Đau
thắt lưng cấp xảy ra đột ngột, thường sau chấn thương do chơi thể thao,
mang vác vật nặng. Đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng được coi là đau
thắt lưng mạn tính.
Đau thắt lưng là một bệnh phổ biến
nhất trong những bệnh lý cơ xương khớp. Hầu hết mọi người đều có thể bị
đau thắt lưng. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp điều trị đau thắt
lưng hiệu quả.
Nếu bạn bị đau lưng sau khi nâng vật
nặng hoặc tập thể dục quá mạnh, có thể bạn bị đau do căng cơ. Nhưng đôi
khi, đau thắt lưng có thể do phình đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm. Thêm
vào đó, đĩa đệm bị tổn thương có thể chèn vào thần kinh tọa, khiến bạn
bị đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân.
Các triệu chứng của đau thắt lưng
Triệu chứng thường gặp là đau âm ỉ
hoặc đau nhói ở một hoặc hai bên thắt lưng. Cơn đau khiến bạn khó khăn
khi di chuyển hoặc đứng thẳng. Đau thắt lưng cấp xảy ra đột ngột, thường
sau chấn thương do chơi thể thao, mang vác vật nặng. Đau thắt lưng kéo
dài trên 3 tháng được coi là đau thắt lưng mạn tính. Ngoài ra, nếu cơn
đau cấp của bạn không giảm dần sau 72h, bạn cần khám bác sĩ càng sớm
càng tốt.
Nếu bị đau thắt lưng dữ dội sau khi
chấn thương, bạn cần khám bác sĩ ngay lập tức. Hoặc khi bị đau lưng kèm
theo một trong số các triệu chứng: tiểu tiện không tự chủ, yếu chân, đau
tăng khi ho, hắt hơi, tê bì vùng sinh dục, bạn cần khám bác sĩ để được
can thiệp ngoại khoa kịp thời. Nếu không, bạn có thể bị ảnh hưởng đến
chức năng sinh dục.
Nguyên nhân đau thắt lưng thường gặp
- Do công việc thường xuyên phải nâng,
kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày
trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau
lưng.
- Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.
Đặc thù công việc cũng khiến bạn bị đau lưng.
- Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.
- Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là
cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên
đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ
trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân
phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Đĩa đệm bị thoái hóa,
rách bao xơ ngoài, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn
vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ
đến nặng tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.
- Một số bệnh mạn tính cũng có thể
khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây
thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di
truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…
Ai có nguy cơ bị đau thắt lưng?
Hầu hết mọi người đều từng trải qua
cảm giác bị đau thắt lưng ở độ tuổi 30. Tỉ lệ đau thắt lưng cũng tăng
dần theo tuổi. Ngoài ra, có một số lý do khác làm tăng nguy cơ đau thắt
lưng bao gồm:
- Thừa cân
- Lối sống ít hoạt động
- Công việc thường xuyên phải mang vác nặng
Chẩn đoán nguyên nhân đau thắt lưng
thường cần sự kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng cùng với chụp X –
quang, đôi khi cũng cần chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để
xác định mức độ tổn thương của đốt sống và đĩa đệm.
Điều trị
Có rất nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng:
- Chườm nóng hoặc tắm nước ấm có thể
giảm đau tạm thời đối với các trường hợp đau lưng do căng cơ, và kết hợp
vận động càng sớm càng tốt thì các triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.
Tác động cột sống để điều trị đau lưng
- Nghỉ ngơi tại giường
- Tập yoga: luyện tập yoga có thể giúp
làm giảm triệu chứng đau thắt lưng với những trường hợp kéo dài trên 3
tháng. Ngoài ra, luyện tập yoga còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe
khác.
- Tác động cột sống: phương pháp này có hiệu quả với một số trường hợp căng cơ, thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ.
- Xoa bóp bấm huyệt: Đây là một phương
pháp truyền thống rất có hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp đau
thắt lưng. Thêm vào đó, xoa bóp thường xuyên (1 lần/ tuần) còn giúp khả
năng vận động của cột sống thắt lưng được tăng cường.
- Châm cứu: tương tự xoa bóp, bấm
huyệt, đây là một phương pháp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trong
việc giảm các triệu chứng của đau thắt lưng, cũng như phòng ngừa bệnh
tái phát.
- Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ
- Tiêm ngoài màng cứng: áp dụng đối
với các bệnh nhân bị chèn ép rễ và dây thần kinh mức độ nặng. Tuy nhiên
phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng và chỉ được thực hiện bởi
các bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường dùng là chống viêm giảm đau có chứa
steroid.
- Phẫu thuật được chỉ định cấp cứu khi
bệnh nhân bị đau thắt lưng có hội chứng đuôi ngựa (tê bì vùng sinh dục,
yếu chân, tiểu không tự chủ…) hoặc khi bệnh nhân đã điều trị nội khoa
nhưng không có kết quả.
- Vật lý trị liệu: các phương pháp vật
lý trị liệu như chạy điện phân, đắp nến, các bài tập tăng cường sức
mạnh của cơ bắp… có thể giúp giảm các triệu chứng đau thắt lưng và hạn
chế tái phát.
Phòng ngừa đau thắt lưng
Không có một cách nào sẽ ngăn ngừa đau lưng, nhưng bạn hãy tiến hành những bước sau để giảm nguy cơ đau thắt lưng của mình:
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên
- Nâng đỡ trọng lượng cơ thể trên đôi chân chứ không phải trên lưng
- Hãy chắc chắn rằng tư thế làm việc của bạn không làm bạn đau lưng thêm.
Theo Libero
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét