Nên làm gì khi công việc quá tải?

Nếu bạn không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ của mình trước khi có 3 dự án mới được giao cho bạn cùng với “lời gửi gắm” chúng là những việc có mức độ ưu tiên cao, bạn nên nói chuyện với người quản lý về phần công việc của mình. 


Nhưng với nhiều người sếp luôn mong đợi nhân viên làm nhiều hơn với chi phí ít hơn, làm thế nào để bạn nói về chuyện này theo cách mà người quản lý sẽ lắng nghe

Dưới đây là 5 lời khuyên khi nói chuyện với người quản lý về phần công việc quá tải của bạn:

- Đừng mặc định rằng người quản lý biết công việc của bạn quá tải ra sao
Người quản lý không thể giúp bạn nếu họ không nhận ra đó là vấn đề. Một sai lầm phổ biến của nhiều người trong tình huống này là thừa nhận phần công việc của bạn rõ ràng rất nhiều và sếp không thể nào không biết. Và do đó, họ không thể không quan tâm hay không thể làm gì về việc đó. Nhưng trong thực tế, bạn là người biết rõ phần công việc của mình nhất chứ không phải sếp và họ có thể thừa nhận rằng vì bạn không nói gì, đó không là vấn đề cần giải quyết.

- Nói chuyện với sếp
Hãy chọn thời điểm khi sếp của bạn không bận và hỏi chuyện về phần công việc của bạn. Giải thích rằng công việc của bạn trở nên không thể kiểm soát và lý do. Chẳng hạn, bạn đã đảm nhận trách nhiệm của người nghỉ việc trong khi phần công việc của bạn không có gì thay đổi. Lý do đằng sau phần công việc tăng lên sẽ giúp người quản lý nhìn nhận vấn đề một cách triệt để hơn là chỉ nói chung chung bạn có quá nhiều việc, không thể kham nổi.

- Mang đến giải pháp
Bạn sẽ đạt được sự giúp đỡ nếu bạn đến cuộc nói chuyện với sếp và được chuẩn bị để nói về những sự lựa chọn. Chẳng hạn, bạn có thể nói “Tôi có thể làm việc A và B, không phải việc C. Hoặc nếu việc C thực sự quan trọng, tôi muốn bỏ việc A ra khỏi phần trách nhiệm. Hoặc tôi có thể là người đưa ra lời khuyên cho An nếu cô ấy đảm nhận việc C. Tôi không thể tự làm hết cả 3 việc cùng lúc”.

- Thúc đẩy sếp đưa ra sự lựa chọn tốt nhất
Nếu sếp khăng khăng không thay đổi gì cả, bạn cần tiếp tục thúc đẩy. Hãy thuyết phục sếp: “Tôi nghĩ chúng ta đều muốn hoàn thành tất cả mọi việc nhưng vì tôi không thể làm hết, tôi muốn có những lựa chọn chiến lược về cách tôi có thể phân bổ thời gian làm việc của mình. Và tôi hi vọng cả 2 chúng ta đều đồng ý với những lựa chọn đó”. Nếu người quản lý không giúp bạn tối ưu hóa công việc, khi đó hãy đưa ra dự thảo của riêng bạn về cách bạn ưu tiên hóa các nhiệm vụ và hỏi xem anh/ cô ấy có đồng ý với nó không.

- Thực thi các ranh giới
Để đảm nhận việc mới trong khi lịch trình đã kín, bạn cần loại bỏ 1 hoặc 2 vào nhiệm vụ nào đó.  Do đó, nếu có thêm 1 dự án mới, hãy tới gặp người quản lý và hỏi về những lựa chọn: “Nếu tôi làm việc này bây giờ, nó có nghĩa là việc X và Y sẽ bị chậm lại. Như vậy có ổn không hay chúng ta nên chờ tới khi việc X, Y hoàn thành trước?”. Hoặc “Tôi có thể đảm nhận dự án mới này và X hoặc Y nhưng không phải 3 việc cùng lúc”.

Một chú ý quan trọng: những cách làm trên nên phát huy hiệu quả với một sếp hiểu lý lẽ. Nếu bạn có người sếp lắng nghe mọi thứ nhưng cuối cùng lại nói bạn nên tự tìm mọi cách để hoàn thành công việc, hay bạn làm việc chậm chạp hơn so với những người ở cùng vị trí, bạn đang làm việc với 1 sếp tồi. Nếu rơi vào tình huống này, bạn cần thực tế về hoàn cảnh của mình và quyết định cách mình phản ứng lại một cách hợp lý.

VŨ HUYỀN  (Theo Usnews)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét