Tình cờ đọc trên VnExpress về cuộc thi viết "Tôi có thể". Nghiền ngẫm điều lệ
sao thấy giống mình mấy năm vừa qua quá. Thế là tôi đặt bút xuống, trải lòng
những tháng ngày mà tôi đã cố gắng bằng chính đôi chân đầy nghị lực của mình.
Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật của đời tôi...
Nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi cứ ngỡ chặng đường đã qua của cuộc đời mình là một giấc mơ. Giấc mơ rải đầy những viên sỏi chông chênh rát bỏng. Giấc mơ đã được tôi thắp lên bằng chính sự nỗ lực của mình.
Học xong lớp 9, tôi phải bỏ dở giữa chừng vì gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào tình cảnh bi đát hơn. Cha tôi trở bệnh rất nặng cần phải chạy chữa gấp mới mong cứu sống được. Cái nghèo, cái đói đeo dai dẳng suốt mấy mươi năm qua giờ tiếp tục đổ ập xuống cái gia đình vốn đã lam lũ này. Mẹ thì vất vả bên gánh cá ngoài chợ. Các anh chị thì không được học hành đến nơi đến chốn cũng tất tả lao vào dòng đời mưu sinh.
Vậy mà cuộc sống gia đình cũng chẳng khá hơn chút nào khi mãi quanh quẩn bên cái xóm nghèo của một tỉnh miền Trung cằn cỗi. Chính điều đó khiến tôi thấy sự học của mình trở thành một gánh nặng ngàn cân đè lên đôi vai người mẹ tóc đã ngả màu mây chiều. Thế là tôi quyết định nghỉ học, đi làm thêm phụ giúp gia đình.
Từ khi rời ghế nhà trường, tôi làm đủ thứ nghề nào là cầu đường, phụ hồ, cơ khí, công nhân... việc gì miễn có tiền và không vi phạm pháp luật là tôi lao vào bươn chải. Thế nên, thân hình bé bỏng nay lại gầy theo năm tháng. Nhưng không vì thế mà sự ngã gục đổ quỵ xuống bàn chân tôi. Tôi vẫn bước đi, bước đi để tìm cho mình một ánh sáng của tương lai.
Có ai hiểu hiểu được nỗi lòng của tôi khi hằng ngày đi làm phải nhìn các bạn nam thanh nữ tú cắp sách đến trường, những tà áo trắng thân thương cứ gợi lên trước mặt làm lòng tôi tựa hồ như có vết dao cắt tới tận xương.
Ánh mắt thèm thuồng, tôi ước, ước gì mình có thể đến lớp để tận hưởng những bờ tri thức của nhân loại. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà ước mơ thì mong manh quá. Ước mơ này đã tan biến ngay tức khắc mỗi khi hình bóng người mẹ già ẩn hiện trước mặt tôi, dáng người lam lũ dưới cơn mưa của miền Trung khắc nghiệt.
Nuốt nước bọt, tôi đạp xe vút nhanh để tránh cái cơn khát thèm thuồng đang cháy lên sùng sục trong lòng mình.
Rồi một hôm, tình cờ tôi lại gặp người bạn học chung năm xưa, giờ đã trở thành cậu sinh viên tuấn tú. Ánh mắt của nó hăm hở khoe thành tích học tập. Lòng tôi lại nghẹn ngào dâng lên khó tả. Nó nói: "Tại sao mày không đi học tiếp? Con người chỉ có một lần để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là cổng trường đại học, để biến ước mơ thành hiện thực nếu mày muốn thay đổi cuộc đời hiện tại...".
Trầm ngâm suy nghĩ, tôi không biết mình phải làm sao khi đã 5 năm trôi qua tôi không đến trường? Giờ này còn có thể đến lớp được hay sao?... Ước mơ - ai lại không muốn? Cổng trường đại học - ai lại không thích đặt chân vào? Nhưng khó quá, khó có thể đưa cái ước mơ đó vào thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều đêm suy nghĩ lại lời khuyên đó, tôi thấy thật có lý. Muốn đến đích thì phải biết vượt qua số phận của mình mà thôi. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ và thay đổi quan niệm. Tôi tự nhủ tôi có thể làm được, phải hi vọng dù ước mơ đó có mong manh đi chăng nữa. Và tôi đã đăng ký lớp bổ túc buổi tối.
Ban ngày, tôi làm việc tại một quán Trà Tàu mang kiểu cách Cung Đình xưa. Đêm đến lại lọc cọc đạp xe tới lớp. Ba năm trôi qua, quãng đường từ lớp 10 đến lớp 12 chầm chậm quay theo bánh xe thời gian. Những đêm đông mưa như trút tát vào khuôn mặt tôi rát bỏng. Mưa miền Trung là thế, cứ dai dẳng suốt tháng này qua tháng nọ không ngớt. Đạp xe trong làn mưa buốt giá, đạp qua những cơn mưa lạnh cóng để hối hả nhanh chóng về nhà...
Năm cuối cấp. Tôi xin làm thêm một việc nữa để dành dụm tiền thi đại học. Được người quen giới thiệu, tôi gác bảo vệ đêm cho một người thân của chủ quán nơi tôi làm. Như vậy, thời gian của tôi đã kín chỗ, không một khoảng hở nào cho làn gió ban mai của buổi sớm lọt qua. Ở cái tuổi 22, tôi đã hun đúc cho mình ước mơ vào đại học cháy bỏng. Nhiều đêm tôi cứ nhủ thầm: "Tôi có thể làm được. Tôi có thể vào đại học...". Đó chính là những câu nói bùng cháy, tiềm ẩn trong tôi như dòng nham thạch âm ỉ, chỉ đợi đến "điểm nút" quan trọng là nó có thể phun trào.
Buổi sáng, tôi làm tiếp viên bàn tại quán Trà Tàu, chiều về ôn bài, tối đến lớp, rồi khi tan trường tôi lại hối hả tới chỗ làm bảo vệ. Ở chỗ gác bảo vệ, tôi phải dọn dẹp nhà cửa cho đến hơn 12h khuya mới được chợp mắt. Và khi chuông nhà thờ chưa điểm, đồng hồ chỉ 4h sáng, tôi lò mò thức dậy để học bài. Vừa trực vừa ôn luyện vì không còn bao nhiêu nữa là đến tháng 7 - tháng để thực hiện ước mơ.
Cứ thế thời gian xoay vòng đi, nó qua nhanh như một làn gió thoảng khiến tôi chẳng hay biết gì. Mặc dù bận rộn như thế nhưng trong đầu tôi là một bảng khóa biểu to đùng đã sắp xếp lịch trình phải thực hiện. Môn nào cần tập trung, môn nào cần đi sâu, rất trật tự.
Mặt khác, vào những buổi cuối tuần, ban đêm không đến lớp, lợi dụng thời gian ít ỏi đó, tôi tới nhà sách lựa chọn, tìm tòi cho mình những cuốn sách hay về học cho kỳ thi cam go. Hầu như sự chuẩn bị cho đợt thi đại học, tôi đều dựa hoàn toàn vào sức của mình, vì trên lớp bổ túc, giáo viên không truyền sâu kiến thức cho học viên. Họ chỉ giảng sơ qua chủ yếu để các em trót lọt kỳ thi tốt nghiệp. Tôi đăng ký vào ĐH Sư phạm TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ Thuật - Du lịch Nha Trang.
Ba năm học bổ túc, tôi luôn là một học viên khá nhất lớp, dù thời gian học bài chẳng có bao nhiêu. Nhưng bằng sự tiếp thu nhanh chóng tại lớp, tôi đã hơn hẳn các bạn. Cùng với sự mày mò trong đêm tại nơi làm việc, tôi đã hoàn thành tất cả bài học của mình. Kỳ thi tốt nghiệp năm đó tôi đậu Á khoa tỉnh Khánh Hoà với số điểm 54.
Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên người chủ quán nơi tôi làm. Bà nói: "Nhị à! Con đừng thi vào ĐH Sư phạm vì trường đó lấy điểm cao lắm, luôn nằm tốp trên ở TP HCM. Nếu có thi thì đăng ký vào trung cấp nghề đi".
Thấy tôi học bổ túc nên bà mới nói vậy nhưng tôi chỉ im không đáp lại bởi đó cũng là lời khuyên chân thành của bà mà thôi. Tôi không trách bà nhưng tôi đã nuôi ý chí, hoài bão cho mình. "Tôi có thể làm được, tôi phải thực hiên ước mơ mà mình hun đúc bao năm nay. Tôi phải thi đại học để rọi sáng tương lai cho mình".
Thế là tôi cố gắng hơn. Dù có nhiều lời khuyên đi ngược với ước mơ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tiếp tục để bước lên nấc thang đời tôi. Nên tôi càng lao vào học nhiều.
Kỳ thi đại học năm đó, tôi đã đậu 2 trường mà mình đăng ký. Khi cầm hai tờ giấy báo nhập học trên tay, lòng tôi rộn ràng một niềm vui khôn tả. Tôi đã làm được. Tôi biết mình có thể thực hiện được mà. Giọt nước mắt của tôi rơi xuống hòa lẫn vào niềm hạnh phúc.
Ước mơ đã được thắp sáng ngời lên bởi sự nỗ lực của tôi. Đâu có sự thất bại, đâu có hy vọng nào vụt tắt bởi những hoài bão dù hoài bão đó có mong manh nhưng sẽ chiến thắng nếu ta tự tin vào bản thân.
Tôi... có... thể thắp ước mơ của mình lên được rồi.
Nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi cứ ngỡ chặng đường đã qua của cuộc đời mình là một giấc mơ. Giấc mơ rải đầy những viên sỏi chông chênh rát bỏng. Giấc mơ đã được tôi thắp lên bằng chính sự nỗ lực của mình.
Học xong lớp 9, tôi phải bỏ dở giữa chừng vì gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào tình cảnh bi đát hơn. Cha tôi trở bệnh rất nặng cần phải chạy chữa gấp mới mong cứu sống được. Cái nghèo, cái đói đeo dai dẳng suốt mấy mươi năm qua giờ tiếp tục đổ ập xuống cái gia đình vốn đã lam lũ này. Mẹ thì vất vả bên gánh cá ngoài chợ. Các anh chị thì không được học hành đến nơi đến chốn cũng tất tả lao vào dòng đời mưu sinh.
Vậy mà cuộc sống gia đình cũng chẳng khá hơn chút nào khi mãi quanh quẩn bên cái xóm nghèo của một tỉnh miền Trung cằn cỗi. Chính điều đó khiến tôi thấy sự học của mình trở thành một gánh nặng ngàn cân đè lên đôi vai người mẹ tóc đã ngả màu mây chiều. Thế là tôi quyết định nghỉ học, đi làm thêm phụ giúp gia đình.
Từ khi rời ghế nhà trường, tôi làm đủ thứ nghề nào là cầu đường, phụ hồ, cơ khí, công nhân... việc gì miễn có tiền và không vi phạm pháp luật là tôi lao vào bươn chải. Thế nên, thân hình bé bỏng nay lại gầy theo năm tháng. Nhưng không vì thế mà sự ngã gục đổ quỵ xuống bàn chân tôi. Tôi vẫn bước đi, bước đi để tìm cho mình một ánh sáng của tương lai.
Có ai hiểu hiểu được nỗi lòng của tôi khi hằng ngày đi làm phải nhìn các bạn nam thanh nữ tú cắp sách đến trường, những tà áo trắng thân thương cứ gợi lên trước mặt làm lòng tôi tựa hồ như có vết dao cắt tới tận xương.
Ánh mắt thèm thuồng, tôi ước, ước gì mình có thể đến lớp để tận hưởng những bờ tri thức của nhân loại. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà ước mơ thì mong manh quá. Ước mơ này đã tan biến ngay tức khắc mỗi khi hình bóng người mẹ già ẩn hiện trước mặt tôi, dáng người lam lũ dưới cơn mưa của miền Trung khắc nghiệt.
Nuốt nước bọt, tôi đạp xe vút nhanh để tránh cái cơn khát thèm thuồng đang cháy lên sùng sục trong lòng mình.
Rồi một hôm, tình cờ tôi lại gặp người bạn học chung năm xưa, giờ đã trở thành cậu sinh viên tuấn tú. Ánh mắt của nó hăm hở khoe thành tích học tập. Lòng tôi lại nghẹn ngào dâng lên khó tả. Nó nói: "Tại sao mày không đi học tiếp? Con người chỉ có một lần để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là cổng trường đại học, để biến ước mơ thành hiện thực nếu mày muốn thay đổi cuộc đời hiện tại...".
Trầm ngâm suy nghĩ, tôi không biết mình phải làm sao khi đã 5 năm trôi qua tôi không đến trường? Giờ này còn có thể đến lớp được hay sao?... Ước mơ - ai lại không muốn? Cổng trường đại học - ai lại không thích đặt chân vào? Nhưng khó quá, khó có thể đưa cái ước mơ đó vào thực hiện.
Tuy nhiên, nhiều đêm suy nghĩ lại lời khuyên đó, tôi thấy thật có lý. Muốn đến đích thì phải biết vượt qua số phận của mình mà thôi. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ và thay đổi quan niệm. Tôi tự nhủ tôi có thể làm được, phải hi vọng dù ước mơ đó có mong manh đi chăng nữa. Và tôi đã đăng ký lớp bổ túc buổi tối.
Ban ngày, tôi làm việc tại một quán Trà Tàu mang kiểu cách Cung Đình xưa. Đêm đến lại lọc cọc đạp xe tới lớp. Ba năm trôi qua, quãng đường từ lớp 10 đến lớp 12 chầm chậm quay theo bánh xe thời gian. Những đêm đông mưa như trút tát vào khuôn mặt tôi rát bỏng. Mưa miền Trung là thế, cứ dai dẳng suốt tháng này qua tháng nọ không ngớt. Đạp xe trong làn mưa buốt giá, đạp qua những cơn mưa lạnh cóng để hối hả nhanh chóng về nhà...
Năm cuối cấp. Tôi xin làm thêm một việc nữa để dành dụm tiền thi đại học. Được người quen giới thiệu, tôi gác bảo vệ đêm cho một người thân của chủ quán nơi tôi làm. Như vậy, thời gian của tôi đã kín chỗ, không một khoảng hở nào cho làn gió ban mai của buổi sớm lọt qua. Ở cái tuổi 22, tôi đã hun đúc cho mình ước mơ vào đại học cháy bỏng. Nhiều đêm tôi cứ nhủ thầm: "Tôi có thể làm được. Tôi có thể vào đại học...". Đó chính là những câu nói bùng cháy, tiềm ẩn trong tôi như dòng nham thạch âm ỉ, chỉ đợi đến "điểm nút" quan trọng là nó có thể phun trào.
Buổi sáng, tôi làm tiếp viên bàn tại quán Trà Tàu, chiều về ôn bài, tối đến lớp, rồi khi tan trường tôi lại hối hả tới chỗ làm bảo vệ. Ở chỗ gác bảo vệ, tôi phải dọn dẹp nhà cửa cho đến hơn 12h khuya mới được chợp mắt. Và khi chuông nhà thờ chưa điểm, đồng hồ chỉ 4h sáng, tôi lò mò thức dậy để học bài. Vừa trực vừa ôn luyện vì không còn bao nhiêu nữa là đến tháng 7 - tháng để thực hiện ước mơ.
Cứ thế thời gian xoay vòng đi, nó qua nhanh như một làn gió thoảng khiến tôi chẳng hay biết gì. Mặc dù bận rộn như thế nhưng trong đầu tôi là một bảng khóa biểu to đùng đã sắp xếp lịch trình phải thực hiện. Môn nào cần tập trung, môn nào cần đi sâu, rất trật tự.
Mặt khác, vào những buổi cuối tuần, ban đêm không đến lớp, lợi dụng thời gian ít ỏi đó, tôi tới nhà sách lựa chọn, tìm tòi cho mình những cuốn sách hay về học cho kỳ thi cam go. Hầu như sự chuẩn bị cho đợt thi đại học, tôi đều dựa hoàn toàn vào sức của mình, vì trên lớp bổ túc, giáo viên không truyền sâu kiến thức cho học viên. Họ chỉ giảng sơ qua chủ yếu để các em trót lọt kỳ thi tốt nghiệp. Tôi đăng ký vào ĐH Sư phạm TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ Thuật - Du lịch Nha Trang.
Ba năm học bổ túc, tôi luôn là một học viên khá nhất lớp, dù thời gian học bài chẳng có bao nhiêu. Nhưng bằng sự tiếp thu nhanh chóng tại lớp, tôi đã hơn hẳn các bạn. Cùng với sự mày mò trong đêm tại nơi làm việc, tôi đã hoàn thành tất cả bài học của mình. Kỳ thi tốt nghiệp năm đó tôi đậu Á khoa tỉnh Khánh Hoà với số điểm 54.
Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên người chủ quán nơi tôi làm. Bà nói: "Nhị à! Con đừng thi vào ĐH Sư phạm vì trường đó lấy điểm cao lắm, luôn nằm tốp trên ở TP HCM. Nếu có thi thì đăng ký vào trung cấp nghề đi".
Thấy tôi học bổ túc nên bà mới nói vậy nhưng tôi chỉ im không đáp lại bởi đó cũng là lời khuyên chân thành của bà mà thôi. Tôi không trách bà nhưng tôi đã nuôi ý chí, hoài bão cho mình. "Tôi có thể làm được, tôi phải thực hiên ước mơ mà mình hun đúc bao năm nay. Tôi phải thi đại học để rọi sáng tương lai cho mình".
Thế là tôi cố gắng hơn. Dù có nhiều lời khuyên đi ngược với ước mơ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tiếp tục để bước lên nấc thang đời tôi. Nên tôi càng lao vào học nhiều.
Kỳ thi đại học năm đó, tôi đã đậu 2 trường mà mình đăng ký. Khi cầm hai tờ giấy báo nhập học trên tay, lòng tôi rộn ràng một niềm vui khôn tả. Tôi đã làm được. Tôi biết mình có thể thực hiện được mà. Giọt nước mắt của tôi rơi xuống hòa lẫn vào niềm hạnh phúc.
Ước mơ đã được thắp sáng ngời lên bởi sự nỗ lực của tôi. Đâu có sự thất bại, đâu có hy vọng nào vụt tắt bởi những hoài bão dù hoài bão đó có mong manh nhưng sẽ chiến thắng nếu ta tự tin vào bản thân.
Tôi... có... thể thắp ước mơ của mình lên được rồi.
(Nguồn : VnExpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét