Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp
với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế,
khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ
thuật, nghệ thuật giao tiếp.
Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.
1. Khi bắt đầu một cuộc gặp,
cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu
bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy,
các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh
ta.
2. Đầu tiên hãy nói
lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới
thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối
tác.
3. Giới thiệu về
mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường
xuyên.
4. Hãy bắt đầu
câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ
rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?”. Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các
chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong
trường hợp nào.
5. Lắng
nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất
quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh
căn phòng trong khi họ đang nói.
6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn
nói.
7.
Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin,
sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về
vấn đề…?", "Bạn đã bao giờ nghe…". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ
đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm
chán.
8. Hãy tiếp cận
và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp
để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là
một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để
đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng
định giá trị của nó.
10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ
chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với
người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là
người nhiệt tình.
11.
Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe
những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích
hợp.
12. Khi kết thúc
cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ: "Xin
lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!".
Nhớ rằng,
mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy
trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy
trong mọi tình huống, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét