Dạy con 'tứ đức' trên đời
Công - dung - ngôn - hạnh vẫn được nhắc đến như 4
đức tính tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phương Đông truyền thống.
Nhưng, liệu “tứ đức” trên có còn hợp thời trong giai đoạn hiện nay?
Công, dung, ngôn, hạnh – từ truyền thống đến hiện đại
Xuất phát từ tư tưởng của Khổng Tử, “tam tòng, tứ
đức” đã trở thành thước đo chuẩn mực cho người phụ nữ trong xã hội cũ.
Suốt một thời gian dài, quan niệm trên đã ăn sâu vào tâm thức người
Việt. Nó mang những giá trị đáng ghi nhận nhưng cũng trở thành quy tắc
trói buộc người phụ nữ. Chữ
“công” đứng đầu trong “tứ đức”, theo quan niệm trước đây chỉ sự vén
khéo về “nữ công gia chánh” của người phụ nữ trong gia đình. Chữ
“dung”, trong quan niệm xưa chỉ dung mạo, vẻ ngoài của người phụ nữ.
Người phụ nữ phải biết chăm chút cho dung mạo của mình. Người xưa rất
chú ý đến vẻ đẹp của hàm răng, mái tóc. “Ngôn”
là lời nói thốt ra phải nhẹ nhàng, đoan chính. Cách ứng xử, nói năng
của người con gái thể hiện tính cách, con người họ. Một cô gái nói năng
lễ phép, dịu dàng là cô gái được giáo dục kỹ. “Hạnh”
là phẩm chất cuối cùng trong tứ đức để chỉ đạo đức của người phụ nữ.
Ngày xưa đó là sự mực thước, nghiêm trang trong dáng đứng, bước đi, là
sự thủy chung, yêu chồng, thương con, giàu lòng nhân ái. Chữ hạnh tương
đối rộng nhưng nhìn chung để chỉ cách cư xử hiểu đạo lý của người phụ
nữ.
Biết chăm lo, thu vén cho gia đình là đức tính quan trọng bạn cần dạy con. (Ảnh minh họa). |
Thời
gian trôi qua, xã hội nhiều biến đổi hơn, phụ nữ ngày nay cũng được
giải thoát ra khỏi những ràng buộc cũ, được tự do và giải phóng chính
mình. Tuy vậy, những quy định “tam tòng, tứ đức” không vì thế mất đi mà
cũng dần được thay đổi cho phù hợp với xu thế hiện đại. Quan
trọng là vậy nhưng thực tế là nhiều gia đình, trong hành trình dạy con
đã bỏ qua việc trang bị cho con một cách đầy đủ những phẩm chất này.
Chỉ cần “công” và “dung” là đủ?
Ngày nay, không ít gia đình quan niệm cần phải chăm
chút cho con học thật giỏi để sau này kiếm một công việc thật tốt là
được. Họ nghĩ dạy con như vậy là đã hoàn thành chữ “công”. Thế nhưng,
chính cách dạy con này khiến nhiều bé gái sau này lớn lên, ngoài việc
học ra không biết làm một việc gì, từ chuyện nhỏ trong gia đình như:
quét dọn, lau chùi nhà cửa đến việc nấu nướng bữa cơm gia đình, trang
trí nhà cửa… Sự bảo bọc, chiều chuộng và quan niệm dạy con sai lầm của
cha mẹ khiến trẻ ỷ lại. Đúng
là khi xã hội biến đổi thì quan niện nhiều người cũng thay đổi. Ngày
xưa, chữ “dung” được đề cao 1 thì ngày nay, với phái nữ, chuyện gìn giữ
sắc đẹp, chăm chút bản thân được chú ý tới 10. Chữ “công” cũng chỉ đơn
thuần là tìm được công việc ổn định, thu nhập khá. Quan điểm này cũng dễ
hiểu bởi kinh tế phát triển hơn, nhiều gia đình ngày nay thường có
người giúp việc và trẻ không phải làm việc gì ngoài chuyện học hành.
Quan điểm nuôi dạy con của mỗi nhà cũng khác nhau. Với những gia đình
này, “công, dung, ngôn, hạnh” vẫn là những bài học cần trang bị cho con –
ngay khi trẻ còn nhỏ.
“Dạy con từ thuở còn thơ”
Trẻ còn nhỏ như một cành cây non, mềm và dễ uốn nắn.
Những bài học từ cha mẹ sẽ giúp hình thành nên tính cách, phẩm chất con
người của trẻ sau này. Để
dạy con chữ “công” trọn vẹn, cha mẹ cần định hướng rõ ngoài việc xác
định mục tiêu rõ ràng về công việc trong cuộc sống, trẻ còn cần biết tự
quản lý cuộc sống của mình. Cha mẹ cần dạy trẻ tự lập qua những công
việc của cá nhân. Công việc nhà cũng cần sự tham gia của trẻ dù rằng trẻ
chỉ có thể là được những việc đơn giản, tùy theo lứa tuổi. Dạy
trẻ ý thức được tầm quan trọng của hình thức bên ngoài. Những bài học
thưa gửi, nói chuyện với người lớn cũng nên được cha mẹ hướng dẫn dần
cho trẻ. Khi trẻ lớn dần hơn, những bài học sẽ dần mở rộng hơn về cách
giao tiếp, ứng xử theo những mối quan hệ của trẻ. Đây chính là cha mẹ
đang trang bị cho trẻ những bài học về “dung”, “ngôn” và “hạnh”.
Theo Camnanggiadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét