Huyết áp cao là loại bệnh
không thể điều trị khỏi dứt điểm nhưng có thể kiểm soát được, duy trì tình
trạng ổn định lâu dài, ngăn ngừa các biến chứng để kéo dài tuổi thọ.
Làm sao để kiểm soát?
Để kiểm soát được bệnh cao huyết áp, điều quan trọng nhất nằm ở người bệnh. Bản thân người bệnh phải được trang bị những kiến thức y học tối thiểu về căn bệnh mình đang mắc để chủ động phòng tránh và đón nhận những bất trắc có thể xảy ra. Việc kết hợp tốt giữa người bệnh và bác sĩ cũng sẽ đem lại kết quả điều trị tốt.
Muốn kiểm soát và duy trì tình trạng huyết áp ổn định kéo dài, người bị cao huyết áp cần được điều trị liên tục, có thể nói là cả đời và bằng một kế hoạch điều trị đồng bộ, kết hợp cùng một lúc nhiều biện pháp khác nhau : Dùng thuốc hạ áp; chế độ dinh dưỡng; chế độ sinh họat; kế hoạch kiểm tra theo dõi định kỳ và phòng tránh các yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến tim mạch.
Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc hạ áp thích hợp với bệnh nhân ở liều duy trì. Thuốc được gọi là thích hợp khi người dùng có sự đáp ứng tốt, tình trạng huyết áp giữ được ổn định lâu dài, không có tác dụng phụ.
Tuy nhiên không chỉ dựa đơn thuần vào thuốc hạ áp để ổn định huyết áp mà phải lưu ý tránh các nếp sống sinh hoạt gây bất lợi cho bệnh nhân có huyết áp cao như sống quá tĩnh tại, ít vận động, căng thẳng thần kinh, tâm lý, thay đổi đột ngột khí hậu, hít khói thuốc (chủ động hoặc thụ động), rượu, trà, cà phê...
Có rất nhiều loại thuốc hạ áp với cơ chế tác động khác nhau nhưng sự đáp ứng ở mỗi cơ thể lại có thể khác nhau. Trong đó phải kể tới tác dụng phụ của thuốc cũng như các chống chỉ định của thuốc. Vì thế, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, và phải được sự theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị.
Việc chọn lựa thuốc hạ áp để sử dụng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh, các bệnh phối hợp, các biến chứng đã có, khả năng thích ứng của người bệnh đối với các tác dụng phụ của thuốc...
Việc chỉ định dùng loại thuốc nào trong số sáu nhóm thuốc hạ áp lớn phải được căn cứ trên tình hình cụ thể của mỗi người bệnh (thí dụ đối với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân vừa trải qua biến chứng nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có kèm suy tim, suy thận...).
Gần đây đã có nhiều khuyến cáo đối với việc tránh chỉ định sử dụng thuốc Adalat đặt dưới lưỡi nhằm hạ nhanh chỉ số huyết áp, do có thể dẫn tới tình trạng tụt áp không kiểm soát được.
Coi chừng đứt mạch máu não
Nhìn chung, khi huyết áp càng cao, nhất là con số tối thiểu thì bệnh càng nặng.
Số huyết áp đo được chia ra làm ba mức độ:
- Độ 1: 140-159/90-99 mmHg;
- Độ 2: 160-179/100-109 mmHg;
- Độ 3: Trên 180/110 mmHg.
Tuy nhiên, bệnh trạng nặng nhẹ, nguy cơ tai biến không đơn thuần dựa vào số đo huyết áp mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.
Hơn ai hết, người bị cao huyết áp cần nắm được các dấu hiệu báo động nguy cơ tai biến để nhanh chóng có phương án chữa trị.
Một số dấu hiệu sau cần được phát hiện sớm, nếu không sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề :
- Đau đầu vùng đỉnh chẩm, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng;
- Khó nói (líu giọng, nói ngọng), khó nuốt;
- Cảm giác suy yếu cơ lực nửa người bên phải hoặc trái, hoặc chi trên hay dưới cùng bên (cầm vật dụng không chắc để rơi đũa, bát...);
- Cảm giác như bị kim châm, kiến đốt các đầu chi hoặc bên nửa người và lú lẫn...
Thông thường, các triệu chứng và dấu hiệu này thường xuất hiện trước vài giờ đến vài ngày trước khi xảy ra tai biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu được can thiệp đúng cách ngay ở giai đoạn này (không đợi đến khi liệt hoặc hôn mê) thì khả năng ngăn chặn tai biến lên tới 70%-80%.
Theo dõi chỉ số huyết áp cũng là cách để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Khoảng cách giữa số đo huyết áp tối đa và số đo huyết áp tối thiểu gọi là huyết áp hiệu số. ở người bình thường, huyết áp hiệu số bằng 40 mmHg-60 mmHg.
Có một thời gian, khi huyết áp hiệu số nhỏ hơn hay bằng 30 mmHg, các nhà y tế gọi đó là huyết áp kẹt và coi là tình trạng nguy hiểm do máu khó lưu thông trong mạch máu.
Tuy nhiên, gần đây, người ta không còn nhắc đến khái niệm huyết áp kẹt nữa, song vẫn khuyến cáo người bệnh luôn phải nắm rõ chỉ số huyết áp của mình để thông báo cho bác sĩ điều trị những khi thấy bất thường.
BS Nguyễn Thiết
Làm sao để kiểm soát?
Để kiểm soát được bệnh cao huyết áp, điều quan trọng nhất nằm ở người bệnh. Bản thân người bệnh phải được trang bị những kiến thức y học tối thiểu về căn bệnh mình đang mắc để chủ động phòng tránh và đón nhận những bất trắc có thể xảy ra. Việc kết hợp tốt giữa người bệnh và bác sĩ cũng sẽ đem lại kết quả điều trị tốt.
Muốn kiểm soát và duy trì tình trạng huyết áp ổn định kéo dài, người bị cao huyết áp cần được điều trị liên tục, có thể nói là cả đời và bằng một kế hoạch điều trị đồng bộ, kết hợp cùng một lúc nhiều biện pháp khác nhau : Dùng thuốc hạ áp; chế độ dinh dưỡng; chế độ sinh họat; kế hoạch kiểm tra theo dõi định kỳ và phòng tránh các yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến tim mạch.
Thông thường, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc hạ áp thích hợp với bệnh nhân ở liều duy trì. Thuốc được gọi là thích hợp khi người dùng có sự đáp ứng tốt, tình trạng huyết áp giữ được ổn định lâu dài, không có tác dụng phụ.
Tuy nhiên không chỉ dựa đơn thuần vào thuốc hạ áp để ổn định huyết áp mà phải lưu ý tránh các nếp sống sinh hoạt gây bất lợi cho bệnh nhân có huyết áp cao như sống quá tĩnh tại, ít vận động, căng thẳng thần kinh, tâm lý, thay đổi đột ngột khí hậu, hít khói thuốc (chủ động hoặc thụ động), rượu, trà, cà phê...
Có rất nhiều loại thuốc hạ áp với cơ chế tác động khác nhau nhưng sự đáp ứng ở mỗi cơ thể lại có thể khác nhau. Trong đó phải kể tới tác dụng phụ của thuốc cũng như các chống chỉ định của thuốc. Vì thế, việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng, và phải được sự theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị.
Việc chọn lựa thuốc hạ áp để sử dụng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh, các bệnh phối hợp, các biến chứng đã có, khả năng thích ứng của người bệnh đối với các tác dụng phụ của thuốc...
Việc chỉ định dùng loại thuốc nào trong số sáu nhóm thuốc hạ áp lớn phải được căn cứ trên tình hình cụ thể của mỗi người bệnh (thí dụ đối với bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân vừa trải qua biến chứng nhồi máu cơ tim, bệnh nhân có kèm suy tim, suy thận...).
Gần đây đã có nhiều khuyến cáo đối với việc tránh chỉ định sử dụng thuốc Adalat đặt dưới lưỡi nhằm hạ nhanh chỉ số huyết áp, do có thể dẫn tới tình trạng tụt áp không kiểm soát được.
Coi chừng đứt mạch máu não
Nhìn chung, khi huyết áp càng cao, nhất là con số tối thiểu thì bệnh càng nặng.
Số huyết áp đo được chia ra làm ba mức độ:
- Độ 1: 140-159/90-99 mmHg;
- Độ 2: 160-179/100-109 mmHg;
- Độ 3: Trên 180/110 mmHg.
Tuy nhiên, bệnh trạng nặng nhẹ, nguy cơ tai biến không đơn thuần dựa vào số đo huyết áp mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.
Hơn ai hết, người bị cao huyết áp cần nắm được các dấu hiệu báo động nguy cơ tai biến để nhanh chóng có phương án chữa trị.
Một số dấu hiệu sau cần được phát hiện sớm, nếu không sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề :
- Đau đầu vùng đỉnh chẩm, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng;
- Khó nói (líu giọng, nói ngọng), khó nuốt;
- Cảm giác suy yếu cơ lực nửa người bên phải hoặc trái, hoặc chi trên hay dưới cùng bên (cầm vật dụng không chắc để rơi đũa, bát...);
- Cảm giác như bị kim châm, kiến đốt các đầu chi hoặc bên nửa người và lú lẫn...
Thông thường, các triệu chứng và dấu hiệu này thường xuất hiện trước vài giờ đến vài ngày trước khi xảy ra tai biến. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu được can thiệp đúng cách ngay ở giai đoạn này (không đợi đến khi liệt hoặc hôn mê) thì khả năng ngăn chặn tai biến lên tới 70%-80%.
Theo dõi chỉ số huyết áp cũng là cách để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Khoảng cách giữa số đo huyết áp tối đa và số đo huyết áp tối thiểu gọi là huyết áp hiệu số. ở người bình thường, huyết áp hiệu số bằng 40 mmHg-60 mmHg.
Có một thời gian, khi huyết áp hiệu số nhỏ hơn hay bằng 30 mmHg, các nhà y tế gọi đó là huyết áp kẹt và coi là tình trạng nguy hiểm do máu khó lưu thông trong mạch máu.
Tuy nhiên, gần đây, người ta không còn nhắc đến khái niệm huyết áp kẹt nữa, song vẫn khuyến cáo người bệnh luôn phải nắm rõ chỉ số huyết áp của mình để thông báo cho bác sĩ điều trị những khi thấy bất thường.
BS Nguyễn Thiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét