phòng làm hội nghị.
Nếu như tôi chiếm khán phòng suốt 20 đêm trong thời gian cao điểm trong mùa thì
chắc chắn ông sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi”. “Bên cạnh đó, cũng
có một vài điều bất lợi. Trước hết, ông chẳng tăng được thu nhập từ tôi, trái
lại còn bị mất đi, vì nếu phải trả số tiền thuê cao như vậy tôi đành phải tổ
chức hội nghị ở một nơi khác. Lại còn một thiệt hại nữa cho ông.
Những bài diễn
thuyết của tôi sẽ thu hút nhiều người thuộc giới thượng lưu và trí thức đên
khách sạn này. Đây sẽ là lời quảng cáo rất tốt cho khách sạn của ông. Nếu ông
trả năm ngàn đô-la để quảng cáo trên báo, ông vẫn không thể thu hút được nhiều
khách hàng chất lượng như thế đến khách sạn của ông. Như vậy nếu không có
những bài diễn thuyết của tôi thì khách sạn bị thiệt thòi nhiều”. Vừa nói,
tôi vừa viết hai điều ấy dưới mục “Mất” và trao tờ giấy cho ông quản lý, rồi
bảo:“Mong ông suy xét kỹ những điều lợi hại này rồi cho tôi quyết định
cuối cùng”. Hôm sau, tôi nhận được bức thư bảo rằng tiền thuê của tôi chỉ
tăng 50% chứ không phải là 300%. Thực sự, có được việc giảm giá này không phải
do tôi nói về điều mình mong muốn mà chỉ nói về điều ông quản lý khách sạn muốn
và cách đạt được điều mong muốn đó như thế nào.
Henry Ford nói: “Nếu
như có một bí quyết nào để thành công, thì đó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm
với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như
theo góc độ của chính mình”. Đây là lời khuyên kinh điển nhất từ xưa đến
nay trong nghệ thuật đối nhân xử thế.
Một chân lý đơn giản và hiển nhiên
mà bất kỳ ai cũng biết. Thế nhưng, 90% con người trên trái đất này lại quên dùng
nó trong suốt 90% thời gian sống của mình.
Hãy xem những bức thư được
chuyển đến bàn viết của bạn vào sáng mai, bạn sẽ thấy hầu hết đều vi phạm nguyên
tắc quan trọng ấy.
Chúng ta sẽ cùng thử đọc và phân tích bức thư của giám
đốc bộ phận truyền thông của một công ty quảng cáo có chi nhánh trên toàn quốc
gửi cho những người quản lý các trạm phát thanh địa phương
Kính gửi ông John Blank
Blankville, Indiana
Ông Blank thân mến!
Công ty
------- luôn mong muốn duy trì vị trí đứng đầu ngành quảng cáo ở lĩnh vực truyền
thanh.
(Ai cần biết công ty ông muốn gì? Tôi lo việc của tôi còn chưa
xong. Ngân hàng đòi tịch thu nhà tôi để xiết nợ, sâu bọ đang ăn trụi đám rau
quả, chứng khoán hôm qua lại sụt giá. Tôi lại vừa bị mất 85% giá trị cổ phiếu
sáng nay, không dược mời đến cuộc khiêu vũ tại nhà John tối qua. Bác sĩ bảo tôi
bị cao huyết áp, bị suy sụp thần kinh và tóc có gàu. Đã quá đủ rồi, vậy mà sáng
nay còn bị thằng nhóc nào đó ở New York gửi thư ba hoa về cái điều mà công ty nó
muốn. Thật bực mình! Chỉ cần hắn hiểu bức thư này làm mất thiện cảm như thế nào,
chắc hắn phải rút khỏi ngành quảng cáo mà về chăn vịt cho rồi!)
Các
chương trình thông báo, quảng cáo quốc gia đều do công ty chúng tôi đảm nhiệm.
Việc triển khai nhanh chóng, đúng thời hạn đã giúp cho chúng tôi liên tục đứng ở
vị trí đầu ngành trong nhiều năm qua.(Công ty ông lớn mạnh, giàu có,
đứng đầu à? Thế thì sao? Dù công ty ông có lớn như Tập đoàn General Motors hay
General Electric hoặc Bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ hay bằng tất cả cộng lại thì
cũng thế thôi. Nếu ông có được một chút thông minh hẳn ông phải hiểu rằng tôi
quan tâm đến việc tôi quan trọng như thế nào, chứ không phải ông quan trọng như
thế nào. Chuyện thành công to lớn của ông chỉ làm cho tôi bực bội vì cảm thấy
mình bé nhỏ và chẳng có giá trị gì.)
Chúng tôi muốn cung cấp cho
khách hàng thông tin chi tiết về tình hình của các đài phát
thanh.(Ông muốn ư! Ông có phải là con bò không hả? Tôi không hề quan
tâm gì đến điều ông muốn hay điều tổng thống Mỹ muốn. Để tôi bảo ông một lần cho
xong rằng tôi chỉ quan tâm tới điều tôi muốn mà thôi, thế mà ông chưa hề nói một
lời về điều đó trong bức thư ngu xuẩn của ông.)
Hãy cung cấp cho
công ty chúng tôi lịch phát thanh hàng tuần của đài ông – càng chi tiết càng
tiện lợi cho việc lựa chọn, sắp xếp các chương trình quảng cáo vào thời điểm
thuận lợi nhất. (Thông tin quan trọng ư! Ông điên rồi. Ông khoe
khoang, kẻ cả và khiến tôi cảm thấy mình vô nghĩa, rồi sau đó lại dám yêu cầu
đưa cho ông “thông tin quan trọng”, thậm chí còn không nói “xin làm ơn” khi yêu
cầu điều đó nữa chứ. Thật không thể tưởng tượng được!)
Nhận được thư
này, mong ông gửi ngay cho chúng tôi lịch phát thanh gần nhất của đài ông, điều
đó sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên. (Thật là ngu xuẩn! Ông gửi
cho tôi một bức thư rẻ tiền, nói nhăng nói cuội, thế mà lại dám yêu cầu tôi “gửi
ngay” cho ông, trong lúc tôi đang bực bội về giấy nợ và về huyết áp của mình. Và
ai cho ông cái quyền ra lệnh cho tôi?... Ông nói điều này sẽ “mang lại lợi ích
cho cả đôi bên”, nhưng ông chưa cho tôi thấy là tôi sẽ có lợi ở điểm
nào.)
Thân mến,
John Doe
Giám đốc Truyền thông
Tái bút : Bài viết thú vị dưới đây là từ tạp chí
Blankville, hẳn ông sẽ muốn phát thanh nó ở đài của mình. (Cuối cùng,
tới phần tái bút ông mới đề cập điều gì đó liên quan đến vấn đề của tôi. Tại sao
ông lại không bắt đầu bức thư bằng điều này? Nhưng nó dùng để làm gì, ông cũng
không hề nói rõ! Dân quảng cáo nào cũng đều nói nhảm như ông sao? Ông cần chi
lịch phát thanh gần đây nhất của tôi, cái ông cần là một chút chất xám để nhét
vào cái đầu bã đậu của ông!)
Dưới đây là một bức thư khác do người
đứng đầu trạm cuối của một công ty vận tải lớn gửi cho Edward Vermylen, một học
viên của tôi. Bức thư đã gây ấn tượng gì cho người nhận? Bạn hãy đọc nó và chúng
ta sẽ cùng phân tích.
Kính gửi: Ông Edward Vermylen
Công ty A. Zerega’
Sons
28 Front St.
Brooklyn, N.Y. 11201
Thưa Ông,
Công việc
tại trạm nhận hàng gửi ra nước ngoài theo đường sắt của chúng tôi đã bị cản trở
vì hàng hoá chuyển đến quá trễ vào cuối buổi chiều.
Điều này dẫn đến tình trạng
ứ đọng hàng tại trạm và trong một vài trường hợp chúng tôi đã không kịp
giao hàng. Ngày 10 tháng 11 chúng tôi đã nhận được của công ty ông một lô
hàng gồm 510 kiện vào lúc 4 giờ 20 chiều. Chúng tôi rất mong nhận được sự
hợp tác của ông để khắc phúc tình trạng chậm trễ ngoài ý muốn này. Xin ông cho
biết rằng ông có thể chuyển một phần hàng hoá cho chúng tôi vào buổi sáng thay
vì dồn tất cả vào buổi chiều, để tránh rơi vào trường hợp tương tự trong tương
lai? Điều thuận lợi về phía ông trong cách thu xếp này là hàng hoá của
ông sẽ được bốc dỡ nhanh chóng và chúng tôi bảo đảm sẽ gửi đi ngay sau đó.
Thân mến
J---- B----
Thân mến
J---- B----
Sau khi đọc bức thư này, ông Vermylen, người phụ
trách bán hàng cho công ty Zerega’ Sons gửi nó cho tôi với lời bình luận sau
đây:
“Bức thư này đã phản tác dụng. Đầu thư họ kể lể nhưng khó khăn
của họ mà chúng tôi nói chung chẳng cần quan tâm. Mãi đến cuối thư mới nói rằng
nếu như cùng hợp tác, hàng hoá của chúng tôi sẽ được chuyển nhanh chóng.
Nói khác đi, điều chúng tôi quan tâm nhất lại được nhắc đến cuối cùng,
toàn bộ kết quả của bức thư gây nên sự phản đối hơn là hợp tác.”
Bây
giờ chúng ta cùng xem thử liệu có thể viết lại hay cải thiện bức thư này không.
Chúng ta đừng phí thì giờ nói về những vấn đề của mình nữa. Như Henry Ford
khuyên: “Hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo
góc độ của người ấy cũng như góc độ của chính mình”.
Đây là bức thư
đã được viết lại. Có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng cũng đáng khen
ngợi:
Kính gửi: Ông Edward Vermylen
Công ty Zerega’ Sons
Số 28
Đường Front
Brooklyn, N.Y.11201
Ông Vermylen thân mến!
Công ty
của ông đã từng là một trong những khách hàng thân thiết của chúng tôi suốt mười
bốn năm qua. Chúng tôi rất cám ơn những đơn đặt hàng của ông và muốn đem đến cho
ông một dịch vụ giao nhận nhanh chóng, hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian gần
đây chúng tôi chưa phục vụ ông nhanh chóng như mong muốn vì các xe tải của ông
chuyển cho chúng tôi những lô hàng lớn rất muộn vào cuối buổi chiều, cụ thể là
lô hàng vào ngày 10 tháng 11. Lý do là vì nhiều khách hàng khác cũng chuyển hàng
đến vào cùng thời gian như trên nên rất dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Hậu quả
là các xe tải của ông buộc phải xếp hàng chờ tại cảng, đôi khi ngay cả việc
chuyển hàng cho ông cũng bị hoãn lại. Điều này quả thật sẽ đem lại những
kết quả không tốt nhưng không phải là không giải quyết được. Nếu có thể, xin ông
vui lòng chuyển hàng đến chúng tôi vào sáng sớm. Như thế các xe tải của ông sẽ
không phải chờ, hàng của ông sẽ được dỡ xuống ngay lập tức. Đồng thời, công nhân
của chúng tôi cũng sẽ được về nhà sớm hơn vào buổi tối để thường thức món mì ống
tuyệt vời do công ty ông sản xuất.
Cuối cùng, cho dù hàng của ông đến lúc
nào đi nữa, chúng tôi cũng sẽ nỗ lực hết sừc mình để phục vụ ông nhanh
chóng.
Chúng tôi biết là ông rất bận. Xin đừng mất thời gian trả lời bức
thư này.
Thân mến J----B----- -Trưởng Trạm
Barbara Anderson, nhân viên của một ngân hàng ở New York, muốn chuyển công tác đến Phoenix, Arizona để tiện chăm sóc sức khoẻ cho cậu con trai. Sử dụng những nguyên tắc đã học trong khoá huấn luyện của chúng tôi, bà viết bức thư này cho mười hai ngân hàng ở Phoenix:
“Thưa quý
ngài!
Kinh nghiệm mười năm trong ngành ngân hàng của tôi sẽ là một đóng
góp hữu ích cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngân hàng của quý
ngài.
Với nhiều khả năng khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng tại Trust Bank
New York, tôi đã được đề bạt chức vụ hiện nay là Giám đốc Chi nhánh. Tôi có
nhiều hiểu biết thấu đáo trong mọi lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả những giao
dịch tiền gửi, tín dụng, cho vay và quản lý.
Tôi sẽ chuyển đến Phoenix
vào tháng 5 và tin chắc rằng mình có thể góp phần vào sự lớn mạnh và tăng trưởng
lợi nhuận cho ngân hàng quý ngài. Tôi sẽ ở Phoenix vào ngày 3 tháng 4 và sẽ rất
cảm kích nếu các ngài dành cho tôi cơ hội được chứng minh khả năng thực tế có
thể giúp ngân hàng của quý ngài đạt được những kết quả như thế nào.
Thân mến, Barbara L. Anderson
Các bạn đoán
thử xem bà Anderson có nhận được thư trả lời sau bức thư này không? Mười một
ngân hàng đã mời bà đến phỏng vấn và bà nhận được thư mời làm việc của tất cả
mười một ngân hàng này. Lý do đơn giản là vì bà Anderson không hề đề cập đến
điều bà muốn mà chỉ nói về những điều bà có thể giúp cho các ngân hàng, tập
trung vào điều họ muốn chứ không phải là điều bà muốn.
Hàng trăm ngàn
người bán hàng đang cất bước trên lề đường hôm nay, mệt mỏi và thất vọng với mức
lương thấp. Tại sao thế? Bởi vì họ bao giờ cũng nghĩ đến điều họ muốn mà không
nhận ra điều khách hàng muốn. Chúng ta bao giờ cũng chỉ quan tâm tới việc giải
quyết những vấn đề của mình mà thôi. Và nếu như những người bán hàng có thể chỉ
cho chúng ta thấy việc phục vụ của họ hay hàng hoá của họ sẽ giúp giải quyết
những vấn đề của chúng ta như thế nào, họ sẽ không cần phải bán cho chúng ta.
Chúng ta sẽ tự mua. Khách hàng muốn cảm thấy mình đang mua chứ không
phải được bán.
Thế mà nhiều người bán hàng lại bỏ phí cả cuộc
đời đi bán sản phẩm của mình mà không tìm hiểu ý muốn của người mua. Tôi đã có
nhiều năm sống ở Forest Hills, một cộng đồng như những gia đình sống khá biệt
lập giửa trung tâm New York. Một hôm, khi đang rảo bước đến nơi làm việc, tôi
tình cờ gặp một người kinh doanh bất động sản có thâm niên trong khu vực này.
Ông ta rất thạo Forest Hills nên tôi thuận miệng hỏi xem ngôi nhà trát thạch cao
của tôi được làm với rui kim loại hay gạch rỗng. Ông bảo không biết và tư vấn
với tôi điều mà tôi đã biết, đó là nên hỏi điều đó ở hội kiến trúc Forest Hills.
Hôm sau, tôi nhận được một bức thư của ông ta. Ông có cho tôi thông tin mà tôi
muốn không? Không, ông ta yêu cầu tôi cho phép tư vấn bảo hiểm. Rõ ràng ông
không hề quan tâm tới việc giúp tôi. Ông chỉ quan tâm tới việc giúp cho chính
ông mà thôi.
Thế giới này đầy những người muốn vơ vét và kiếm chác cho
mình, cho nên cá nhân hiếm hoi nào muốn phục vụ người khác một cách vô tư sẽ có
được một ưu thế to lớn: Họ sẽ rất ít bị cạnh tranh!
Nếu như sau khi đọc quyển sách này, bạn chỉ
thực hành được một điều, đó là bao giờ cũng nghĩ theo quan điểm của người khác
và nhìn sự việc từ góc độ của họ, chỉ cần điều duy nhất này thôi cũng đủ tạo nên
cột móc vô cùng quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp của
bạn.
Biết nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác và biết khơi gợi
ở họ mong muốn tha thiết thực hiện điều mình mong chờ hoàn toàn không phải là
lợi dụng người để mưu cầu quyền lợi cho mình và gây thiệt hại đến quyền lợi của
họ. Cả hai bên đều phải có được quyền lợi như nhau.
Michael E. Whidden
thuộc Warwick, đảo Rhode, là người bán hàng cho hãng xãng dầu Shell. Mike muốn
trở thành người bán hàng số một trong khu vực, nhưng một trạm xăng dầu trong
danh sách phục vụ của anh lại là một trở ngại cho ước muốn ấy. Trạm do một ông
già bảo thủ quản lý và không sao thúc đẩy ông ta thay đổi tình trạng của trạm
được. Trạm xăng trông tồi tàn đến nỗi chẳng ai thèm ghé ngang, nhưng người quản
lý không chịu nghe lời thuyết phục của Mike để nâng cao hình ảnh của trạm.
Sau
khi thúc giục, trò chuyện, tâm sự nhiều lần mà chẳng có kết quả gì, Mike quyết
định mời người quản lý đến thăm trạm Shell gần nhất ở trong vùng. Ông quản lý bị
sóc với ấn tượng mạnh mẽ về trạm Shell đó đến nỗi khi Mike đến lần sau, trạm
xăng đã được ông quét dọn sạch sẽ và doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này đã giúp
Mike đạt được vị trí số một trong vùng. Tất cả những lý lẽ thuyết phục đều không
đem đến kết quả gì nhưng bằng cách khôi gợi lòng ham muốn mãnh liệt ở người quản
lý thông qua hình ảnh của một trạm xăng hiện tại, chuyện nghiệp, Mike đã đạt
được mục đích của mình. Cả người quản lý và Mike đều có lợi.
Trường hợp
ngược lại, một học viên, trước khi tham dự khoá huấn luyện “Thuyết trình hiệu
quả” của tôi, muốn thuyết phục mọi người chơi bóng rổ vào thời gian rảnh rỗi đã
nói như thếá này: “Tôi muốn các bạn chơi bóng rổ. Tôi thích chơi bóng rổ
nhưng mấy lần gần đây ra sân tập đều không đủ người chơi. Một bửa tối cách đây
mới vài hôm, chỉ có vài ba người chúng tôi chơi bóng với nhau và tôi bị bầm một
mắt. Tôi muốn tối mai tất cả các bạn xuống sân. Tôi muốn chơi bóng rổ!”.
Anh ta có nói chút gì về điều bạn muốn không? Không! Và bạn cũng chẳng thấy hào
hứng với những gì anh ta muốn. Bạn cũng không muốn bị bầm một con
mắt. Trong khi đó, có bao nhiêu điều anh ta có thể nói để khơi gợi ở bạn
lòng ham thích tập luyện thể thao. Nào là chơi thể thao làm đầu óc thoải mái,
sảng khoái, vui vẻ và có thêm nhiều người bạn…
Xin được lần nữa nhắc lại
lời khuyên khôn ngoan của giáo sư Overstreet: Trước hết hãy khơi gợi ở người
khác một ham muốn mãnh liệt. Ai làm được điều đó sẽ có cả thế giới, bằng
không họ sẽ cô độc một mình.
Một học viên của tôi rất bực mình về cậu con
trai nhỏ. Thằng bé suy dinh dưỡng và lại biếng ăn. Cha mẹ nó dùng đủ mọi biện
pháp mà không đạt được kết quả gì. Suốt ngày, họ cằn nhằn mãi với thằng bé nhưng
cậu như: “Mẹ muốn con ăn cái này và cái kia nữa!”, “Cha muốn con
lớn lên thành một người cường tráng, khoẻ mạnh như hiệp sĩ…”.Thằng
bé không hề quan tâm đến những lời nói đó, nó cũng chẳng muốn trở thành hiệp sĩ.
Thật là phi lý khi đòi hỏi một đứa trẻ ba tuổi có cách suy nghĩ như một người
cha ba mươi tuổi.
Cuối cùng người cha cũng nhận ra điều này. Anh ta tự hỏi:
“Thằng bé muốn gì nhỉ? Làm sao có thể kết hợp điều mình muốn với điều nó
muốn?”. Mọi việc bỗng trở nên dễ dàng hơn khi anh bắt đầu nghĩ về điều đó.
Cậu con trai có một chiếc xe ba bánh mà cậu thích đạp đi chơi trên hè phố
Brooklyn. Cách đó vài căn nhà có một đứa bé lớn hơn thường giành xe của con anh.
Những lúc như thế cậu bé thường mếu máo và chạy đi mách mẹ. Người mẹ phải can
thiệp và sự việc này cứ tái diễn hàng ngày.
Vậy cậu bé muốn gì? Không cần
phải là một thám tử tài ba như Sherlock Holmes mới có thể tìm ra điều đó. Lòng
tự hào bị tổn thương, những xúc cảm mạnh mẽ nhất trong nó đều thúc giục nó phải
trả đũa, phải nện cho tên đáng ghét kia một cú vào giữa mũi. Người cha chỉ cần
nói rằng nếu nó chịu ăn những gì cha mẹ bảo thì một ngày nào đó, nó sẽ đủ sức
khoẻ và không bị thằng bé to lớn kia ăn hiếp nữa. Thế là việc ăn uống của thằng
bé chẳng gặp vấn đề gì khó khăn nữa.
Mẹ nó đưa nó đến cửa hàng bách hoá, đưa mắt ra hiệu
với cô bán hàng và nói: “Chàng trai trẻ này muốn mua vài thứ ở đây
đấy”. Cô bán hàng tỏ vẻ quan trọng bằng cách hỏi: “Chàng trai trẻ! Cậu
muốn mua gì nào?”. Cậu bé nhón chân cho có vẻ cao thêm và nói: “Em muốn
mua một cái giường cho riêng em”. Bà mẹ ra hiệu cho cô bán hàng giới thiệu
với cậu cái giường mà bà muốn mua cho cậu. Còn cậu nhóc thì cứ hí hửng tin rằng
đó là cái giường mà chính nó đã chọn mua. Hôm sau, chiếc giường được đưa đến. Và
đêm đó khi người cha vừa về đến nhà, cậu bé chạy ra cửa reo lên: “Cha ơi!
Cha lên mà xem cái giường con mới mua!”. Người cha nhìn chiếc giường, rồi
hỏi cậu bé “Con sẽ không đái dầm lên giường của con nữa, phải không
nào?”. Cậu bé trả lời ngay lập tức: “Ồ, không đâu, không đâu! Con sẽ
không bao giờ làm ướt cái giường của con”. Thằng bé đã giữ lời hứa vì lòng
tự hào của nó. Đây là cái giường của nó. Chỉ một mình nó mua thôi. Nó lại mặc
quần áo ngủ như một người lớn. Cậu bé muốn hành động như một người lớn và đã
thực sự làm được như thế!
Một người cha khác, K. T. Duchsman, kỹ sư vô
tuyến điện, cũng là một học viện của tôi, không thể thuyết phục cô cháu gái ba
tuổi chịu ăn sáng. La rầy, doạ nạt hay van nài, dỗ dành đủ mọi kiểu đều vô hiệu.
Cha mẹ của bé tự hỏi: “Chúng ta phải làm như thế nào để nó chịu ăn
sáng?”.
Cô bé muốn bắt chước mẹ để cảm thấy mình lớn và trưởng
thành. Thế là một buổi sáng nọ, họ đưa cô bé lên một chiếc ghế cao và để bé tự
nấu mì ăn sáng. Vào đúng giờ phút quan trọng - cô bé đang nấu mì, người cha bước
vào nhà bếp. Vừa trông thấy cha, cô nhỏ đã reo lên: “Cha xem này, con đang
tự nấu mì đấy”.
Sáng hôm ấy cô bé đã tự nguyện ăn hai tô mì mà không
cần ai nhắc nhở. Cô bé đã thể hiện được mình trong việc tự tay nấu
mì.
William Winter từng nhận xét: “Tự thể hiện mình là nhu cầu cơ bản
của con người”. Chúng ta có thể ứng dụng yêu tố tâm lý này vào kinh doanh.
Mỗi khi bạn có được một ý tưởng đặc biệt, bạn nên gợi cho người khác ý tưởng đó
và để họ biến nó thành hiện thực. Lúc đó họ sẽ xem ý tưởng ấy là của họ, họ sẽ
yêu thích nó và dóc sức thực hiện bằng mọi giá.
* Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi
nghĩ xấu về người khác nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt
đi ước mơ của người khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha
thiết. Vậy tại sao ta không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi
mong muốn thiết tha ở một con người?
Nguyên tắc 3 : Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm
**************
Tóm Tắt Phần I - Nghệ Thuật Ứng Xử Căn Bản
Nguyên tắc 1
: Không chỉ trích, oán trách hay than
phiền.
Nguyên tắc 2
: Thành thật khen ngợi và biết ơn người
khác.
Nguyên tắc 3
: Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn
muốn họ làm.
**********
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét