Nhiều lúc bạn cảm thấy cuộc sống của mình sao vô nghĩa và đơn
điệu? Có bao giờ bạn cảm thấy chênh vênh một lối bước? Bạn không biết cuộc đời
mình đang đi về đâu?
Để có được một cuộc sống ý nghĩa và đầy
cảm hứng, bạn và tôi, chúng ta cần xác định cho mình những giá trị sống đích
thực. Những giá trị này tựa như những kim chỉ nam, những ngọn hải đăng soi lối
cho con thuyền cuộc đời của chúng ta.
Xác định được mục đích của đời mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi phải có những quyết định lớn lao ảnh hưởng đến cả cuộc đời, sẽ khiến bạn chắc chắn rằng mọi việc mình làm đều hướng tới một điểm đến mà mình mong muốn. Điều đó làm cho mỗi ngày trôi qua trong cuộc sống của bạn đều luôn có ý nghĩa và hạnh phúc. Mỗi việc nhỏ được thực hiện, bạn đều biết mình đang làm vì điều gì, cho ai và điều mình sẽ nhận lại là gì.
Bạn hãy dành thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, để lắng nghe những gì con tim lên tiếng, để hiểu được bạn muốn làm gì, cho ai, và tại sao bạn cần làm những điều đó.
Có hai khoảnh khắc quan trọng nhất trong đời người: thứ nhất, đó là giây phút bạn được sinh ra trên cuộc đời này; và thứ hai, đó là khi bạn khám phá điều gì mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình và mình sống để làm gì. Mục đích cũng giống như chiếc trống chính của một đội nhạc – nó luôn lên tiếng trước, luôn dẫn đầu, luôn dẫn nhịp cho toàn đội, trong sự nhịp nhàng, ăn ý và đồng điệu.
Thường thì chúng ta thường tập trung vào 6 khía cạnh chính:
· Công việc
· Gia đình
· Các mối quan hệ khác
· Sức khỏe
· Tài chính
· Đời sống tinh thần
Hãy trả lời cho bản thân “Những giá trị nào thực sự quan trọng đối với tôi?” Từ đó, hãy xác định cho mình những mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho cuộc sống. Hãy sống trọn vẹn với điều quan trọng với mình, bạn sẽ biết rằng con thuyền cuộc đời mình đang đi đúng hướng và cảm nhận ý nghĩa của mỗi ngày đang sống.
“Mục đích là điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống” - C. H. Parkhurst
“Thế giới sẽ luôn mở rộng, dành chỗ, nhường đường cho bất cứ ai biết mình đang thật sự muốn đi đến đâu” - David Starr Jordan.
“Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống hữu ích, sống có trách nhiệm, được tôn trọng, và biết yêu thương. Trên hết, điều thật sự có ý nghĩa là: sống cho ai đó, vì cái gì đó, và tạo nên dấu ấn riêng của bạn trên thế gian này” - Leo C. Rosten.
Xác định được mục đích của đời mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi phải có những quyết định lớn lao ảnh hưởng đến cả cuộc đời, sẽ khiến bạn chắc chắn rằng mọi việc mình làm đều hướng tới một điểm đến mà mình mong muốn. Điều đó làm cho mỗi ngày trôi qua trong cuộc sống của bạn đều luôn có ý nghĩa và hạnh phúc. Mỗi việc nhỏ được thực hiện, bạn đều biết mình đang làm vì điều gì, cho ai và điều mình sẽ nhận lại là gì.
Bạn hãy dành thời gian tĩnh lặng để suy nghĩ, để lắng nghe những gì con tim lên tiếng, để hiểu được bạn muốn làm gì, cho ai, và tại sao bạn cần làm những điều đó.
Có hai khoảnh khắc quan trọng nhất trong đời người: thứ nhất, đó là giây phút bạn được sinh ra trên cuộc đời này; và thứ hai, đó là khi bạn khám phá điều gì mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình và mình sống để làm gì. Mục đích cũng giống như chiếc trống chính của một đội nhạc – nó luôn lên tiếng trước, luôn dẫn đầu, luôn dẫn nhịp cho toàn đội, trong sự nhịp nhàng, ăn ý và đồng điệu.
Thường thì chúng ta thường tập trung vào 6 khía cạnh chính:
· Công việc
· Gia đình
· Các mối quan hệ khác
· Sức khỏe
· Tài chính
· Đời sống tinh thần
Hãy trả lời cho bản thân “Những giá trị nào thực sự quan trọng đối với tôi?” Từ đó, hãy xác định cho mình những mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho cuộc sống. Hãy sống trọn vẹn với điều quan trọng với mình, bạn sẽ biết rằng con thuyền cuộc đời mình đang đi đúng hướng và cảm nhận ý nghĩa của mỗi ngày đang sống.
“Mục đích là điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống” - C. H. Parkhurst
“Thế giới sẽ luôn mở rộng, dành chỗ, nhường đường cho bất cứ ai biết mình đang thật sự muốn đi đến đâu” - David Starr Jordan.
“Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống hữu ích, sống có trách nhiệm, được tôn trọng, và biết yêu thương. Trên hết, điều thật sự có ý nghĩa là: sống cho ai đó, vì cái gì đó, và tạo nên dấu ấn riêng của bạn trên thế gian này” - Leo C. Rosten.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét